Đọc báo dùm bạnLướt web

Aerochromics: Áo đổi màu khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Aerochromics: Áo đổi màu khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Nhà thiết kế Nikolas Bentel ở Newyork vừa phát triển thành công một loại áo có hoa văn biến đổi tương ứng với mức độ ô nhiễm của không khí hay phóng xạ trong môi trường.

Bộ sưu tập Aerochromics gồm 3 mẫu áo vải cotton được in hoa văn bằng một loại thuốc nhuộm đổi màu mà Bentel khẳng định rằng chưa từng được ứng dụng trên các sản phẩm may mặc.

image001

Hoa văn trên mỗi sản phẩm lấy cảm hứng cũng như được đặt tên dựa trên chất gây ô nhiễm mà nó phản ứng lại, bao gồm: carbon monoxide (CO), particle pollution (ô nhiễm phân tử) và radioactivity (phóng xạ).

image002

Ông Bentel cho biết: “Cá nhân tôi luôn quan tâm tới vấn đề ô nhiễm và hiện tượng trái đất nóng lên. Rất nhiều nghiên cứu của tôi là những thiết kế dành cho xã hội.”

“Tính khoa học trong những mẫu vải này đã từng tồn tại và dễ tìm nhưng việc đưa nó vào ngành thời trang ứng dụng là chưa có tiền lệ.”

image003

Chiếc áo Carbon Monoxide có chức năng tương tự như một máy dò carbon monoxide (thiết bị gồm một tấm màn sẽ chuyển thành đen khi không khí có chứa carbon monoxide và trở lại bình thường khi không khí ở mức ổn định).

Khi carbon monoxide tiếp xúc với áo, một lượng khí bị ôxi hoá bởi muối hoá học trong thuốc nhuộm, quá trình phản ứng xảy ra biến nó thành màu trắng khi mất đi các nguyên tử ôxi. Khi carbon monoxide không còn trong không khí, các muối hoá học khác làm từ kim loại sẽ hấp thụ lại ôxi trong không khí, trả màu nhuộm lại trạng thái hoá học ban đầu với một màu đen phủ kín.

image004

Mẫu áo Particle Pollution đổi màu thông qua loại thuốc nhuộm phản ứng nhiệt. Nó có gắn 2 bộ phận cảm biến nhỏ, 1 phía trước và 1 phía sau áo.

Khi chiếc áo tiếp xúc với những ô nhiễm dạng hạt như bụi, bồ hóng hay khói, nút cảm biến sẽ gửi báo động đến bộ điều khiển đính trong cổ áo. Mỗi chấm tròn trên vải gắn với bộ cảm biến nhiệt, khi nóng lên, thuốc nhuộm sẽ đổi màu.

image005

Thuốc nhuộm trên mẫu áo Radioactivity đổi từ màu đen sang trắng dựa trên tác động của các tia gamma và bức xạ điện tử. Khi mức tiếp xúc tăng, hoa văn sẽ ngày càng trở nên tối màu và một khi bức xạ vượt mức giới hạn, chiếc áo sẽ chẳng trở về màu đen ban đầu được nữa.

image006

Bentel không phải là nhà thiết kế đầu tiên tạo nên các bộ trang phục phản hồi về môi trường. Hai giáo sư về kĩ thuật tại Đại học bang California đã tạo nên một bộ bikini hấp thụ ô nhiễm từ biển, một nhóm thiết kế khác đến từ Hà Lan thì phát triển quần áo có thể lọc sạch không khí ô nhiễm xung quanh người mặc, ngoài ra, hai nhà thiết kế Studio Roosegaarde và Anouk Wipprecht đã hết sức táo bạo khi công bố bộ quần áo sẽ trở nên trong suốt nếu nhịp tim của người mặc tăng cao.

dezeen/minhtam/designs.vn

Bài liên quan

Back to top button