Đọc báo dùm bạnLướt web

Vibeat: thiết kế độc đáo dành cho người khiếm thính

Vibeat: thiết kế độc đáo dành cho người khiếm thính

Liron Gino, một nhà thiết kế từng theo học tại Học viện Nghệ thuật Bezalel, vừa ra mắt thiết bị trông giống như một loại trang sức giúp người khiếm thính có cơ hội trải nghiệm âm nhạc nhờ vào hệ thống rung.

Vibeat là sản phẩm thay thế cho tai nghe, nó bao gồm một vòng cổ, một vòng đeo tay và pin tích hợp trong hai mô-đun tròn đính kèm.

image001

Nhiều bộ phận được kết hợp cùng nhau để tạo nên một “hệ thống chuyển đổi giác quan”, biến những tiết tấu thành chuyển động rung. Những đơn vị khác nhau trong bộ sản phẩm sẽ tiếp thu và phản hồi âm thanh ở các mức thấp và cao. Điều này cho phép người dùng trải nghiệm những bài hát bằng xúc giác.

image002

Gino cho biết: “Âm nhạc là cách thức giao tiếp sâu sắc và nguyên sơ nhất của con người, khả năng truyền tải và biểu lộ cảm xúc biến nó trở thành một “công cụ” vô giá. Thế nhưng làm thế nào để cộng đồng người khiếm thính có được trải nghiệm đó mà không cần phải thực sự nghe thấy nó?”

image003

Sản phẩm được kết nối với nguồn nhạc thông qua Bluetooth. Các động cơ bên trong sẽ phản hồi với các tần số âm thanh bằng các nhịp độ rung khác nhau.

image004

Các bộ phận hình tròn như đĩa của Vibeat có thể tháo rời và đính kèm linh hoạt với các dây đeo trong bộ sản phẩm cho phép người dùng quyết định vị trí để đặt thiết bị trên cơ thể. Họ cũng có thể chia sẻ trải nghiệm này cùng với người khác.

image005

Gino phát triển dự án này bằng các nghiên cứu về người điếc hoàn toàn hoặc khả năng nghe hạn chế. Cô ấy cũng chọn những đối tượng “có nhiều hình thức kết nối với âm nhạc”, trong đó có một DJ của câu lạc bộ.

image006

Rất nhiều nhà thiết kế đã quan tâm hơn về nhu cầu cá nhân của người khuyết tật. Bộ đôi Ross Atkins và Jonathan Scott đã thiết kế một hệ thống thông minh trên đường có thể phát hiện ra các thiết bị điện tử của người dùng khuyết tật (những ai đã đăng kí tài khoản kết nối trước đó) và điều chỉnh dựa trên yêu cầu của họ.

Dự án bao gồm: đèn đường có thể điều chỉnh độ sáng, tín hiệu qua đường kéo dài giới hạn thời gian và biển chỉ đường thông minh có thể sáng lên và đọc thông báo – sẵn sàng phục vụ bất cứ lúc nào theo yêu cầu của người dùng.

Ngoài ra còn có thiết kế của Simon Kinneir: một chiếc bình nghiêng về phía trước khi nó đầy nước và một nhóm nhà thiết kế người Mỹ làm việc cho thương hiệu đồng hồ Eone với đồng hồ xúc giác cho phép người dùng chỉ cần chạm vào là có thể biết thời gian chính xác, sản phẩm thiết thực này nhanh chóng trở thành mặt hàng bán chạy nhất của hãng (bestseller).

dezeen/minhtam/designs.vn

Bài liên quan

Back to top button