Chút suy tưVăn - Nghệ

Giá Trị Một Bài Diễn Văn | Nghệ Thuật Sống | Mai Nhật Thi

GIÁ TRỊ MỘT BÀI DIỄN VĂN

Có câu chuyện về “Diễn Văn” của Nhà văn Anh Gilbert Chesterton (1874-1936) như sau :

Trước Ki Tô giáng sinh chừng hơn một năm, ở nước La Mã có hoàng đế Néron nổi tiếng là tên vua tàn bạo rất thích thứ hình phạt bằng cách cho sư tử xé xác tội nhân.

Né-ron. Ảnh phim

Cứ mỗi lần xử, Néron lại cùng hoàng hậu và các quan văn, võ lên khán đài chứng kiến. Quần chúng cũng được phép đến xem.

Một hôm, có tên tử tội bị đẩy vào chuồng sư tử. Ai nấy đều phập phồng kinh hãi cho phút thọ hình của anh ta.

Nhưng lạ thay, lần này con sư tử chỉ nhảy chồm lên một cách dữ tợn rồi đến trước mặt tội nhân thì hít hít cái lỗ mũi mà thôi.

Quân lính Néron làm thế nào, nó cũng mặc, đoạn cúi đầu chào tội nhân, rồi ngoắt đuôi đi vào với vẻ mặt buồn rầu như bị một cái gì đe dọa.

Theo luật, nếu sư tử không ăn, tội nhân được tha bổng, nên sau đó anh ta được trả tự do.

 Néron lấy làm  lạ, trước khi thả, gọi anh ta lại gạn hỏi :

– Nhà ngươi làm cách nào mà con sư tử của trẫm không dám động, phải nói trầm biết, trẫm sẽ thưởng tiền
để về làm ăn.

Tội nhân đáp :
– Tâu bệ hạ, thần không làm gì cũng không bùa phép gì, mà chỉ khẽ bảo nó một câu.

 – Câu gì ?  Néron hỏi gấp :

     Anh ta đáp :

– Muôn tâu bệ hạ ! Thần chỉ bảo :“Mày muốn ăn thịt tao thì cứ việc, nhưng tao cho mày hay, ăn xong thế nào nhà vua cũng bắt mày “đọc diễn văn” tỏ cảm tưởng và cám ơn. Vậy mày muốn ăn thịt tao hãy lo thảo diễn văn trước đi. Muôn tâu bệ hạ ! Ấy là nó hoảng hồn ngay. !

____________

CHÚT SUY TƯ

GIÁ TRỊ  MỘT BÀI DIỄN VĂN

+ 1. Những yếu tố hình thành một bài diễn văn có giá trị.

          Bài diễn văn được viết từ trái tim.
Viết từ trái tim là sự Chân Thật. Không dối trá. Không nịnh hót. Từ nỗi trăn trở, thao thức trong tận đáy lòng của họ.

          Viết vì lý tưởng, vì mục đích chân chính.
Người viết nhắm tới những ích lợi cho con người. Cho đoàn thể, cho xã hội, cho đất nước, cho dân tộc, cho con người.

          Chịu trách nhiệm những gì mình viết.
Trước sau luôn trung thành với những ý tưởng của mình. Không chối quanh co. Không tung quả mù làm tư tưởng của mình biến đổi mập mờ, nói tới nói lui, tráo trở.

          Bảo vệ những điều mình viết một cách can đảm, dũng cảm.
Những gì mình viết, mình phát biểu, luôn được khẳng định là những đóng góp đúng đắn, hợp với lẽ phải và đem lại lợi ích thật sự cho con người. Sẵn sáng đương đầu với những hiểm nguy để bảo vệ nó.

+ 2. Những bài học thực tế.

Có rất nhiều bài diễn văn đã làm thay đổi Đất Nước, thay đổi Thế Giới. Thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ, cách sống, và từ đó nó đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân bản hơn, tình người hơn.

Trong khuôn  khổ  ngắn  gọn của bài này, xin lấy hai trường hợp làm thí dụ.

       a)- Bài diễn văn của Tổng Thống Abraham Lincoln. (Mỹ)

            Diễn văn Gettysburg được đọc trong lễ cung hiến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia tại Gettysburg, Pennsylvania, vào chiều thứ Năm, ngày 19 tháng 11 năm 1863. Chỉ với 271 từ, trong bài diễn văn kéo dài ba phút này, Lincoln nhấn mạnh rằng đất nước được sản sinh, không phải năm 1789, mà từ năm 1776, “được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.”

         Ông định nghĩa rằng chiến tranh là sự hy sinh đấu tranh cho nguyên tắc tự do và bình đẳng cho mọi người. Giải phóng nô lệ là một phần của nỗ lực ấy. Ông tuyên bố rằng cái chết của các chiến sĩ dũng cảm là không vô ích, rằng chế độ nô lệ sẽ thất bại và cáo chung, tương lai của nền dân chủ sẽ được bảo đảm, và “chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất.” Lincoln đúc kết rằng cuộc nội chiến có một mục tiêu cao quý – sản sinh một nền tự do mới cho dân tộc.

          Trong bài diễn văn tại Cincinnati, Ohio vào ngày 17 tháng 12 năm 1859, Lincoln đã nói: “Tôi nghĩ rằng chế độ nô lệ là sai trái, cả về mặt đạo đức lẫn chính trị. Tôi mong rằng nó sẽ không lan rộng hơn nữa tại Hoa Kỳ, và tôi sẽ không phản đối nếu nó dần dần chấm dứt trong toàn bộ Liên minh

Abraham Lincoln bị ám sát và qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1865

Abraham Lincoln là một người anh hùng của dân tộc Mỹ, đã hy sinh vì sự tự do và công bằng của xã hội. Sau khi ông qua đời, hình ảnh của ông đã được tôn vinh trên nhiều loại tiền tệ và tem thư của Mỹ, truyền bá khắp thế giới. Ông là người đầu tiên được in hình trên đồng tiền Mỹ với tờ 5 đô và đồng xu Lincoln, thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ của dân chúng đối với vị tổng thống nhân hậu. (tư liệu từ Internet).

     b)- Bài diển văn của Mục sư Martin Luther King (Mỹ)

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng “I Have a Dream” (Tôi có một giấc mơ) từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C., trước 250.000 người ủng hộ phong trào đòi quyền công dân.

Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày trên những ngọn đồi đất đỏ ở Georgia, con cái của những người cựu nô lệ và của cựu chủ nô sẽ có thể ngồi xuống cùng nhau, bên chiếc bàn của tình anh em. Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày ở Mississippi, tiểu bang đang ngột ngạt bởi sức nóng của áp bức, sẽ chuyển mình thành một ốc đảo của tự do và công lý. Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày bốn đứa con nhỏ của tôi được sống trong một quốc gia mà chúng không bị đánh giá bởi màu da bên ngoài mà bằng phẩm giá bên trong.” (trích đoạn).

Ngày 4/4/1968, mục sư đồng thời là nhà tranh đấu nhân quyền cho người Mỹ da đen Martin Luther King Jr. bị bắn chết khi đang đứng trước ban công phòng 306, khách sạn Lorraine Motel, thành phố Memphis, bang Tenessee, Mỹ. (Internet).

+ 3. Những điều giả hình tạo thành một bài diễn văn đáng sợ.

Nhà văn Anh Gilbert Chesterton (1874-1936)

Đây là trường hợp của  câu chuyện về “Diễn Văn” của Nhà văn Anh Gilbert Chesterton (1874-1936) vừa kể phần đầu bài này..

         Bài diễn văn được viết từ con tim gian dối

Phong trào đọc diễn văn của bọn vua quan và quý phái trưởng giả của nước ông trong thời của  Nhà văn Gilbert Chesterton, thi nhau phô trương qua những cơ hội đọc và nghe những bài Diễn Văn  nặng mùi  tâng bốc, ca tụng, nịnh hót.

         Bài diễn văn được viết vì xu nịnh.  

Bài diễn văn được viết vì xu nịnh có bao giờ trung thực.
Vì mục đích nó chỉ là ăn bám, bợ đỡ kiếm ăn. Phe phái, thêu dệt.

         Bài Diễn Văn Không tôn trọng lẽ phải

Không ai xu nịnh lại tôn trọng lẽ phải.
Không tôn trọng lẽ phải thì bản thân còn không có lòng tự trọng chứ nói gì tôn trọng ai hay tôn trọng điều gì. Đổi trắng thay đen để cầu an hay cầu lợi.

         Bài Diễn Văn chỉ nói mà không làm

    Nói mà không làm là một thứ lường gạt, bịp bợm !
    Nên từ diễn văn dối trá tới diễn văn gian xảo đâu cách bao xa.

+ 4. Những bài học thực tế

         a)- Một rừng Diễn Văn bát nháo tùy hứng tùy thời.

         Những bài Diễn Văn có giá trị. Những bài Diễn Văn thay đổi thế giới, hay những bài Diễn Văn giúp ích cho đời … không nhiều lắm, nên hơi khó tìm !

         Còn những loại Diễn Văn bát nháo, đủ dạng đủ hình, dài lê thê chứa đủ thừ ngôn từ nịnh hót, tâng bốc, vẽ rồng vẽ rắn, hết “ca” tới “nổ”…  thì nhan nhản khắp nơi !

       Thứ Diễn Văn đó không khác gì những tờ tổng kết “làm thì láo báo cáo thì hay”. Đọc xong Diễn Văn là hết chuyện.

       Thử nghe một bài Diễn Văn của một Nhà Độc Tài, ở trong đó là vừa “ca” vừa “nổ”, tiếp theo đó là hàng loạt Diễn Văn hùa theo nịnh hót, rồi xông hương, rồi kẻ tung người hứng… Rừng Diễn Văn nhộn nhịp mọc lên như nấm mùa mưa, mà thử hỏi có cái Diễn Văn nào cho ra Diễn Văn không ? Có khi nó rộ lên ầm ầm… rồi bất chợt biến mất… hay có những Diễn Văn của cùng một người và cùng một đề tài mà như “thiên thượng phù vân” mây bay đổi đổi thay thay tan tan biến biến … .

Đó là thứ Diễn Văn không phải viết từ trái tim. Người viết tùy lúc tùy thời miễn sao có lợi là trên hết.

         b)- Thứ Diễn Văn chỉ là “Văn Diễn” – Văn… để Diễn

        Thực ra, viết được những bài Diễn Văn không thật với lòng mình đâu phải dễ, nếu lòng mình có bản lĩnh nhân phẩm, có nhân tâm, có lòng tự trọng nhân cách. Lòng chân chính làm những điều ma quỷ bình yên được sao ?

        Ta xem lại đoạn cuối câu truyện trên của Nhà văn Gilbert Chesterton.

         Néron lấy làm lạ, trước khi thả, gọi anh ta lại gạn hỏi :

– Nhà ngươi làm cách nào mà con sư tử của trẫm không dám động, phải nói trm biết, trẫm sẽ thưởng tiền
để về làm ăn.

 – Muôn tâu bệ hạ ! Thần chỉ bảo :“Mày muôn ăn tao cứ việc, nhưng tao cho mày hay, ăn xong thế nào nhà vua cũng bắt mày “đọc diễn văn” tỏ cảm tưởng và cám ơn. Vậy mày muốn ăn thịt tao hãy lo thảo diễn văn trước đi. Muôn tâu bệ hạ ! Ấy là nó hoảng hồn ngay. (trích truyện)

Con Sư tử sợ phải viết một bài Diễn Văn tỏ cảm tưởng cám ơn tên bạo chúa Nê-rô.

“Biết nói gì đây ?”

Lới lẽ nào để ca tụng tên bạo chúa Nê-rô  ?  – Cám ơn vì được ban tặng một con người vô tội làm miếng mồi ngon ư ?

Nói đúng sự thật cũng không được ! Mà nịnh hót vô lý cũng không xong !

Ta nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn “Triều đình Sư Tử” như sau :

Một hôm, Sư Tử Chí Tôn muốn biết trời đã giao cho nó làm chủ những vương quốc thế nào, liền ban sắc lệnh đòi các đại diện từ các xứ chư hầu mọi loài tới. Lệnh ban rằng trong suốt một tháng, Đức vua sẽ tiến hành nghị triều, đồng thời mở tiệc linh đình.

Khắp nơi, các đại biểu lũ lượt kéo về. Để phô trương quyền lực của mình, Sư Tử mời tất cả quan khách vào cung điện của hắn.

Cung điện mới khủng khiếp làm sao. Thực như một lò sát sinh, mùi hôi thối nồng nặc bay ra với các quần thần đầu tiên.

Gấu không nhịn được liền bịt ngay lỗ mũi. Chẳng may, Sư Tử phát hiện ra. Nó nổi giận lôi đình đem ngay Gấu ra xử tử.

Khỉ thấy hình phạt nặng nề ấy đâm sợ, liền ra sức nịnh hót, tán dương hết mức đủ thứ nào là cơn giận của vua, cái hang và cả mùi vị ghê sợ nó cũng cho là thơm như diên hương, như hoa nở sánh với hang này cũng chỉ đáng mùi tỏi mà thôi. Thằng nịnh hót ngốc nghếch ấy, rốt cục cũng chẳng hơn gì Gấu. Nó vẫn bị đem ra trừng phạt bởi Đức Ngài Sư Tử đây độc ác chẳng khác gì vua La Mã hung bạo.

Chợt nhìn thấy Cáo đứng gần, Sư Tử mới hỏi:

– Ồ ngài Cáo, Ngươi ngửi thấy gì hãy thực lòng nói cho Trẫm nghe, không giấu giếm.

Cáo già ngay lập tức xin lỗi và rằng:

– Thần mới bị cúm nặng, không ngửi thấy mùi gì nên không thể nói được ạ

Nói xong, nó lui đi ngay.

Thứ Diễn Văn không tim, không thật, không lý tưởng, không xây dựng, không trách nhiệm, vô thưởng vô phạt,  làm cho có rồi qua, khác gì một trò mua vui đâu. Chỉ để thỏa mãn cái tôi quá lớn của họ.

Thứ Diễn Văn ấy chỉ là thứ Văn Diễn – Văn để Diễn… Lời lẽ chỉ là để dàn dựng cho có một vỡ tuồng … lại là một vỡ tuồng chẳng nghĩa lý gì !

Thật, chắc Nhà văn Anh Gilbert Chesterton chịu hết nổi tình trạng lạm phát Diễn Văn vô bổ tràn lan vào thời điểm đó  nên mới đặt ra câu chuyện chế nhạo như vậy.

Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”.
(Nguyễn Khuyến)

MAI NHẬT THI

Bài liên quan

Back to top button