Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Càng ngày các cha mẹ càng tham dự vào các lớp giáo lý

la-croix.com, Gwénola de Coutard, 16.9.2016

giaolyvien

Bà Catherine Saba, thành viên Tổ chức giáo lý và tân tòng của nước Pháp

Chân dung của các giáo lý viên của Pháp thay đổi nhiều trong hai mươi năm qua.

Có bao nhiêu giáo lý viên ở Pháp?

Catherine Saba: Thật khó để biết, vì công việc này chung chung bao gồm nhiều công việc mục vụ khác, và thường do các thiện nguyện viên làm: Họ trao truyền đức tin cho trẻ em, sinh hoạt mục vụ ở các trường tiểu học, trung học, tháp tùng các tân tòng xin rửa tội… Việc kiểm tra số giáo lý viên lần cuối là vào năm 1993, hiện nay đang có một cuộc kiểm tra mới. Trong khi chờ đợi công bố con số chính thức dự định sẽ xong vào cuối tháng 9, chúng tôi ước chừng có khoảng 50 000 đến 60 000 giáo lý viên ở Pháp.

Chân dung của họ?

Catherine Saba: Rất đa dạng và phức tạp: đủ mọi kiểu cách. Hình ảnh một “bà dạy giáo lý” trung thành đứng lớp trong suốt hai mươi năm không còn nữa, nhưng có rất nhiều hình ảnh khác thay thế vào. Càng ngày càng có nhiều cha mẹ, nhất là các người cha, họ tham dự vào việc dạy giáo lý nhất là khi chính họ ghi tên cho con đi học. Nhưng họ không thuộc thành phần đa số, dù số lượng có tăng, đặc biệt họ lo cho các em “vào đời”, một độ tuổi mà các người trẻ có nghề nghiệp lưu tâm đến. Càng ngày họ càng tích cực và uyển chuyển về mặt địa lý, các giáo lý viên ngày nay có nhiều tài liệu trong tay, họ vào Internet tìm ý tưởng để đứng lớp. Họ là những người xin được đào tạo căn bản. Và đó là lãnh vực mà Tổ chức giáo lý và tân tòng làm việc. Mục đích của chúng tôi là luôn nuôi dưỡng đức tin của các giáo lý viên, “con người” của họ, bởi vì như vậy thì họ sẽ phục vụ tốt hơn.

Họ có phải là những người giữ đạo thường xuyên và lâu ngày?

Catherien Saba: Không và một trong các công việc của chúng tôi là nối kết với các giáo lý viên “bắt đầu lại” trong đức tin. Bây giờ là các thế hệ không có phản xạ hay ngôn ngữ của các người đi trước… Năm 1997, Ban Điều hướng chung cho giáo lý đã ý thức điều này và đã khẳng định: “Khi đức tin của các giáo lý viên chưa đạt đến mức trưởng thành, thì sự tham dự của họ vào tiến trình hướng dẫn dự tòng cho người trẻ và người lớn cần xem lại.” Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiến trình tăng trưởng trong đức tin.

Sự giúp đỡ nào có thể có lợi cho giáo lý viên?

Catherine Saba: Ở giáo xứ thì quan hệ với cha xứ và thường là với một giáo lý viên-kinh nghiệm, nên có buổi họp hàng tháng, hoặc từng tam cá nguyệt, để vừa chuẩn bị cho từng khóa sắp đến và để đào sâu đức tin riêng của mình qua giờ cầu nguyện. Một vài giáo xứ đề nghị cho các giáo lý viên của mình tổ chức dạy song đôi, người nhiều kinh nghiệm đi kèm người mới bắt đầu. Các giáo phận thường mời các giáo lý viên của họ đi tĩnh tâm hàng năm.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Bài liên quan

Back to top button