Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Đức Phanxicô tỏ lòng biết ơn với những người Công giáo đã giúp đỡ bệnh nhân AIDS

by Phanxicovn

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/duc-phanxico-to-long-biet-on.jpeg

Đức Phanxicô thăm “Nhà Người Samaritanô nhân hậu” ở Panama tháng 1 năm 2019 (Truyền thông Vatican)

Đức Phanxicô đã viết thư cho nhà báo Michael O’Loughlin, tác giả của một tiểu luận và podcast về công việc của một số thành viên Giáo hội trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh AIDS ở Thành phố New York vào những năm 1980 và 1990. Ngài ca ngợi lòng thương xót của những người Công giáo đã giúp đỡ các nạn nhân dù phải bị rủi ro nghề nghiệp và danh tiếng của họ.

vaticannews.va, Salvatore Cernuzio, Vatican, 2021-11-16

Đó là “lời cám ơn” sâu sắc Đức Phanxicô gởi đến các linh mục, nữ tu và giáo dân đã giúp đỡ các bệnh nhân AIDS, dù họ phải trả giá bằng mạng sống của chính mình, trong những năm 1980 và 1990, khi dịch bệnh của loại vi-rút này chưa được nhiều người biết đến và tỷ lệ tử vong lúc đó gần như 100%.

Ngài bày tỏ lòng biết ơn trong bức thư gởi nhà báo Michael O’Loughlin, phóng viên của trang America, tác giả của một bài tiểu luận được xuất bản gần đây có tựa đề “Lòng thương xót tiềm ẩn: AIDS, người Công giáo và những câu chuyện chưa kể về lòng trắc ẩn khi đối diện với nỗi sợ hãi” (Hidden Mercy : AIDS, Catholics, and the Untold Stories of Compassion in Face of the Fear).

Lòng biết ơn của giáo hoàng

Trong bức thư ngắn, Đức Phanxicô viết: “Cám ơn cha đã soi sáng nhiều cuộc đời và đã làm chứng cho nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân, những người đã đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ anh chị em bị bệnh H.I.V. và AIDS, dù có nguy cơ lớn ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp và danh tiếng của mình.”

Ngài xúc động viết tiếp: “Thay vì thờ ơ, xa lánh và thậm chí lên án, những người này để cho mình xúc động trước lòng thương xót của Chúa Cha và để cho điều này trở thành công việc cho cuộc đời của họ; một lòng thương xót kín đáo, thầm lặng và ẩn giấu, nhưng luôn có khả năng nâng đỡ, phục hồi cuộc sống và đời sống của mỗi chúng ta”.

Các phán đoán và thành kiến

Ngày nay, việc chăm sóc và giúp đỡ – kể cả nâng đỡ về mặt thiêng liêng – cho bệnh nhân AIDS là một phần sứ mệnh của Giáo hội, nhưng trước đây không phải lúc nào cũng được như vậy. Vào đầu những năm 1980, khi lần đầu tiên các nhà khoa học khám phá căn bệnh chết người này nơi một số bệnh nhân ở Hoa Kỳ, họ không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và rất dễ lây lan, đã tạo kinh hoàng lan nhanh rộng trong xã hội, kết quả là sự phân biệt đối xử và kỳ thị với những người mắc bệnh này.

Ở New York, nơi căn bệnh AIDS đã tạo một loại rối loạn tâm thần tập thể, những người mắc bệnh thậm chí còn bị các bệnh viện từ chối. Sự từ chối này đặc biệt ảnh hưởng đến những người đồng tính, những người có số trường hợp mắc bệnh cao nhất vào thời điểm đó. Đến nỗi bản thân căn bệnh này mới đầu bị gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch liên hệ đến đồng tính. Vì thế, trong một thời gian dài, bệnh AIDS bị cho là bệnh “ung thư đồng tính”, và những người đồng tính bị loại ra khỏi giáo xứ của họ. Nhiều người trong cấp bậc Giáo hội đã gọi vi-rút này là “sự trừng phạt của Chúa với hành vi tình dục trái đạo đức”.

Quan điểm này được duy trì trong nhiều năm, ngay cả sau khi có các trường hợp bệnh không phải đồng tính, những người nghiện ma túy và những người mắc chứng bệnh máu khó đông, vì thế sau đó mới có sự bác bỏ mối liên quan giữa đồng tính và căn bệnh này. Từ viết tắt này đã được thay đổi vào năm 1982 để trở thành Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS.

Mặc dù bây giờ bệnh dịch này không được báo chí nói nhiều như những năm 1990, nhưng nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến hơn 36 triệu người trên thế giới. Sự phát triển ba liệu pháp đã giúp giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến căn bệnh này ở các nước phát triển nhất, nhưng nạn nhân vẫn còn rất nhiều ở các nước nghèo nhất, đặc biệt là ở châu Phi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô đã gởi thư cho tôi, cho tôi hy vọng trong tư cách là người công giáo đồng tính.

Bài liên quan

Back to top button