Chút suy tưVăn - Nghệ

Đức độ của một nhân tài chân chính | Mai Nhật Thi

ĐỨC ĐỘ CỦA MỘT NHÂN TÀI CHÂN CHÍNH

01Tolstoy

Có một giai thoại về nhà văn Lev Tolstoy, mà dựa vào những lời đối thoại của nhà văn với người trong câu chuyện, có thể đặt tên cho câu chuyện này cái tên là “Đồng tiền chân chính“.

Có một lần, nhà văn Nga Lev Tolstoy đang ngồi nghỉ chân ở nhà chờ ga xe lửa. Khi ông vừa đứng dậy định đi dạo trên sân ga thì trên chiếc xe lửa đang chuẩn bị khởi hành, một quý bà ló đầu ra ngoài cửa sổ hét to:

Này ông già! Mau vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, tôi để quên ở đó.

Thế là nhà văn Lev Tolstoy vội vàng chạy đến đó, may mà túi xách vẫn còn.

Quý bà đó nhận túi xách, đưa cho ông 5 đồng coi như tiền thưởng, nhà văn Lev Tolstoy không nghĩ ngợi gì, bỏ số tiền thẳng vào túi.

– Bà có biết vừa đưa tiền cho ai không ? – Người hành khách ngồi kế bên quý bà ấy hỏi. Rồi bà tự trả lời luôn:

– Đó là nhà văn Tolstoy, nhà đại quý tộc Lev Nikolayevich Tolstoy đó !

– Trời ơi! – Bà ấy la lên – Tôi đã làm gì thế này! Lev Nikolayevich Tolstoy ư ? Xin ông hãy tha thứ cho tôi, xin ngài đưa lại cho tôi những đồng tiền đó !

– Bà không cần cảm thấy ngại đâu – Lev Tolstoy trả lời – Bà chẳng làm sai gì cả. Đây là số tiền chân chính mà tôi kiếm được, cho nên tôi nhận.

Nói rồi, đại văn hào cười và bước  đi, còn chiếc xe lửa dần dần chuyển bánh.

___________

CHÚT SUY TƯ

Đức độ của một nhân tài chân chính

Leo Tolstoy (1828-1910), Russian author and philosopher, 1926. As a fiction writer, Tolstoy is widely regarded as one of the greatest of all novelists, particularly noted for his masterpieces War and Peace and Anna Karenina. As a moral philosopher Tolstoy was notable for his ideas on non-violent resistance through works such as The Kingdom of God is Within You, which in turn influenced such twentieth-century figures as Gandhi and Martin Luther King, Jr. From An Outline of Christianity, The Story of Our Civilisation, volume 4: Christianity and Modern Thought, edited by RG Parsons and AS Peake, published by the Waverley Book Club (London, 1926). (Photo by The Print Collector/Print Collector/Getty Images)

Quý bà

“Quý bà” đây chắc hẳn là hạng “lady”, hạng quý tộc, mệnh phụ phu nhân, hay gì gì đó khá là sang trọng, quý phái… Dựa vào lời nói của bà khi nhờ nhà văn Lev Tolstoy lấy giùm túi xách, nghe ẩn chứa trong đó rất là “quyền lực, sai khiến” : – “Này ông già! Mau vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, tôi để quên ở đó”. Nếu không phát ngôn kiểu “bà lớn” như vậy, thì câu nói có thể khác đi, đúng ý nghĩa nhờ vả người khác cách lịch sự hơn, thí dụ như: “Ông ơi, phiền ông vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, xe sắp chạy, tôi sợ xuống lấy không kịp, xin ông giúp dùm ạ!”. Và sau khi nhận túi xách, bà ấy sẽ nói lời cám ơn. Cũng có thể gởi tiền một cách tế nhị: “Ông ơi, uống cà phê với tôi nhé, phiền ông quá !”. Nhưng, có vẻ như bà ném tiền trả cho người giúp việc, hay như một kẻ làm công, một thứ tiền công sòng phẳng mà không đọng lại chút gì ơn nghĩa từ lòng tốt của người đã giúp bà.

Nhà văn Lev Tolstoy

Chúng ta có thể hình dung hình ảnh ông già thật dễ thương lẹ làng chạy đi lấy túi xách khi nhận được mệnh lệnh của quý bà ban hành. – “Này ông già! Mau vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, tôi để quên ở đó”.

Nếu gặp một ông già khó tính, hay dễ có “tự ái” hơn, ta có thể hình dung câu chuyện khác đi. Thí dụ ông già có thể trả lời: – “Thôi, bà nội, bà đi lấy đi ! Tôi lấy cho bà rủi có mất gì trong túi xách của bà, bà lại nghi ngờ phiền phức lắm !”. Nghĩ xa hơn, nếu gặp giang hồ, nghe cái giọng kẻ cả đó, họ có thể sẽ trả lời cho cân xứng: “Thôi đi mẹ ơi, xuống mà lấy đi, không ai ở không mà đụng tới của nợ đó đâu!”. Hay, gặp tên gian manh, nó lấy đi thẳng luôn cho bỏ ghét cũng không chừng. Thôi, đó chỉ là chuyện chúng ta tưởng tượng thêm cho “vui” thôi, tưởng tượng như vậy để chúng ta thấy rõ thêm rằng tấm lòng của Lev Tolstoy thật đáng kính phục.

Bài học của Lev Tolstoy.

Không đánh bóng tên tuổi mình

Nhà văn Lev Tolstoy không “đánh bóng tên tuổi mình“, để được kính trọng.

Người hành khách bên cạnh quý bà đã báo cho quý bà này biết: “– Bà có biết vừa đưa tiền cho ai không ? Đó là nhà văn Tolstoy, nhà đại quý tộc Lev Nikolayevich Tolstoy đó !”.

Cái tên Lev Tolstoy ấy, quý bà vừa nghe đến, đã thấy mình nhỏ bé lại. Nét kiêu căng ẩn chứa trong lời nói và cách ứng xử vừa qua đã làm quý bà hỗ thẹn.

– Trời ơi! – Bà ấy la lên – Tôi đã làm gì thế này! Lev Nikolayevich Tolstoy ư ? Xin ông hãy tha thứ cho tôi, xin ngài đưa lại cho tôi những đồng tiền đó !

Bà ấy xin tha thứ gì ? Bà đâu có làm gì hại nhà văn Lev Tolstoy đâu ?

Trong thâm sâu lòng bà, một cách nào đó, hẳn bà nghĩ bà đã xúc phạm nhà đại quý tộc Lev Nikolayevich Tolstoy. Vì đồng tiền của bà đưa cho Lev Tolstoy nó có giá trị như đồng tiền mướn. Một cách nào đó, Lev Tolstoy đã làm mướn cho bà. Nỗi xót xa e thẹn trong lòng người phụ nữ quý tộc này, là bà không nhận ra hay đánh giá đúng lòng tốt của nhà văn Lev Tolstoy. Có vẻ như mọi kẻ dưới tay bà, làm việc cho bà, đều được bà đối xử sự sòng phẳng. Đồng tiền buông ra là đủ, bà không hề mang ơn ai.

Cái tên Lev Tolstoy thật đáng kính trọng, ở đây, chính là lòng tốt. Không  phải do địa vị đại quý tộc, hay bằng cấp cao, học rộng, văn hay, sự nghiệp lớn, mà chính là lòng tốt với nhân cách khiêm nhường và bình dị, tạo nên phong cách ứng xử của Lev Tolstoy trong cuộc sống đời thường thật bình thường một cách phi thường !

04daoductolstoy

Đồng tiền chân chính

Sự e thẹn đến sượng sùng và hoảng hốt của quý bà khi “trả công” cho Lev Tolstoy đã lộ lên một ý nghĩ khó chịu làm ray rứt lòng quý bà. “Xin ông hãy tha thứ cho tôi, xin ngài đưa lại cho tôi những đồng tiền đó !”. – Hiểu một cách đầy đủ hơn, là “Đồng tiền mà tôi vừa trả công cho ông đó”. Đọc được ý nghĩ đó, Lev Tolstoy bình thản trả lời: – “Bà không cần cảm thấy ngại đâu – Lev Tolstoy trả lời – Bà chẳng làm sai gì cả. Đây là số tiền chân chính mà tôi kiếm được, cho nên tôi nhận. Chuyện còn ghi thêm chi tiết: “Nói rồi, đại văn hào cười và bước  đi”. Nhà văn thật thanh thản.

Ta vẫn thấy trong xã hội có nhiều nghề nghiệp bị coi thường, khinh rẻ. Nên, nhiều người, nhất là những người đang có thế giá, hay “vang bóng một thời”, khi sa cơ thất thế, phải làm những việc quá thấp kém, chịu một áp lực rất nặng vì quan  niệm hẹp hòi của xã hội.

Trong câu chuyện, dù quý bà đó khi buông tiền ra có nghĩ là tiền trả công cho Lev Tolstoy, đối với nhà văn,  thì cũng được  thôi. Lev Tolstoy vừa làm việc như kẻ làm mướn, thì được trả tiền công thôi, đó là sự thường mà.

– “Đây là số tiền chân chính mà tôi kiếm được, cho nên tôi nhận”. Nói rồi, đại văn hào cười và bước  đi, còn chiếc xe lửa dần dần chuyển bánh.

Thật ra, đại văn hào cười và bước đi, vui vẻ và thanh thản, không phải vì bàn tay vừa bỏ vào túi 5 đồng, mà vì lòng vừa thể hiện một việc tốt.

Đức độ của một nhân tài chân chính sao thấy nhẹ nhàng, chân thực và đáng khâm phục quá !

MAI NHẬT THI

 

Bài liên quan

Back to top button