Đọc báo dùm bạnLướt web

Phương tiện di chuyển của người Việt xưa | Phần 2

Có sự phân biệt rõ ràng giữa cyclo Sài Gòn và cyclo Hà Nội. Trong khi cyclo Sài Gòn chỉ ngồi được một người (nếu cần có thể “nhét” thêm một khách nữa) thì cyclo Hà Nội có thể chở được hai người ngồi một cách thoải mái.

Cyclo Sài Gòn là phương tiện chuyên chở bình dân nên trông cũ kỹ với mui xe, hai bên hông và phía trước được che bằng vải bạt khi trời mưa… trong khi cyclo Hà Nội sinh sau đẻ muộn nên được o bế một cách diêm dúa, mui xe làm như cái lọng của vua chúa… thường được dùng để phục vụ khách du lịch

image001Cyclo Hà Nội

Theo sự tiến bộ của khoa học, chiếc cyclo máy được ra đời vào đầu thập niên 1960. Những người đến Sài Gòn lần đầu tiên đều rất thích thú được ngồi trên phương tiện chuyên chở độc đáo này để ngắm nhìn đường phố. Cyclo máy chạy nhanh hơn cyclo đạp và người điều khiển thường là những thanh niên khỏe mạnh trong khi cyclo đạp thường do những người nhiều tuổi hơn điều khiển.

Cyclo máy được lắp ráp ngay tại miền Nam, với những phụ tùng, linh kiện nhập cảng từ Pháp: động cơ cuả hãng xe mô tô Peugeot, loại 125 phân khối, dùng xăng pha nhớt. Đây là loại động cơ 2 thì nên khi nổ máy khói phun mịt mù, tiếng máy của xe cũng thuộc loại gây “ô nhiễm tiếng ồn”.

image002Cyclo máy Sài Gòn

Cyclo máy ra đời vào thời kỳ chiến tranh leo thang với sự xuất hiện của quân đội đồng minh, nhất là lính Mỹ rất thích phương tiện chuyên chở này. Có người nước ngoài còn nói đi cyclo máy Sài Gòn còn thú vị hơn ngồi xe hơi mui trần “convertible”.

Một anh lính Mỹ viết thư về nhà mô tả chiếc cyclo máy, đại khái như “một con quái vật há mồm, hùng hổ trên đường”… “ngồi cyclo máy tựa như phi thuyền phóng lên mặt trăng”… Tuy nhiên, họ cũng nhìn thấy sự nguy hiểm rình rập khi ngồi trên chiếc cyclo máy chạy nhanh, nếu tai nạn xảy ra, hành khách là người bị nặng nhất còn người lái xe ngồi ở mãi phía sau.

image003Lính Mỹ trên chiếc cyclo máy

image004“Siêu” cyclo

image005Xe Lam

Sang đến thời kỳ “văn minh xe máy”, ban đầu Sài Gòn xuất hiện cyclo máy với 2 bánh phía trước và một bánh phía sau rồi dần dà chuyển sang loại xe ba bánh ngược lại với cyclo và cyclo máy, một bánh trước và hai bánh sau, được gọi là xe lam.

Xe lam là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới bình dân. Đây là loại xe có cấu trúc tương tự như xe “tuktuk” hiện còn đang được sử dụng tại các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh… Người ta giải thích cái tên “tuktuk” là do tiếng nổ của động cơ khi chạy trên đường.

image005Xe Tuktuk tại Thái Lan

Tại miền Nam, thuật ngữ “xe lam” có xuất xứ từ Lambretta và Lambro là nhãn hiệu xe của nhà sản xuất “Innocenti do Ferdinando Innocenti” sáng lập tại Ý từ năm 1920. Ngoài xe hơi, Innocenti còn sản xuất loại xe hai bánh mang nhãn hiệu Lambretta trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1971. Năm 1996 Innocenti nhập vào hãng xe Fiat và chấm dứt các dòng sản phẩm riêng.

image006Lambretta và Vespa trên đường phố Sài Gòn

Ngoài xe 2 bánh Lambretta, Innocenti còn sản xuất động cơ cho loại xe 3 bánh như ta thấy xuất hiện trên đường phố Sài Gòn xưa. Đó là các dòng xe Lambretta FD với dung tích xy lanh 123 hoặc 150 cc và FLI cải tiến với 175 cc, sau đó là Lambro 200, Lambro 550 đều có dung tích 198 cc.

image007Bến xe lam tại Quảng Lợi, Bình Long

image008Xe Lambro 550 tại chợ Bến Thành

Hãng Vespa cũng sản xuất loại xe 3 bánh và Sài Gòn đã nhập một số xe Vespa 3 bánh có hình dáng và cấu trúc giống Lambretta và Lambro. Với số lượng ít ỏi hơn, Vespa 3 bánh cũng được gọi chung là xe lam. Chúng tôi sưu tầm được một tấm hình xe Vespa 3 bánh thuộc loại “cổ lỗ sĩ” nằm trong một tiệm chuyên sửa và sơn xe… Lambretta:

image009Xe Vespa 3 bánh

Vespa là thương hiệu nổi tiếng của hãng Piaggio, Ý, được ra đời từ sau Thế chiến thứ hai với của dòng sản phẩm xe gắn máy yên thấp, bánh nhỏ còn gọi là xe scooter. Rinaldo Piaggio (1864-1938) thành lập Công ty Piaggio tại Genoa năm 1884 với chức năng ban đầu chuyên sản xuất các trang thiết bị cho tàu thuỷ, tàu hỏa và máy bay.

Đến năm 1946, những chiếc xe scooter đầu tiên mang nhãn hiệu Vespa được thiết kế bởi kỹ sư Corradino D’Ascanio, ông tạo kiểu dáng khung xe vuốt tròn và tiếng máy nổ khác biệt: “Sembra una vespa!” (Nó cứ như con ong ấy). Vespa tiếng Ý là con ong và thương hiệu Vespa ra đời từ đó.

Vespa ba bánh sử dụng động cơ của xe scooter Vespa có dung tích lớn hơn và Sài Gòn có thêm xe lam mang nhãn hiệu Vespa bên cạnh xe Lambretta và Lambro.

image010Vespa 3 bánh thời hoàng kim

Các dòng xe lam lần lượt được nhập vào miền Nam để thay thế xe thổ mộ, hay còn gọi là xe ngựa. Đặc biệt loại xe lam khi nhập không ở dạng “đóng thùng”, việc đóng thùng xe được thực hiện tại Sài Gòn. Theo thống kê, trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có gần một nửa (khoảng 17.000 chiếc) được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ VNCH đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hoá” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những lao động cần việc làm và cũng để cải thiện đời sống giới thợ thuyền, phát triển hạ tầng cơ sở vận tải … Và đó là cơ hội để xe lam thâm nhập vào thị trường miền Nam.

Ngoài việc “hữu sản hóa” xe taxi sơn màu vàng trên mui và xanh dưới thân, một số người thuộc giới tài xế xe lam cũng là những đối tượng của chương trình hữu sản hóa, trong số đó có không ít người từ xà ích xe ngựa trở thành tài xế xe lam. Họ ký kết những hợp đồng trả góp để có thể làm chủ một chiếc xe lam ngày ngày chạy trên đường phố kiếm cơm.

image011Xe lam và xe taxi trên đường phố Sài Gòn

Giá chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng vàng hồi đó còn rẻ chứ không “leo thang” như ngày nay. Có tài xế xe lam còn khoe:

“Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”.

Nói vậy có lẽ hơi quá, nghề nào cũng có những gian nan, khổ cực của nó, nhưng câu nói đó cho thấy nghề tài xe lam thời hoàng kim là một trong những nghề “hot”…

Đặc điểm của xe lam là tính “cơ động”, hành khách có thể lên xuống xe tại bất cứ chỗ nào dọc theo tuyến mà không cần trạm lên xuống như xe buýt. Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh leo thang, xe lam cũng là phương tiện “chạy giặc” hữu hiệu vì gọn nhẹ lại chở được nhiều đồ đạc như bức hình dưới đây:

image012Xe lam “chạy giặc”

1 2Trang sau

Bài liên quan

Back to top button