Quán ven đườngTrà Đá Đường

Sau hè nhà Đức Thánh Cha

Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên

Từ “sau hè” nghe nó nhà quê hết cỡ, nhưng ai cũng cảm thấy một gần gũi thân quen và giản dị… Đâu có gì gần gủi thân quen giản dị cho bằng ngay bên hè hay ngay sau hè…. Với Đức Thánh Cha Phanxicô, với Đức Hồny Y Luis Antonie Taggle của Phi luật Tân… tôi thấy mình như đang ở ngay sau hè nhà các Ngài qua những việc sau đây, xin kể hầu bà con nào có lối sống bình dân, giản dị thân tình hơn là cầu kỳ “hoành tráng” hay “còn hơn cả tuyệt vời”.

Casa Santa Marta (tiếng Ý) – Domus Santae Marthae (tiếng Latinh) – Saint Martha’s House (tiếng Anh) – và Nhà Thánh Nữ Marta (tiếng Việt)

Đó là một toà nhà cao 5 tầng, nằm ở phía Nam của Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô. Để dễ hiểu và định vị, có thể nói thế nầy: Đứng đối diện với Vương Cung Thánh đường thì nhà Bà Thánh Marta nằm gần cuối đền thờ và ở phía trái. Đi bộ ngang qua chừng 4 phút thì vào trong phòng thánh của Vương Cung Thánh Đường và từ đây, có thể đi bộ ở bên trong đền thờ tới nhà nguyện Sistine, nơi diễn ra các công nghị Hồng Y. Công nghị Hồng Y có thể là cuộc họp mật của Hồng Y Đoàn, được Đức Giáo Hoàng triệu tập như hôm 19.11.2016, ngày trao mũ cho 17 tân hồng y, hoặc công nghị hồng y được Hồng Y chủ tịch triệu tập để bầu giáo hoàng.

image001

Nói đến đây, chúng ta biết lý do tại sao có căn nhà Marta nầy. Nó được xây dựng và hoàn tất năm 1996 dưới triều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhằm mục đích có chỗ cho các Hồng Y image004lưu ngụ khi đến Vatican họp công nghị Hồng Y. Cũng giống như ngày xưa thỉnh thoảng Chúa Giêsu đến dùng bữa và lưu ngụ ở nhà bà Marta, có em gái tên Maria, có lúc ngồi bên chân Chúa nghe Chúa giảng dạy và em trai tên Lazarô, người chết chôn 4 ngày, có mùi rồi mà Chúa cho sống lại. Có một công dụng rất an ninh khác được nói đến trong Pastor Bonus, Mục tử nhân hậu, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành, trong đó có luật tuyệt đối giữ bí mật trong thời gian bầu giáo hoàng. Cho chắc ăn, toàn thể Hồng Y, dưới 80 tuổi đến Rôma bầu giáo hoàng mới phải lưu ngụ trong toà nhà Marta nầy: Ăn uống, ngủ nghỉ, họp công nghị Hồng Y và bầu Giáo Hoàng cho đến khi có kết quả. Không được phép tiếp xúc với ai cả… có đường đi riêng sang đền thờ và sang nhà nguyện Sistine. Nói nôm na, đây là lúc các Hồng Y bị “nhốt”.

Nhà bà Marta nầy có 105 phòng lớn và 26 phòng cá nhân và có đầy đủ tiện nghi, nhất là có nhà nguyện để Đức Giáo Hoàng dâng lễ hàng ngày cho nhân viên. Ngay sau ngày đắc cử Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô không ở chỗ dinh Giáo Hoàng, nhưng lấy căn hộ số 201, tầng 2 trong căn nhà Marta nầy làm nơi cư trú và làm việc. Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô nhận nhiệm vụ chăm sóc, cơm nước cho Đức Thánh Cha và khách lưu ngụ. Có lần tôi thấy trên báo chí ở Rôma nói: Bác Sĩ yêu cầu Đức Giáo Hoàng ăn ít spaghetti lại, vì Ngài lên cân. Cũng không ai biết thực hư ra sao, vì Đức Giáo Hoàng kể như nhân vật số I trên thế giới, nên nhứt cử nhứt động đều được dòm ngó và bình luận.

vatflagVườn Vatican (tiếng Việt) –  Giardini Vaticani (tiếng Ý) – The Vatican Gardens (Tiếng Anh)

Vatican City dịch là Thành phố Vatican, không sai, nhưng làm người ta nghĩ là có thành phố khác trong Vatican. Không! Vì Vatican City chính là Holy See, là toà thánh, là nước Vatican – State of the Vatican City – Ngày xưa hay dùng từ Nước Đức Thánh Cha – Papal States – Vatican là thành phố duy nhất trong nước Vatican – Nên khi nói Vatican City cũng có nghĩa là nước Vatican, State of the Vatican City.

Vatican là một quốc gia độc lập theo như hoà ước Lateran ký năm 1929 giữa Đức Giáo Hoàng Piô XI và Hoàng Đế Emmanuel III của Ý. Quốc Gia Vatican nhỏ nhất thế giới, chỉ có 44 mẫu tây, với dân số 900 người. Nhưng sau hè nhà Đức Thánh Cha có vườn Vatican. Chúng ta thấy từ “vườn” được viết ở số nhiều, nên phải nói là những miếng vườn của nước Vatican. Vườn Vatican chiếm diện tích 20 mẫu tây phía sau bên tay phải Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nếu đứng đối diện.

Chúng ta thấy vườn ở số nhiều là “những miếng vườn”. Vì  vườn Vatican thật ra là vườn cây cỏ, nơi yên tĩnh, vắng lặng để Đức Thánh Cha đi dạo hay nguyện gẫm, suy niệm và cầu nguyện.

image011Miếng  vườn rộng 20 mẫu tây nầy bị những dinh thự chia cắt thành những “thẻo vườn” không lớn lắm. Nên chủ yếu của Vườn Vatican không là vườn có nhiều bông hoa, nhưng là khu yên tĩnh, an ninh, có nhiều đền đài nhỏ và có toà thống đốc Vatican. Nên chóp bu của chính quyền Vatican ở đây, sau hè nhà Đức Thánh Cha.

Có những dinh thự, đền đài…. chia cắt mảnh vườn Vatican. Không có gì quan trọng nhưng chúng ta dòm một chút sau hè nhà Đức Thánh Cha xem như thế nào:

image012
Dinh Thống Đốc và Huy Hiệu Giáo Hoàng
  1. Dinh Thống đốc Vatican: Không biết có mấy ai được vô dinh thống đốc, chứ tôi thì không làm sao có cơ hội. Chỉ thấy bên ngoài rất đồ sộ lớn lao và chỉ biết Đức Hồng Y Giuseppe Bertello là thống đốc. Thống đốc lo về an ninh trật tự hành chánh cho cả thành phố Vatican, hay nói đúng ra cả nước Vatican, nhưng không là tổng thống hay chủ tịch nước, vì Đức Giáo Hoàng là nguyên thủ quốc gia rồi.
image016
Bộ Tài Chánh
  1. Bộ Tài chánh: Tôi đứng cả 15 phút xem coi có ai lai vãng để hỏi thăm. Tuyệt đối khôngimage014 một bóng người cũng không thấy dấu hiệu gì là một bộ của Toà Thánh đang hoạt động. Tôi đoán là vì liên quan đến tiền bạc nên người ta ẩn bên trong chăng. Vả lại toà nhà không thấy gì là duyên dáng hay mỹ thuật. Nó giống như một pháo đài chống Hung nô trước kia. Được biết Hồng Y George Pell, là Tổng trưởng Tài chánh. Ngài cũng là Hồng Y Tổng Giám Mục của Sydney, Úc đại Lợi. Đức Hồng Y George Pell làm tài chánh không biết như thế nào mà năm 2011 thu được 308 triệu Euro và chi 326 triệu Euro.
  1. Nhà Hưu trí của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI: Một toà nhà khá lớn, có đường đi vào và có núi Đức Mẹ lớn ở phía trước. Đã ba năm qua Đức Giáo Hoàng Bênêdictô hưu trí và sống bình an trong toà nhà. Chưa thấy sách vở nào khai thác thêm về căn nhà hưu trí nầy. Nên tôi cũng chỉ thấy vậy.
nhahuu
Nhà hưu Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI
  1. Sân đáp trực thăng: Thỉnh thoảng Đức Giáo Hoàng di chuyển bằng trực thăng trong thành phố Rôma. Có bãi đáp trực thăng trong vườn Vatican không xa nhà Bà Thánh Marta bao xa, chắc độ chừng 5 phút đi xe hơi.
image020
Sân đáp trực thăng của Đức Giáo Hoàng
  1. Đài Đức Mẹ Guadalupê: Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II có lòng kính mến Đức Mẹ rất đặc biệt. Chỉ trong vườn Vatican nầy, Đức Giáo Hoàng đã cho thiết lập 2 đài Đức Mẹ: Đức Mẹ Guadalupê của Mễ Tây Cơ năm 1992 và Đức Mẹ phù hộ cứu Ngài khỏi chết sau vụ ám sát ngày 13.5.1981.
image022
Đài tạ ơn Đức Mẹ sau biến cố bị ám sát 13.5.1981
image024
Đài Đức Mẹ Guadalupê
  1. Chuông Năm Thánh 2000: Một quả chuông rất to, được đúc để gióng lên tiếng chuông năm thánh 2000. Bây giờ thì đã có Năm Thánh Ngoại thường, Năm Thánh lòng thương xót thay thế. Nên nó được treo và ràng buộc lại không còn hoạt động nữa. Nhưng thấy nó, người ta cũng nhớ đến tiếng chuông gióng lên kỷ niệm 2000 năm Chúa giáng sinh. Người ta làm nhiều kiểu cách, có nhiều khi la to để quảng cáo về những mặt hàng cần bán. Ước gì chúng ta biết là tiếng chuông làm người khác nghĩ đến hay biết đến sự hiện diện của Lòng thương xót Chúa trong thế giới nhân loại.

image029

  1. Núi Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội: Núi Đức Mẹ được xây dựng gần bãi đáp trực thăng của Đức Thánh Cha. Nhưng phải nói là không biết để làm gì? Hỏi có mấy ai được vô đây để mà kính viếng Đức Mẹ. Sau cùng chỉ con Đức Thánh Cha có dịp đến đây, cầu nguyện và viếng Đức Mẹ chăng? Tuy nhiên tôi nghĩ nó vẫn có ý nghĩa: Những đền đài tôn giáo hay núi Đức Mẹ cần thiết lập nhiều chỗ. Nó thành dấu chỉ của sự cần thiết hướng tâm. Sống không chỉ ăn hay chơi, nhưng còn biết hướng tâm cầu nguyện, biết vào khu vườn yên tĩnh để có bình yên. Hãy có một bàn thờ nhỏ trong nhà và thắp lên cây nến cầu nguyện. Đơn giản nhưng là một hướng tâm cần thiết.

image027

Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên

Bài liên quan

Back to top button