Đọc báo dùm bạnLướt web

Vintage và Retro có giống nhau?

Việc sử dụng màu sắc cũng được phân chia theo từng giai đoạn, màu xanh lá cây, hồng nhạt và vàng nhạt gợi nhớ đến thời kỳ những năm 1930, 1940.

Màu đỏ tươi, sọc, xanh đen hoặc chấm polka gợi nhớ đến những năm 1950. Màu đất kết hợp họa tiết hoa văn lớn của thập niên 1960 và 1970.

image009

Phòng ngủ  Vintage với những đồ dùng đã phai màu

image010

Quán cafe sâu lắng với tone màu nâu đầy chất hoài cổ
với cách tổ chức không gian mang tính hiện đại

Màu sắc theo phong cách Retro khác với phong cách Vintage, đầu tiên, đó là cá tính mạnh mẽ với những gam màu rực sáng, đậm, sử dụng đồ mới chứ không sử dụng đồ secondhand nhạt nhòa như Vintage. Retro là một sự phá cách với sự kết hợp những gam màu đậm hoặc gam màu ấm áp nhẹ dịu màu Pastel, những đồ dùng nội thất chuyên dùng sẽ có nét độc đáo, mạnh mẽ thể hiện những hình khối riêng.

image011

Phòng tắm Retro sang trọng với phần tường ốp đá cẩm thạch xanh và sàn gỗ.
Đồ đạc trong phòng nhiều kiểu dáng khác nhau tạo nên sự đa dạng và tiện nghi

Đồ dùng

Đồ nội thất phong cách Vintage mang dấu ấn thời gian, thường là những đồ dùng sử dụng lại để trang trí. Bạn có thể sử dụng những chiếc ghế sofa với gam màu trầm như be, xám, sử dụng những chiếc ghế với kiểu dáng truyền thống,…

Rèm cửa thường được sử dụng chất liệu vải cotton, vải voan, ren cách điệu hay vải in hoa li ti. Giấy dán tường và thảm trải sàn cũng là những chi tiết trang trí không thể thiếu trong nội thất Vintage. Những mẫu giấy dán tường được ưa chuộng trong phong cách này thường là những màu pastel tươi sáng như hồng nhạt, kem, be. Không gian nội thất Vintage thường sử dụng vật liệu lót sàn chính là sàn gỗ và thảm trải sàn, đây được xem là những nền tảng tốt tạo dựng nên phong cách Vintage hoàn hảo.

image012

Mảng tường độc đáo với sự sắp xếp các khung tranh, ảnh của gia đình và đồng hồ cũ

Đồ dùng nội thất Retro thường có hình khối nhất định, trơn, ít tiểu tiết, với kiểu cũ truyền thống tân cổ điển gọn gàng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển với nét hoài cổ nhưng phong cách này lại không quá xa hoa, rườm rà. Những đường nét, hình khối, màu sắc đã đủ để tạo nên một phong cách riêng biệt, ấn tượng. Tranh ảnh sử dụng trang trí thường là những bức tranh chủ đề đương đại, trừu tượng rõ rệt. Với mỗi bức tranh có thể là một chủ đề trừu tượng hay một ca sĩ nhóm nhạc Pop thịnh hành nhưng năm 50, 60 thế kỷ trước hoặc chủ đề mang những nét ấn tượng riêng.

image013

Đồ dùng trang trí của Retro cũng là những bức tranh nhỏ nhưng có thể là của một nhóm nhạc Pop hay một siêu sao huyền thoại nào đó những năm 50

Nhiếp ảnh

Trong nhiếp ảnh, Vintage và Retro đều là những từ để chỉ xu hướng chụp ảnh “cổ điển, lãng mạn”. Những bức ảnh theo phong cách này thường có màu sắc sai lệch, cũ và úa màu nhưng lại thu hút người xem ở chính những tông màu đó, tạo ra một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc và những kỷ niệm. Nói cách khác, ảnh theo phong cách Vintage và Retro sử dụng cảm xúc để truyền đạt thông tin hiệu quả hơn. Phong cách chụp ảnh Vintage và Retro đồng loạt tấn công khắp các thể loại ảnh, từ ảnh thời trang đến các album cưới và đặc biệt là những khoảnh khắc đời thường. Các tín đồ của phong cách này không ai khác ngoài các bạn trẻ vì nó mang lại phần không gian lạ lẫm mà quen thuộc, trở thành một xu hướng “hot” hiện nay.

image014

Những bức ảnh mang hơi hướng Vintage hay Retro có vẻ đẹp sâu lắng, yên bình lạ

image015

Sự biến đổi màu sắc theo chiều hướng “cổ- cũ” cũng sẽ đem lại sự thay đổi cảm xúc

image016

Một bức ảnh cưới mang phong cách Vintage,
Retro từ trang phục, cảnh quan và nước ảnh

Thiết kế

image017

Trang web của một hàng cà phê
cũng làm theo xu hướng vintage với gam màu nhàn nhạt 

Trong khi Retro tập trung vào phong cách của những năm 1910 đến những năm 1930, Vintage lại gợi lại thời kỳ giữa những năm 1950 đến năm 1980. Trong cả hai, các yếu tố đồ họa đều phản ánh một số môtip, xu hướng, cá tính và đối tượng “cũ” như radio, TV, danh thiếp, ảnh, poster,… là một phần cơ bản trong cuộc sống trong quá khứ. Một số mẫu thiết kế như vậy còn gọi là “sự biến đổi theo phong cách cổ điển” – một kỹ thuật được sử dụng kết hợp giữa một tác nhân kích thích với sự tự nhiên không có trong tiềm thức hay là phản ứng của cảm xúc.

image018

Tên các thương hiệu được thiết kế theo Typography Vintage

image019

Chiếc biển hiệu này gợi nhớ đến thời kỳ những năm 1950

tong hop/Thuan Nguyen/Designs.vn

Trang trước 1 2

Bài liên quan

Back to top button