Chuyện phiếm Đạo/đờiVăn - Nghệ

“Buồn ơi, ta xin chào mi” | Chuyện phiếm Đạo/Đời

Chuyện phiếm đọc trong các tuần thường niên năm B

“Buồn ơi, ta xin chào mi”,

Khi người yêu ta đã bỏ ta đi.
Buồn ơi, ta xin chào mi!
Khi tình yêu, chấp cánh bay đi.”
(Nguyễn Ánh 9 – Buồn Ơi Chào Mi)

(Mc 14: 34)

Có một điều, là nhiều lúc bản thân bần đạo bầy tôi đây, cứ muốn nói lên đôi điều để bà con/thiên-hạ cảm-thông tâm-trạng “hơi bị buồn” của mình hoặc của người, tức: những chuyện tình buồn trong đời, thật rất khó. Khó nói và khó làm, là bởi vì tình buồn ấy đôi lúc cũng na ná giống như mọi thứ tình trong đời, thôi.

Chuyện buồn, mà bần đạo bầy tôi đây muốn nói và viết ra hôm nay, là những chuyện nhà Đạo cũng rất đời không tươi vui, nhộn-nhịp hoặc ào ào/nổi cộm, chút nào hết. Mọi sự, chỉ là chuyện thường tình xảy ra trong đời, mà thôi.

Nhưng, trước khi bàn-thảo những chuyện thường tình trong đời, tưởng cũng nên nghe thêm câu hát tiếp theo cho thật thấm, rồi sẽ tính. Câu hát buồn, mà nghệ sĩ lâu nay không ngại cất tiếng, rất như sau:

“Buồn ơi, ta đang lẻ loi.
Buồn hỡi, ta đang đơn côi.
Buồn ơi, hãy đến với ta.
Để quên, chuyện tình xót xa.

Nếu, trên đường tình ta lẻ loi một mình.
Thì trên đường đời, ta có mi buồn ơi! …
Buồn ơi! thế nhân là thế.
Sao người yêu, vẫn mãi say mê.

Buồn ơi, yêu đương là thế.
Sao tình ta mãi mãi đam mê.
Người yêu, cho ta niềm đau.
Buồn hỡi, cho ta quên mau.

Buồn ơi, hãy đến với ta.
Để quên, chuyện tình xót xa…
(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Nghệ sĩ đời, vẫn hát ca về sợi “tình buồn” đến với mình bằng những câu như: “Buồn ơi, thế-nhân là thế…”, “yêu đương là thế…”, “Sao tình ta vẫn mãi đam mê?”… Trong khi đó, bậc thánh hiền nhà Đạo chỉ mới ghi lại lời Thày Chí Ái khi xưa thưa với Chúa Cha những lời trần tình buồn bã, tái tê khá lê thê như thể bảo:

“Tâm hồn Thầy buồn đến chết được.
Anh em ở lại đây mà canh thức.”
Ngài đi xa hơn một chút,
sấp mình xuống đất
mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy,
nếu có thể được.
Ngài nói: “Ápba, Cha ơi,
Cha làm được mọi sự,
xin cất chén này xa con.
Nhưng xin đừng làm điều con muốn,
mà làm điều Cha muốn.”
(Mc 14: 34)

Sợi “Tình Buồn” của Thày Chí Ái, phải chăng là chén đắng, Cha trao ban? “Chén đắng” Cha ban, phải chăng là sợi tình buồn về người đời, chẳng màng chuyện thần thánh thiêng liêng vẫn rất “thần” như chuyện đời hôm nay, thiên-hạ, cứ bàn suốt?

Nói gì thì nói, có lẽ bạn và tôi, ta cứ để tai xem xét chuyện tình buồn của mình và của người như thế nào mà sao Đấng Chí Ái lại thở-than với Chúa Cha những tâm tình “Buồn đến chết được” như thế.

Thôi thì, ta hãy cứ nghe thử những lời tình buồn như sau:

“Có Thần/Phật hay không?

Thần/Phật sẽ không vì có người không tin mà không tồn tại, không phải vì có người “khích tướng” mà hiển hiện ra cho con người thấy. Có một câu chuyện thế này:

Sau chiến-tranh châu Âu lần thứ nhất có một quốc gia muốn dùng khoa-học để tuyên-truyền thuyết vô-thần, bèn mời ba vị tiến-sĩ đến quảng-trường để thuyết-giảng. 

Vị đầu tiên, là một tiến-sĩ thiên-văn-học, sau khi giải-thích rất nhiều lý-do không có thần, ông bèn hô lớn: “Tôi đã dùng kính viễn vọng để quan-sát thiên-thể suốt hơn 20 năm qua, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy Thần, do đó tôi khẳng-địng là không có Thần”. 

Vị thứ hai là một tiến-sĩ y-học, sau khi giảng-giải rất nhiều về lý-do nhân-loại tuyệt-đối không tồn-tại linh-hồn, ông nói: “Tôi đã từng giải-phẫu trên 100 thi thể hơn 10 năm, tôi đã quan-sát kỹ các bộ-phận cơ-thể, nhưng chưa bao giờ thấy chỗ nào có linh-hồn trú-ngụ, do đó nhất-định không có sự tồn-tại của linh-hồn.” 

Vị thứ ba là một nữ tiến-sĩ luân-lý-học, bà nói: “Người ta chết đi cũng giống như ngọn đèn tàn, chết là hết, khi đã chết, thì coi như kết-thúc mọi chuyện, tuyệt-đối không có chuyện thiên-đường, địa-ngục và chịu tội muôn kiếp. Tôi đã từng đọc rất nhiều sách trên thế-giới, nhưng chưa có trang nào ghi chép về điều này.”  

Sau khi ba vị tiến-sĩ thuyết-giảng xong, người dẫn chương-trình tuyên-bố với mọi người: 

“Nếu như lý-do không có sự tồn-tại của Thần mà ba vị tiến-sĩ vừa thuyết-giảng có chỗ nào đó chưa đầy đủ hoặc nếu có chứng-cứ phản-bác lại, bất cứ ai cũng có thể đưa ra thảo-luận công-khai.” 

Một bà lão nông-dân nhà mùa nói với người dẫn chương-trình:

– Tôi có thể đưa ra vài câu hỏi không? Người dẫn chương-trình nói:

– Rất hoan-nghênh bà! 

Bà lão liền hỏi vị tiến-sĩ đầu tiên:

– Ông dung viễn-vọng kính quan-sát thiên-thể đã hơn 20 năm, vậy ông đã nhìn thấy gió bao giờ chưa? Hình-dạng của nó như thế nào?

Vị tiến-sĩ nói:

– Dùng viễn-vọng kính làm sao có thể nhìn thấy được gió cơ chứ?

Bà lão nói:

– Vậy trên đời này có gió hay không? Ông dùng viễn-vọng kính mà lại không nhìn thấy được gió, thế lẽ nào ông lại có thể dùng nó mà nhìn thấy được Thần hay sao? Ông quan-sát bằng viễn-vọng kính nhưng không nhìn thấy Thần, ông lại có thể nói là không có Thần sao?

Vị tiến-sĩ thiên-văn-học không nói được lời nào. Bà lão chuyển sang vị thứ hai:

– Ông có yêu vợ của mình không?

Vị tiến-sĩ này trả lời:

– Có

Bà lão lại nói:

Xin cho tôi mượn con dao mà ông hay dùng để giải-phẫu, tôi muốn mở bụng của ông ra coi xem tình-yêu đôi với vợ của ông nó nằm ở chỗ nào. Ở  gan, dạ dày hay ở ruột.

Nói xong, cả hội-trường cười ồ, rất lớn tiếng. Cứ tiếp tục, bà lão quê mùa kia lại nhìn sang nữ tiến-sĩ hỏi:

– Cô đã đọc quyển sách này chưa? Nó gọi là Kinh Thánh. Chẳng phải rõ ràng quyển sách này có nói mọi người sau khi chết đều chịu phán-xét sao? Cô đừng tưởng chết là hết, phải biết rằng việc sau khi chết còn nhiều và dài hơn lúc còn sống rất nhiều! Khi cô còn trong bụng mẹ, nếu có người nói với cô rằng: không lâu nữa, cô sẽ có mặt trên rta1i đất, có trời trăng sơn thuỷ, phải ăn cơm mặc quần áo, cô có tin không? Thế nhưng, hôm nay, cô không chỉ tin mà còn thực sự đã và đang sống trong thế-giới này. Thế-giới vĩnh-hằng cũng như thế, mà thôi. Sự sống không là cuộc chạy đua. Nó là một hành-trình để chúng ta từng bước chiêm-nghiệm ý-nghĩa sự sống. Điều quan-trọng không phải là phần thưởng khi chúng ta đến đích mà chính là những gì chúng ta cảm-nhận được trên từng chặng đường đi.” (Truyện kể rút từ mạng vi-tính)

Nói thế, cũng hơi buồn. Bởi, nói như thế tức như thể bảo rằng: chẳng có thần-linh, Trời/Phật hoặc Đức Chúa ở trên cao chốn 9 tầng mây vi-vút ấy.

Nói như thế, tức còn bảo: không ai có thể minh-chứng hoặc tỏ-bày cách nào cho xứng-hợp để người đọc và người nghe thông-cảm. Chuyện “tình buồn” của ai đi nữa, cũng chỉ có thể cảm-thông hoặc cảm-nghiệm cách này hay cách khác, thôi. Và, ta cũng nên tìm bí kíp sống để “vui một đời người” dù có gặp những chuyện không vui, mới được.

Nói thì nói thế, chứ nhiều người chung sống với nhau trong đời rất ư là thường tình. Thoạt khi gặp chuyện buồn thực lại vẫn bình-tâm, vững chí không thấy buồn/bực chút nào hết; hoặc, dù có buồn đi nữa, vẫn nhìn sự việc bằng cặp mắt tươi vui, yêu đời như truyện cười nhẹ ở bên dưới cũng buồn cười:

“Ông là người goá vợ. Bà là người goá chồng. Họ quen nhau trong nhiều năm vì là bạn học cùng lớp và đã tham gia nhiều buổi hội-ngộ khi trước. Ông nhìn bà một cách say đắm. Bà mỉm cười nhìn lại ông. Cuối cùng, ông lấy hết can đảm, hỏi bà:

– Em có bằng lòng làm vợ anh không?

Sau vài giây suy nghĩ, bà trả lời:

– Em… bằng lòng!!

Sáng hôm sau, thật tội cho ông, ông cố nhớ lại từng lời nói khi ông cầu hôn mà vẫn không nhớ là bà có nhận lời hay không?!?

Ông cầm điện-thoại lên gọi cho bà, vừa run vừa lo. Ông thuật lại mọi việc ông đã nhớ được vào ban đêm hôm trước. Cuối cùng, ông mạnh dạn hỏi:

– Khi anh hỏi em có muốn làm vợ anh không, Em trả lời ra sao?

Anh thật là vô tình. Em trả lời muốn với tất cả con tim của Em…

Lòng ông rộn rã, tim ông đập mạnh thêm…

Trong khi đó, bà nói tiếp:

– Em rất vui khi anh gọi. Thực ra em không nhớ ai đã hỏi cưới em!
(Truyện kể rất dài trên mạng)

Phải chăng, “sợi buồn con nhện giăng tơ” là như thế? Có lẽ, giai-điệu nhạc nào đó theo nhịp “Valse” hoặc “Slow Rock”, cũng chẳng thể nào buồn hơn thế được. Có buồn không, đời người vẫn cứ vậy. Như thế và như vậy, tức bảo rằng: chẳng ai buồn nghĩ tới nó làm chi. Hãy cứ thế sống. Cứ thế vui chơi trong đời, như chẳng có chuyện gì buồn sầu/buồn bã xảy ra hết.

Nỗi buồn của ngôn-ngữ người đời thời nay, là: cái gì cũng bắt đầu bằng chữ “buồn” mang tính chất rất “buồn”, như: buồn bã, buồn bực, buồn thảm, buồn phiền, buồn rười rượi, vv… Nhưng, có những chuyện mà người nói vẫn cứ nói ra, mà chẳng thấy gì là buồn bã hết, thế mới buồn, như: buồn ngủ, buồn nôn, buồn tẻ, buồn tênh, buồn xo, buồn tình nhiều lúc đến thúi ruột thúi gan nhưng vẫn cười đến bể bụng.

Lại có những “chuyện buồn nhà Đạo” nghe qua thấy giống như “Chuyện Phiếm khá buồn”, tưởng ta cũng nên xem qua cho biết, như sau:  

“Nghiên-cứu/khảo sát mới đây ở Anh quốc cho thấy đã có sự giảm sút đáng kể về số người theo Anh Giáo ở nước Anh, trong khi đó con số người Công giáo vẫn như cũ.

Hơn phân nửa số dân sinh sống ở Anh quốc nay bảo rằng: họ chẳng thuộc đạo-giáo nào nữa hết. Trên đây, là dữ-kiện thống-kê do viện Khảo-sát NatCen Social Research ở Anh cho biết hôm 5/9/2017 vừa qua.

53% trong số 3,000 người đứng tuổi được cơ-quan khảo-sát có tên là British Social Attitudes Survey phỏng-vấn đã cho biết là: nay, họ không theo đạo nào hết. Con số trên đây được coi là kết-quả phỏng-vấn của cơ-quan này mở ra vào năm 2016 đã lên cao so với con số 48% vào năm 2015.

Cơ-quan khảo-sát nói trên còn cho biết là: dữ-liệu này, biểu-lộ tình-trạng bình-quân những người sống ở Anh vẫn tự cho rằng họ không theo một tôn-giáo nào hết đã đạt tình-trạng cao nhất từ trước đến giờ.

Tính bình-quân những người có niềm tin đã từ từ gia-tăng kể từ khi viện khảo-sát bắt đầu thực hiện vào năm 1983, khi ấy 31% người được hỏi đều đã bảo: họ chẳng tin tưởng vào đấng nào hết. Mức giảm sút đây, đã thấy có nơi những người trước đây theo Anh giáo.        

Bản khảo-sát lại cũng cho biết rằng: 15% người Anh vẫn tự coi mình là người thuộc Giáo-hội Anh-giáo cho đến bây giờ so với năm 2000 mức chênh lệc là 30%. 

Mức cân-đối về những người tự gọi mình là Công-giáo nay vẫn vậy. Tuy nhiên, số những người này nay chỉ còn chừng 10% so với 3 năm trước đây.” (X. CNS, UK religious numbers drop through the floor, The Catholic Weekly 17/9/2017 tr. 9)

Nếu bạn và tôi ta chỉ tính số lượng người đi Đạo hôm nay, thì như thế. Còn, hỏi rằng ân-sủng Chúa ban cho mọi người để họ vui sống đời đi đạo thì chất-lượng cuộc sống ấy như thế nào, thì: câu trả lời cho câu hỏi này, có lẽ cũng nên xét thêm bài viết của đấng bậc vị vọng ở đoạn khác, trích như sau:

“Chúa Tình Yêu trọn vẹn, Ngài không phê bình/lên án, bất cứ ai. Người bị kết tội, thật ra, chỉ vì đó là chọn lựa của chính họ. Chọn tha hoá, tách rời khỏi Tình Thương Yêu của Đức Chúa. Và, thánh Gio-an còn viết: “Ai tự mình làm điều xấu xa gian ác, ắt sẽ ghét bỏ ánh sáng”, và sẽ chọn những gì là tối tăm.  

Ai sống trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người, ắt không sợ ánh sáng. Chẳng có gì phải giấu diếm. Chẳng có gì phải hổ ngươi, có mặc cảm. Người sống trung thực, sẽ là “muối trong đời. Là, thành luỹ ở đồi cao. Là, nến ngọn chiếu sáng, đặt trên đèn. Nhờ có thế, người người thấy được điều tốt lành từ nơi họ, sẽ cùng họ tiến về cùng Chúa.               

Tuy thế, cũng có loại hình tối tăm khác, trong đó con người vẫn lặn ngụp. Tối tăm, là những tủi nhục rất tăm tối, trong tình đời. Là sự việc tốt lành mình muốn sẻ san, nhưng chưa dám. Là, làm việc gì vì người, và cho người, vẫn chưa dám. Chưa, vì sợ ngườ ingười lên án. Phê bình. Sợ bị từ chối. Sợ, người đời chế giễu, mỉa mai. Cũng tựa như trường hợp không người nào dám đến ủi an/đỡ đần cô gái trẻ mới vừa phát giác ra mình đã mang thai, mà không chồng. Hoặc, không có cưới hỏi, ở nhà thờ. Và tự thân, cô cũng chẳng dám chuờng mặt cùng chòm xóm. Với thành viên gia đình. Với thành phần của Hội thánh Chúa, nữa. 

Tệ hơn nữa, là trường hợp của những người “đồng tính luyến ái”. Bị người đời khinh chê/ghét bỏ. Đành lủi thủi trong tối tăm, tách biệt. Tách, hết mọi người. Biệt, cả với bạn bè, người thân. 

Đó, mới chỉ là hai trong số các trường hợp cụ thể, dễ nhận thấy. Ở đây nữa, tác nhân của tối tăm/sự dữ, lại là người ngồi mát ăn bát vàng. Chỉ biết những chê bai, lên án, bình phẩm. Chính những người, cũng đang trong cảnh tranh tối/tranh sáng của những tối tăm/sự dữ, những thành kiến, huý kỵ, ghét ghen. Thông thường, đây là triệu chứng của những hãi sợ và bất an. Trong nội tâm. 

Bài đọc Lời Chúa hôm nay còn gợi nhớ người đọc về mọi sự tốt lành của ta/ở trong ta. Đó là ân huệ Chúa tặng ban. Quà Chúa ban, chẳng có gì để mình phải vênh váo, và kể công. Tốt lành của ta/ở trong ta, chính là tốt lành/trọn hảo do Ngài toả chiếu ngang qua ta, mà thôi.

Nay, ta hãy ngước nhìn về Đức Chúa, Đấng đang nâng cao chính mình Ngài, trên thập tự trong vinh quang. Hãy nhìn vào Tình Yêu cao cả Chúa luôn ban. Tình yêu ấy, vẫn sáng rực ở trên đó. Hãy mở lòng mình, với Tình Yêu. Và, để cho Tình Ngài thấm nhập thân mình, hầu đem lại sự sống cho mọi người. 

Ánh sáng nơi ta phải sáng rực chiếu sáng mọi người. Chiếu sáng, như Chúa vẫn dặn dò. Ngài dặn kỹ, nơi Bài Giảng về Phúc Thật, ở trên núi. Rực sáng, để người người thấy điều tốt lành, ta đang làm. Có như thế, người người sẽ được đưa dẫn về với Tình Yêu Thương cao cả, của Đức Chúa. Đấng vẫn ban cho ta nhiều ân sủng, mới được thế.” ( X. Lm Frank Doyle sj, Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay năm 3 18/3/2013.)

Nói gì thì nói, cuối cùng thì tình buồn thế kỷ, nay vẫn là chuyện đời người được thể hiện qua thơ/văn hoặc truyện ngắn cũng nhè nhẹ nhưng không buồn. Thơ và văn, là văn thơ làm đoạn kết rất như sau:

“Ta cứ tưởng trần gian là cõi “thật”
Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi.
Cội-nguồn ơi, chiếc lá lại rơi về,
Đường về khép bóng trần-gian.
Lợi-danh gói một hành-trang vô-thường.
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng,
Được/mất bại/thành bỗng hoá không.
Phú quí vinh hoa như mộng ảo.
Sắc/tài danh lợi tựa phù du.
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ.
Thong dong tự tại vậy mà vui.
Đêm qua mộng lại thật gần.
Đừng lay tôi nhé hồng-trần mong-manh!
Ta về giữ mộng trinh-nguyên.
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài.
Thân như bóng chớp chiều ta.
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời.
Sá chi suy thịnh cuộc đời.
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
Ta cứ tưởng trần-gian là cõi “thật”.
Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc.
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay.
Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ.
Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi.
Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ.
Khi trở về cát bụi cũng trắng tay.
Cuộc đời ta phù-du như cát bụi.
Sống hôm nay và đâu biết ngày mai?
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi.
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi.
Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét.
Đừng hận-thù tranh-chấp với một ai.
Hãy vui sống với tháng ngày ta có.
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui.
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc.
Vì đời ta đã sống trọn kiếp người.
Với tất cả tấm lòng thành thương mến.
Đến mọi người xa lạ cũng như quen.
Ta là Cát ta sẽ về với Bụi.
Trả trần-gian những cay đắng muộn phiền.
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy.
Không còn buồn lo lắng chốn trần-ai!”  

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ suy-tư nghĩ-ngợi
Chuyện buồn vui cuộc đời
Rất hôm nay.

Bài liên quan

Back to top button