Quán ven đườngTrà Đá Đường

Đường đến Sakeo, con đường thập giá nhưng phải đi!

Người đưa tin

Con đường lót đal chiều rộng 2m, chiều dài khoảng 7km kết nối từ cầu Cống Cái Trầu vào Nhà Thờ Sakeo luôn là nổi ám ảnh cho người dân, bởi lắm hiểm nguy.

– Hiểm nguy bởi con đường chật hẹp, nhưng xe lưu thông lại nhiều. Tránh né rất khó, dễ gây tai nạn.

– Hiểm nguy do có những dốc cầu đúc xi-măng cao ngất ngưỡng và mặt bằng cầu rất lõm chõm, dễ rơi cả người lẫn xe xuống sông nếu tay lái không vững.

– Hiểm nguy vì trơn trượt do rong rêu đóng trên đường vì rất nhiều nhánh cây gie ra che phủ, làm ánh sáng không chiếu xuống mặt đường được.

– Nguy hiểm hơn hết là đoạn đường chỉ chừng 3km, thuộc ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng; là xã điểm, được công nhận là xã nông thôn mới; ấy vậy mà vẫn còn tồn tại 3 cây cầu làm bằng cây tạm bợ, rất là nguy hiểm cho người dân qua lại đoạn đường này!

Nhiều em học sinh đi học đã phải vất vả dắt xe qua những cây cầu này, có khi té ngã vì cầu trơn trượt lắm khi mưa.

Không ít bà con đi làm ruộng hay phải lên tỉnh Sóc Trăng có việc đã té ngã cả người lẫn xe xuống sông vì ván gãy, cầu sập.

Bà con giáo dân Sakeo mỗi khi đi tham dự các khóa sinh hoạt ở Giáo Phận Cần Thơ, cũng như tham dự Thánh lễ hay họp hội nơi các Họ đạo trong hạt Sóc Trăng đều phải đi qua đoạn đường đầy thử thách này.

Do đây là con đường huyết mạch rất cần thiết cho người dân và học sinh vùng nông thôn Sakeo, nhưng lại cũng là con đường rất nguy hiểm. Biết thế, nhưng người dân vùng này không còn lựa chọn con đường nào khác để đi. Chính vì thế, con đường này được người dân đặt tên là: “Đường thập giá nhưng phải đi!”. Đường thập giá theo quan niệm Kitô giáo thì tự do lựa chọn, nhưng lại dẫn đến vinh quang. Còn con đường thập giá với những cây cầu gỗ tạm bợ này thì không có quyền chọn lựa, nhưng lại đưa dẫn người ta đến nguy tử.

Xin nói lên sự thật này để mọi người đồng cảm cùng bà con đạo đời thuộc khu vực Họ Đạo Sakeo vùng sâu vùng xa! Nếu có ai đó nhìn thấy những hình ảnh của cây cầu tiềm ẩn đầy nguy hiểm này, xin cùng chạnh lòng với cha sở Clement Lanh rất trăn trở, chua xót nhưng “lực bất tòng tâm” mong độc giả thương giúp để nổi ám ảnh về những mối nguy rình rập tính mạng người dân ở đây được tháo gỡ, chính là  hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô “Hãy ra đi đến vùng ngoại biên! ” Mong thay!

Người đưa tin

Bài liên quan

Back to top button