Chuyện phiếm Đạo/đờiVăn - Nghệ

“Ghi vào đời hình bóng một người” | Chuyện phiếm Đạo/Đời

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 34 thường niên năm A 26/11/2017

“Ghi vào đời hình bóng một người”

Đôi lúc chân quen giầy khua lối ngõ
Tâm tư bâng khuâng
Nghe chiều biệt ly theo khuất nẻo người đi…!!!”
(Trúc Phương – Chiều Cuối Tuần)

(Mátthêu 19: 10-11)

“Ghi vào đời, hình bóng một người”, đây không chỉ là câu hát “trống không” chẳng ghi tên cũng chẳng nhắn nhủ một ai. Nhưng, đối với bần đạo là bầy tôi đây thì, câu hát này lại minh-hoạ một câu truyện kể rất dễ nghe sau đây:

Tôi là một người mẹ 71 tuổi đã nghỉ hưu, còn con gái tôi năm nay 35 tuổi. Khi tôi bắt đầu về hưu cũng là lúc con gái tôi lập gia đình. Với vợ chồng tôi, nó luôn là viên ngọc quý được chúng tôi nâng niu chăm bẵm; bởi vậy khi con thành thân, một cách rất tự nhiên tôi thấy mình có trách-nhiệm phải chăm sóc tổ ấm mới này. 

Ban đầu, tôi hy vọng chúng sẽ về ở cùng vợ chồng tôi, nhưng ông nhà tôi lại cho rằng: “Hai đứa cần có khoảng không-gian riêng biệt để tự-lập”. Thế nên, để tiện chăm sóc các con, chúng tôi dọn tới khu cư-dân gần nhà con mình đang sống. Và cứ mỗi sáng tôi đều chạy qua nhà giúp bọn trẻ chuẩn bị đồ ăn và dọn vệ sinh; chiều đến, lo nấu bữa tối và đợi tới khi hai vợ chồng nó đi ngủ tôi mới về nhà mình. 

Cuộc sống của tôi cứ êm đềm trôi qua như vậy, cho đến một ngày… Hôm ấy, tôi dậy sớm đi chợ mua thức ăn mang tới nhà con, nhưng khi đến nơi lại không thể mở cửa để vào nhà. Không phải tôi mang nhầm chìa khóa, mà đơn giản là con rể đã thay ổ khóa khác. Tôi phải gọi mãi con rể mới ra mở cửa và giải thích: “Gần đây toà nhà xảy ra nhiều vụ trộm, nên…”

Tối hôm đó con gái qua nhà đưa cho tôi chiếc chìa khóa mới. Lúc ấy, trong tâm tôi có đôi chút khó chịu, nhất là khi con gái tôi nói nhỏ: “Mẹ đừng để chồng con biết nhé!”. Tôi hiểu rằng sự việc không còn đơn-thuần như tôi nghĩ lúc trước.

Ngày hôm sau, tôi tới nhà con gái sớm hơn mọi ngày, lỉnh kỉnh đồ ăn thức uống. Vừa tới cửa, tôi nghe có tiếng tranh-luận vọng ra: “Chắc chắn là em đưa chìa khóa cho mẹ rồi, phải không?” Rồi một tràng những lời phàn-nàn của con rể vang lên sau cửa, khiến tôi đứng mãi như trời trồng.

Thật không ngờ, là tất cả công sức và tình yêu thương mà người mẹ vợ như tôi đã dành cho chúng, lại được đền đáp bằng những lời chỉ-trích nặng như vậy. Và tôi thấy chua xót hơn, đó là con gái tôi chỉ biết ậm ừ rồi trả lời rằng: “Bà là mẹ em, vậy anh bảo em phải làm thế nào đây?” 

Tôi lủi thủi xách túi thức ăn thẫn-thờ quay trở về. Nhìn thấy ông nhà tôi, tôi tủi thân đến mức nước mắt cứ lăn tràn lên má: “Ông à, sao tôi cực quá sức? Nó là con gái duy-nhất của tôi, tôi toàn tâm toàn ý lo cho chúng từ bữa ăn tới giấc ngủ, vậy mà những thứ tôi nhận được, là thế này đây, tôi đã làm gì sai/trái hả ông?”

Ông nhà tôi chỉ bật cười rồi vỗ nhẹ vào vai tôi: “Thật là mấy đứa trẻ không hiểu chuyện, bà cứ để đó, có dịp tôi sẽ nói chuyện với chúng. Mà bà này, bà thử nhìn những người bạn già của chúng ta xem, có mấy ai như bà không? Họ đều thong dong, gần thì đi thăm thú tỉnh thành làng mạc, xa thì ra nước ngoài du lịch. Còn bà, bà chỉ loanh quanh chợ búa cả ngày, lọ mọ cơm nước cho con cái, vì chúng mà tôi với bà đã lạc-hậu so với những người bằng tuổi rồi đấy”.

Từng lời lẽ của ông chồng như cơn mưa mùa hạ trút xuống khiến tôi bừng tỉnh. Chẳng lẽ, tôi lại không muốn ra ngoài du-lịch thăm thú đó đây sao? Nghĩ vậy, tôi gật đầu thuận đồng tình với ông chồng tôi. Sau đó, ông nhà tôi sắp xếp đưa tôi tới một vùng toàn cây cỏ rộng lớn để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng ít là vài ngày. Ông còn dẫn tôi tới thăm trang-trại nuôi dê và bò lấy sữa. Được xem tận mắt chứng kiến quá-trình dê mẹ sanh con và cho bú, tôi bất giác thấy lòng mình xúc động, nghẹn ngào.

Chồng tôi vừa nhìn vừa chỉ vào đàn dê đang gặm cỏ. “Dân du-mục quanh năm di-chuyển chỗ này sang chỗ khác. Nếu dê mẹ đây lại giống như bà, việc gì cũng quán-xuyến, không rời tay thì dê con làm sao sống nổi? Hơn nữa, có ai lại muốn gả chồng chú dê chưa cai sữa tinh thần không đấy?”

Tôi quay sang, thấy ông nhà tôi cười một cách đầy hậu ý, chỉ một câu nói độc-nhất của ông đã giúp tôi hiểu ra được nhiều điều. Chồng tôi tiếp tục: “Tình mẫu-tử chân-chính là quá-trình tự rút lui một cách khéo léo”, nói xong ông mở điện thoại di-động ra xem rồi đọc cho tôi nghe một bài viết có ghi những câu như sau: “Là bậc cha mẹ, không ai muốn tách rời con cái khi chúng trưởng thành. Họ lầm tưởng làm thế là vì yêu con, nhưng thực tế lại đã vô tình điều-khiển con cái một cách toàn-diện…”

Tôi liếc mắt lườm ông chồng rồi nói: “Có phải ý ông muốn bảo tôi là người mẹ như vậy phải không?” Chồng tôi bật cười vỗ nhẹ lên vai tôi rồi nói: “Bà ý hả, bà thuộc loại có thể còn cứu vãn được!”

Sau chuyến du-lịch trở về, việc đầu tiên tôi làm là: gọi điện cho con gái và nói với nó rằng: tôi muốn tới nhà nó một chuyến. Hôm ấy, tôi đã chia-sẻ với cháu hành-trình ý-nghĩa nhất trong đời mình, rồi nghiêm túc bảo chúng: 

– Mẹ chuẩn bị lui về nhà để vui hưởng hạnh-phúc vào tháng ngày cuối của tuổi già. Sau này, có lẽ mẹ sẽ không thường-xuyên tới nhà con nữa đâu, mà dù cho mẹ có tới, thì mẹ cũng sẽ gọi điện báo trước cho các con biết. 

Con gái nhìn tôi, lúng túng một hồi lâu rồi hỏi:

– Mẹ, mẹ giận chúng con à?

Mẹ đâu có giận, chỉ là mẹ đang học cách tận-hưởng tuổi già thôi con à. Con gái ôm chầm lấy tôi làm mắt tôi ươn-ướt, bùi ngùi. Có người đặt ra câu hỏi: 

– Cha mẹ sinh con ra để làm gì? Để có người nối dõi tông đường hay có người chăm sóc khi về già? Có rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng câu trả lời cuối cùng khiến nhiều người suy nghĩ là: “để trả giá và tận hưởng”.

Xin các bậc cha mẹ đừng coi con cái mình là mối quan-tâm duy-nhất trong đời; đừng vì con cái mà khép lại cánh cửa giao tiếp xã hội, cũng đừng vì con mà bỏ lỡ các đam mê sở thích của bản thân. 

Có người còn nói

– Có một kiểu cha mẹ làm tôi vô cùng kính-phục, đó là: những người từng dành cho con mình tình-thương yêu mạnh mẽ khi con còn bé, rồi khi con lớn lên lại học cách buông tay một cách khéo-léo. ‘Chăm sóc’ và ‘chia xa’ đều là nhiệm vụ mà bậc làm cha mẹ cần hoàn thành với con mình”. 

Làm cha mẹ, là cả một chặng dài hành-trình mà đám phụ-huynh chúng ta cần cả lòng bao-dung và trí tuệ nữa, mới phải. Làm cha mẹ, không đơn thuần chỉ mỗi một việc là nuôi dạy con, mà trong hầu hết mọi thời khắc của cuộc sống, ta cần biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái lui.

Ta không mong cầu con cái mình trở nên hoàn-hảo, cũng không cần chúng phải nuôi-dưỡng khi mình về già, mà chỉ cần chúng có thể sống độc-lập và giữ trọn lòng hiếu-thảo với mẹ cha, vậy là bạn đã làm cha, làm mẹ thành-công rồi đó.” (Trích truyện kể có đầu đề: “Câu chuyện buông bỏ”)

Buông bỏ hay giữ rịt, vẫn là tâm-trạng khác-biệt của nhiều người. Có người lại chỉ nhớ giữ “rịt” như ca-từ bài hát trích ở trên, nên trích thêm như sau: 

“Anh ơi tôi lên đường phố cũ tìm anh chiều hẹn hò
Cho nhau niềm vui cuối tuần
Vì hơn mấy lần
Vắng anh trời kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn…
Ai quên ai khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi
Anh ơi chuyện hai đứa mình mộng xưa khó thành
Biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này…
(Trúc Phương – bđd)

Hệt như thế, đấng bậc nhà Đạo ở Sydney này, lại cũng có luồng tư-tưởng trải dài một nhận-định qua lời hỏi/đáp sau đây:

“Thưa cha,
Vừa qua, con có dịp nói chuyện với một người bạn về sự an-sinh của đám con cái trong các mối tương-quan giữ người cùng phái tính và chị ta lại cứ nói rằng chị thích chọn có con được cặp hôn-phối cùng phái tính nuôi-dưỡng hơn là những đứa co cha mẹ khác phái tính tận tình nuôi nấng nhưng lúc nào cũng xảy ra chuyện bạo-động trong gia-đình. Nghe thế, con đây chẳng biết trả lời sao cho hợp lẽ. Xin cha giúp con một tay.” (câu hỏi nhặt được trên báo đạo ở Sydney)

Giúp con một tay hoặc hai tay một lượt, thì đấng bậc nào lại chẳng muốn giúp. Chí ít, là đấng bậc từng có quá nhiều kinh-nghiệm trong hỏi/đáp thắc mắc của giáo-dân. Và, trợ-giúp của đấng bậc vị vọng hôm nay, như thế này:

“Nếu những điều nói ở trên là biện-pháp duy nhất để thay-thế, thì tốt nhất nên để cho cặp phối-ngẫu nào biết yêu thương nhau nhiều hơn là để những cặp cứ cãi vã hoặc đánh lộn nhau suốt ngày  dài nhiều năm tháng. Thế nhưng, khi đất nước ta đang sống lại tính chuyện thông qua đạo luật hợp-pháp-hoá hôn-nhân đồng phái tính không chỉ cho cá nhân cặp phối ngẫu nào đó, mà cho toàn thể dân nước, mới thành chuyện.

Và trong đất nước ta đang sống, đã có rất nhiều cuộc khảo sát hoặc nghiên-cứu cho thấy rằng: con cái sống tốt đẹp hơn khi chúng được cha mẹ khác giới tính nuôi dưỡng, hơn các cặp phối ngẫu đồng tính. Giáo sư Augusto Zimmerman có viết một bài báo nói về vấn-đề này trong tờ “Quadrant” số tháng 8 vừa qua. Tôi xin phép sử-dụng bài này làm nền để đưa ra 5 lý-chứng có liên-quan mà luận-bàn.

Thứ nhất, mối tương-quan đồng tính luyến ái dính-dự nhiều đến chuyện thất-trung ở các cặp phối ngẫu đồng tính nhiều hơn ở hôn-nhân nam-nữ. Bên Hoa-kỳ, giới chức trong nghề có lập một khảo sát gửi đến 159 cặp phối-ngẫu đồng tính bèn nhận ra rằng phần lớn các cặp này không thể sống chung thuỷ với nhau được đến một năm.

Và, không cặp nào lại có thể sống bền-bỉ với nhau được 5 năm. Ai cũng biết, con cái chúng có cảm giác bất an khi phải chịu đựng chung sống với người cha hoặc người mẹ, hoặc cả hai không có sự thuỷ-chung.

Thứ hai, tương-quan đồng tính luyến ái vẫn nổi tiếng là mối tương-quan rất yểu mệnh. Có một khảo sát thiết-lập vào năm 2010 cho thấy là: tính bình-quân thì tương-quan đồng tính chỉ kéo dài được 3 năm mà thôi. Vậy nên, làm sao trở thành chuyện tốt đẹp cho con cái khi bậc “sinh thành” của chúng cứ không ngừng đổ vỡ.

Thứ ba và có lẽ cũng là điều đác ngạc-nhiên, là: bạo-hành trong gia-đình càng xảy ra cách thường xuyên hơn đối với các cặp phối ngẫu đồng tính hơn các cặp hôn-nhân khác giới tính. Năm 1991, ở Hoa kỳ các nhà nghiên-cứu có mở cuộc khảo-sát dành cho 1099 phụ-nữ đồng tính cho biết những vị này bị đối tác xách-nhiễu thể-xác hơn các phụ nữ có tương-quan khác giới tính.  

Một khảo-sát khác lập ra với 350 phụ nữ đồng tính, khi trước từng có quan-hệ với nam-nhân cho thấy chuyện xách-nhiễu về thể xác và môi miệng cao hơn mối tương-quan đồng tính của họ tính theo tỷ lệ thì: 57% người từng bị phụ-nữ đồng tính lạm-dụng tình dục, 45% trải-nghiệm các vụ xâm-phạm thể xác và 65% trải-nghiệm xâm-phạm thể xác hoặc xúc cảm.

Một tập-san văn-chương phổ-thông phát hành vào năm 2014 tiết lộ rằng: các vụ bạo-hành trong gia-đình đã ảnh-hưởng lên 75% phụ-nữ đồng tính, nam-nhân đồng-tính và lưỡng tính luyến ái; và một tập san khác xuất bản vào năm 2015 cho thấy chuyện bạo-hành trong gia-đình càng thấy xảy ra nhiều đối với các cặp phối-ngẫu đồng tính hơn các cặp khác. Một lần nữa, ảnh-hưởng trên con cải càng thảm-khốc hơn, thôi.

Thứ tư là, con cái sống với các cặp phối ngẫu đồng tính càng bị các “bậc sinh thành” của chúng lạm-dụng tình-dục nhiều hơn. Chỉ cần ghi lại một ví dụ tiêu biểu lập vào năm 1996 cho thấy rằng: dù con số nam-nhân ở các cặp hôn nhân khác phái nhiều nhặn hơn giới đồng tính là 36 trên 1, các vụ mơn-trớn/gạ gẫm ở các cặp phối-ngẫu đồng tính xảy ra ở mức 11 trên 1, điều đó có nghĩa là các vụ ấu dâm xảy ra nhiều gấp ba lần ở các cặp phối-ngẫu đồng tính, là chuyện thường.

Tê hơn nữa, trong nhật báo mang tên The Journal of Homosexuality đăng tải hồi năm 1990 có bài viết cho thấy các tương-quan dục-tình giữa nam-nhân và các bé trai gọi là “tương-quan nhân-ái” đã coi ấu-dâm như chuyện bình thường và tốt lành. Cũng thế, ta đều biết tai-hại về lâu về dài từ các vụ ấu dâm đã ảnh-hưởng lên con trẻ vẫn rất nhiều.

Thứ năm nữa là, con cái sống chung với các cặp phối ngẫu đồng tính lại cũng lôi cuốn hấp dẫn lẫn nhau cùng một phái tính. Một nghiên-cứu/khảo-sát cho thấy là: trong khi chỉ có 3% người dân sống ở Hoa kỳ là có động-thái lôi cuốn hấp-dẫn người đồng tính, 75% nam-nhân trưởng-thành và 57% nữ-giới trưởng-thành được các cặp hôn-nhân khác phái dưỡng-dục đã phát-triển hành-xử lưỡng phái hoặc đồng tính luyến ái.

Điều nay lại cũng kéo theo các hệ-luỵ tiêu cựa. Năm 2001, có khảo-sát nghiên cứu gửi đến 6,000 cư-dân sống ở Hoà Lan là đất nước từng nương tay với các vụ đồng tính luyến ái , phát giác ra rằng giới trẻ đồng tính chịu cảnh trầm thống lên gấp 4 lần, con số người đồng tính chịu cảnh rối loạn lo âu lên gấp ba lần, và số người đồng tính này tự-sát lên gấp bốn và số người tuỳ thuộc chất nicôtin lên gấp năm, mắc nhiều chứng bệnh rối loạn khác nhau lên gấp sáu lần, và số những người đồng tính có ý-dịnh tự tử ít là một lần trong đời lên gấp sáu.

Chẳng thế mà, vào năm 2017, các Trung học y-khoa của Hoa Kỳ có đưa ra một chính-sách nói rõ rằng “thật không thích-hợp và rất nguy hiểm đối với con trẻ và là hành-xử vô trách-nhiệm một cách đầy hiểm nguy để ta có thể thay đổi việc nghiêm cấm kéo dài biết bao năm nay không cho giới đồng tính được phép làm cha làm mẹ trẻ con dù qua hình thức nhận con nuôi, bảo-dưỡng hoặc sinh-sản qua phương-pháp nhân tạo.” (Lm John Flader, Figures show major flaws in same-sex parenting, The Catholic Weekly 15/10/2017 tr. 25)

Hệt như thế, có nghiên-cứu khảo-sát cho nhiều về tệ-hại của hôn-nhân đồng tính đến thế nào đi nữa, tưởng cũng nên nghe lại đôi ca-từ khá da-diết ở bài hát vẫn đánh động nhiều người, rằng:

“Ghi vào đời hình bóng một người.
Đôi lúc chân quen giầy khua lối ngõ.
Tâm tư bâng khuâng.
Nghe chiều biệt ly theo khuất nẻo người đi…!!!
Khi tôi đưa chân người tôi mến tạm xa biệt kinh thành
Mong sao đừng quên mỗi lần chiều qua cuối tuần
Có tôi về trông anh khi phố cũ vừa lên đèn… “
(Trúc Phương – bđd)

“Ghi vào đời hình bóng một người”, phải chăng điều đó vẫn là lời nhắn nhủ từ ai đó, để còn ghi đi ghi lại mãi, những chẳng bao giờ nghĩ chuyện đứng-đắn trong đời, như lời bậc thánh hiền từng biể-tỏ hôm nào ở lời kinh, sau đây:

“Các môn đệ thưa với Ngài:
“Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ,
thì thà đừng lấy vợ còn hơn.”
Nhưng Đức Giêsu nói với các ông:
“Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,
nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu
mới hiểu, mà thôi!”
(Mt 19: 10-11)

Nói cho cùng, đã hoặc sẽ là vợ chồng chung sống với nhau nhiều năm tháng, tưởng cũng nên nghiên-cứu nhiều lời lẽ của đấng thánh hiền từng bảo ban, để rồi sẽ hiên ngang tiến về phía trước mà sống hung, sống rất mạnh. Như bao giờ.

Trần Ngọc Mười
Luôn chẳng dám
Có ý-nghĩa gì là trái khuấy
Khác-lạ truyền thống
Của cha ông
Rất trong đời.

Bài liên quan

Back to top button