Lướt webThường thức gia đình

Họa diệt vong khi kháng sinh “bó tay” trước vi khuẩn

Họa diệt vong khi kháng sinh “bó tay” trước vi khuẩn
Mẫn Di – LA Times

(Dân Việt) Tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, việc tự tiện mua kháng sinh và uống không theo phác đồ điều trị đã trở nên quen thuộc, đầu tiên dẫn tới nhờn thuốc và sau đó là xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng mạnh.

image001

Bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm

Đây sẽ là thảm họa cho loài người nếu như tốc độ tiến hóa kháng kháng sinh của vi khuẩn vượt qua tiến bộ của ngành y khoa.

Hôm 18.5 vừa rồi, Viện Nghiên cứu Walter Reed Army đã phân tích bệnh phẩm vi khuẩn Escherichia coli từ một phụ nữ 49 tuổi tại Pennsylvania bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không thuyên giảm sau khi uống kháng sinh. Điều mà nhà vi sinh vật Patrick McGann lo ngại nhất đã xảy ra: trong DNA của vi khuẩn xuất hiện một gen mcr-1, khiến mầm bệnh miễn dịch với kháng sinh.

Đáng lo ngại hơn, gen này nằm trên plasmid, vòng lặp di động dễ phân giải và gắn vào vi khuẩn khác, hay biến thành dạng khác và nhân rộng khả năng kháng thuốc.

image003

Đây là điều mà các quan chức y tế công cộng dự đoán trong nhiều năm. Các vi khuẩn phát triển rất nhanh để né tránh tác dụng thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Loại thuốc có tác dụng rộng rãi và được coi như bức tường thành chắc chắn nhất là colistin cũng bị vô hiệu.

Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc với nhiều bệnh phẩm khác để xác định xem chúng có chứa gen nằm trên plasmid dễ gãy khác không.

Thời hoàng kim của kháng sinh dường như sáp kết thúc, do các yếu tố xã hội, kinh tế và y tế. Trong nhiều thập kỷ, các thuốc này đã đợc sử dụng rộng rãi chữa nhiễm trùng và tổn thương. Lúc này, các vi khuẩn bắt đầu mạnh lên và chống lại.

image005

Các loại kháng sinh và tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc

 William P.Hanage, nhà dịch tễ học từ ĐH Harvard nhận định rằng thảm họa sẽ không tới trong nháy mắt, do các bệnh viện vẫn kiểm soát dịch tễ rất tốt. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo  càng ngày càng có nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh và sẽ có rất nhiều người tử vong.

Nhà vi khuẩn học Anh, Alexander Fleming phát hiện ra penicilin có tác dụng tiêu diệt tụ cầu, tác nhân gây viêm phổi, nhiễm trùng da và ngộ độc thực phẩm. Sau đó, penicillin được sản xuất hàng loạt, đủ để dự trữ cho tới “ngày tận thế”.

Từ lúc ấy, đã có hơn 100 hợp chất kháng sinh ra đời. Ngay sau khi đươc sử dụng, giới khoa học đã nhận thấy vi khuẩn bắt đầu phát triển đề kháng. Chúng sinh sản, cạnh tranh và phát triển ngay trong cơ thể sống. Kháng sinh chỉ là một chướng ngại để lọc ra thành phần sống dai nhất.  Con người đã đẩy nhanh quá trình này bằng cách dùng kháng sinh bừa bãi cho cả người lẫn gia súc, tạo điều kiện “huấn luyện” cho các chủng kháng thuốc xuất hiện.

image007

Mãi tới gần đây, việc sử dụng kháng sinh và sự tiến hóa của vi khuẩn mới được xem xét nghiêm túc. Nhưng có vẻ đã muộn. Mỗi năm, tính riêng tại Mỹ có tới 2 triệu người nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, và 23.000 người tử vong. Khi các loại thuốc như tetracycline, erythromycin và vancomycin đã mất tác dụng từ lâu, còn colistin đang chật vật chống lại Salmonella, Klebsiella và E.Coli. Tuy nhiên, colistin rất hại thận và đã được ngưng sử dụng từ 1970 . Nhưng giờ, có quá nhiều “bức tường” đã bị vượt qua và colistin trở thành niềm hy vọng duy nhất cho các bệnh nhân tuyêt vọng.

Sự âm thầm phát triển không rõ ràng như Ebola làm người ta chết ngay trên đường phố, hay gây dị tật não như Zika, cũng không rình rang trên báo chí. Chỉ 30% người Mỹ được khảo sát cho rằng kháng kháng sinh là vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng.

Trong khi đó, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới đang cảnh báo rằng bệnh lậu sẽ sớm không thể chữa được vì chúng càng ngày càng đề kháng mạnh với ceftriaxone. Bệnh lao cũng đang dần mạnh lên ở hơn 100 quốc gia, và các bác sĩ đang dần bối rối khi khuẩn đường ruột giờ có thể lấy mạng bệnh nhân.

image009

Vấn đề không chỉ nằm ở điều trị nhiễm khuẩn, mà các ca phẫu thuật phổ biến như thay khớp, ghép tạng…đều tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập khi thuốc sát trùng không còn tác dụng. Đây là cuộc chạy đua vô tận. Nếu như loài người luôn tìm được thuốc thay thế thì không có gì phải lo lắng. Nhưng từ năm 1987 tới nay có rất ít thuốc mới xuất hiện và chưa có đột phá nào.

Nguyên do còn nằm ở kinh tế. Kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng để được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt lên tới hàng triệu USD, và họ nhắm vào các loại thuốc khác thu hút hơn như giảm lượng cholesteron, một thị trường được coi là khá “rẻ tiền”. Do chính phủkhông có chính sách khuyến khích đầu tư vào kháng sinh nên họ dường như không muốn mạo hiểm.

image011

Các phương án khác đang được thực hiện như NIAID (Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ) đang tài trợ cho các nghiên cứu về nhiễm trùng và nhắc nhở việc sử dụng kháng sinh  có chừng mực tại các bệnh viện. Các vaccine mới ngừa nhiễm trùng đang được phát triển, khi ý tưởng dĩ độc trị độc bị bỏ qua hồi những năm 1930 đang được xem xét lại.

Bệnh nhân nữ nhiễm E.Coli ở Pennsylvania trên đã hồi phục nhờ sử dụng colistin và các loại thuốc khác. Những người khác không may mắn như vậy. Những người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh có tỷ lệ tử vong cao gấp 2 lần người thường.

Các chuyên gia khẳng định việc mcr-1 được nhân rộng trên các chủng vi khuẩn khác chỉ là vấn đề thời gian. Kể từ khi xuất hiện lần đầu hồi 11.2015 tại Trung Quốc, nó đã lan sang người, động vật, thực phẩm trên khắp các châu lục.

Chủ tịch Trung tâm Y tế vì lợi ích công cộng, cựu thành viên FDA nói: “Ngày tận thế sẽ ập tới bất chợt. Thật là đại họa nếu như tới một ngày chúng ta thấy xác người la liệt trên phố”.

Sưu tầm từ Internet

Bài liên quan

Back to top button