Đọc báo dùm bạnLướt web

Bạn đã sẵn sàng chụp ảnh chân dung ngoài trời chưa?

Bạn đã sẵn sàng chụp ảnh chân dung ngoài trời chưa?

Ánh sáng là một khái niệm quan trọng nhất trong nhiếp ảnh, vì vậy ta có thể giả định rằng bức chân dung ngoài trời sẽ cần phải có thêm một chút ánh sáng cho sự phong phú của cái đẹp và cho sự tươi tắn của thiên nhiên. Chụp ảnh ngoài trời đòi hỏi một quá trình tư duy hoàn toàn mới, đặc biệt, là liên quan tới ánh sáng. Sau đây là một vài lời khuyên cơ bản giúp bạn có thể cải thiện được những bức ảnh chụp chân dung ngoài trời.

Luôn chú ý đến đôi mắt.

image001

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn và nó là tâm điểm của bất kỳ bức ảnh đẹp nào. Mắt là phần quan trọng nhất của một bức chân dung nhưng nó cũng là yếu tố mạnh nhất trên khuôn mặt bạn. Khi bạn chụp ảnh có giá trị khẩu độ rộng tập trung vào đôi mắt, bokeh của ống kính sẽ giúp làn da của bạn trông thật mềm và mịn.

image002

Không bao giờ được để độ dài tiêu cự dưới 50mm.

image003

Chẳng lẽ điều cuối cùng bạn muốn nghe từ một khách hàng là “Tại sao đầu tôi trông sưng lên?”. Bất kỳ độ dài tiêu cự nào dưới 70mm có thể làm sai lệch ảnh chụp của bạn, tuy nhiên sự thay đổi sẽ không đáng chú ý cho đến khi tiêu cự của bạn dưới 50 mm. Ngoài ra, hiệu quả nén của một ống kính tele sẽ làm tăng độ mờ của bokeh.

Chụp ảnh ngược sáng.

image004

Mặc dù đèn flash thường được xem là một công cụ dành cho các tình huống với ánh sáng yếu, nhưng nó cũng có thể được sử dụng một cách hiệu quả để tạo ra bóng đổ nhờ tập trung ánh sáng vào một điểm. Nó rất dễ sử dụng – bạn chỉ cần lấy thông số điểm phơi ở trên phần nền và đèn flash tự động của bạn sẽ làm phần còn lại. Có những lúc bạn phải sử dụng flash exposure compensation để điều chỉnh cường độ đèn flash trừ trường hợp camera của bạn có khả năng bù sáng tự động. Với một cái nhìn thoáng qua trên màn hình LCD, bạn có thể đánh giá độ sáng của đèn flash phòng trường hợp đối tượng chụp bị trắng xóa, bằng cách sử dụng biểu đồ để kiểm tra độ phơi sáng trên ảnh, hoặc báo hiệu hình ảnh nhận được quá nhiều ánh sáng nhờ vào tín hiệu trắng nhấp nháy. Đừng quá lo lắng về việc liệu các biểu đồ có cho thấy một kết quả hoàn hảo hay không, đôi khi việc mất chi tiết có thể loại bỏ những gì không cần thiết giúp trọng tâm bức ảnh được chú ý nhiều hơn.

image005

Bối cảnh.

Little girl against colorful Autumn tree
Little girl against colorful Autumn tree

Bạn hãy là người kiểm soát nhận thức của người xem! Hãy chắc chắn rằng người xem không chú ý quá nhiều đến chi tiết không quan trọng, bằng cách làm mờ phần nền dư thừa ra. Mặc dù thế, nó vẫn khá là tuyệt vời nếu bạn có thể để lại một số hình dáng của cây, bãi cỏ, bụi cây hoặc những thứ tương tự, miễn nó không chiếm lấy hoặc làm mờ đi khuôn mặt trong bức ảnh. Một máy ảnh với độ mở rộng cao cùng một ống kính tele hoặc ống kính cố định dài, chẳng hạn như Canon 135mm f/2 L sẽ xử lý được các tính huống trên. Và cuối cùng, nên chú ý đến môi trường xung quanh và chắc chắn rằng không có gì trong phông nền làm xao nhãng bức ảnh.

image007

Những ngày u ám!

Khi bạn đang chụp vào một ngày u ám, cân bằng độ trắng là một việc rất cần thiết . Mỗi ngày đều có sự khác nhau hoàn toàn về màu sắc, và màu sắc phụ thuộc vào hai điều. Thứ nhất, thời gian trong ngày, đây là cách hầu hết mọi người hiểu về cân bằng trắng và cái cách mà nó thay đổi trong suốt cả ngày. Thứ hai, bạn phải tính toán đến tất cả những vật cản mà ánh sáng đi qua trước khi nó chạm vào mục tiêu chụp của bạn. Bụi bẩn làm thay đổi màu sắc của ánh sáng từ giây phút này sang giây phút khác ngay cả khi đôi mắt của bạn không nhìn thấy, nhưng nó lại hiện rõ trên ảnh. Vào những ngày nhiều mây, các hạt bụi bẩn di chuyển xung quanh trên bầu trời bằng các giọt nước li ti xuất hiện như những lăng kính. Bây giờ, những tia nắng của bạn sẽ đi qua các lăng kính và phản chiếu các hạt bụi bẩn vào hướng vô hạn. Vì thế, đừng quên cân bằng trắng với các tấm carboard màu sắc hay tấm cardboard màu xám của Kodak nhé!

image008

MEDIANOVAK/HOANGLONG/DESIGNS.VN

Bài liên quan

Back to top button