Hợp Đồng Ma | Nghệ Thuật Sống | Mai Nhật Thi
Hợp Đồng Ma
Chúng ta cùng suy ngẫm câu chuyện ngụ ngôn “Cáo và chim cốc” sau đây :
Sư tử, vua của muông thú, muốn mua một ít lông đế làm vương miện và trang trí cho lâu đài. Sư tử mới ra lệnh cho cáo đi mua vào mùa thay lông.
Nghe thấy tin này, các loài chim mau chóng bày lông cũ của mình ra cho cáo mua. Chợ nằm ngay khu rừng cạnh bờ hồ nơi mà đã từng hoang vắng, nay mau chóng rực rỡ với muôn loại lông.
Cáo thong thả đi vào chợ.
“Mua của tôi đi,” – công nói – “Chúng có thế sánh với lông phượng hoàng đây, nếu như trên đời có loài chim đó”.
“Mua của tôi nè,” – chim trĩ vàng nói: “Ngài không thế làm được vương miện mà không có chúng đâu”.
“Hãy mua của tôi,” — chim trĩ bạc nói — “Chúng rất hiếm trên thế giới đấy.”
“Mua của tôi đây này,” — chim bói cá nói – “Chúng không ăn màu và là loại lông tốt nhất đế vẽ lên”.
Tất cả chúng đều cố bán lông của mình cho cáo, nhưng con cáo chỉ phe phẩy tay và bỏ đi: nó muốn biết thêm về ngành kinh doanh lông.
Đi vòng vòng vài lần, cuối cùng cáo đến chỗ chim cốc
Chim cốc đón “cáo với nụ cười tươi rói và khúm núm nói: “Thật hân hạnh được đón tiếp ngài ở đây, thưa ngài. Mời ngồi xuống và chúng ta nói chuyện một chút. Tôi không có gì ngon hơn đế đãi ngài, nhưng hãy thử mấy con cá xông khói này”.
Cáo ăn cá và cám ơn cốc, cốc liền chỉ vào lớp lông màu đen xỉn của nó và nói: “Ngài có thích lông của tôi không ạ? Trông chúng mới bóng loáng làm sao! Chúng cứ như là satanh đen ấy!”.
“Ta không biết là Vua Sư tử có thích chúng hay không,” – Cáo nhồm nhoàm nói, miệng đầy cá.
“Ý ngài muốn nói đến giá cả ạ?” – cốc ngắt lời – “Tôi sẽ giảm 15%. Tôi không phải là một kẻ tham lam. Và tôi cũng kèm theo đầy hai giỏ cá đầy cho chị ở nhà ạ”.
“Tốt, hôm nay là một ngày may mắn của ngươi đây. Ta sẽ mua tất cả chỗ này” – cáo vừa nói vừa với tay lấy cá.
Không ai biết rằng cái đám lông xấu xí của chim cốc có ích gì hay không nhưng rõ ràng là cáo ta đã làm một cú áp phe lớn.
(theo Contemporary Chinese Fables)
_______________
Chút Suy Tư
Hợp Đồng Ma
+ 1. Người lãnh đạo :
Trong câu chuyện “Cáo và chim cốc” người lãnh đạo là ông vua Sư Tử. “Sư tử, vua của muông thú”. (trích truyện)
Là “Vua” sao lại quá ngây thơ dùng “người” một cách thiếu suy xét như vậy !
Vua Sư Tử dùng “quan” Cáo – biểu tượng nhân vật xảo quyệt – thực hiện một chương trình lớn đi “mua một ít lông đế làm vương miện và trang trí cho lâu đài”.
Thật ra, nhân vật Vua Sư Tử đây chỉ là nhân vật phụ để vén màn cho nhân vật Cáo xuất hiện cùng với những bước đi rất “cáo già” trong ẩn dụ ngụ ngôn và bùng nổ trong đời thường cuộc sống con người.
+2. Tham Quan
Nếu Sư Tử là Vua và Cáo lãnh sứ mạng của Sư Tử giao, thì mặc nhiên Cáo là quan vậy. Quan Cáo !
Vì Cáo là hình ảnh của kẻ gian xảo, nên là đại diện của thứ loại tham quan !
Cáo thi hành lệnh vua Sư Tử – toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến chương trình làm đẹp nhà vua và cung điện theo ý vua Sư Tử muốn.
Thế nào là đẹp ? – Vua Sư Tử tin tưởng và giao trọn quyền chọn lựa cho quan Cáo.
Có bao nhiêu bộ lông tuyệt đẹp được trưng bày, nhưng không lọt được vào mắt xanh của cáo, vì những bộ lông đẹp đó không đem lại cái gì lọt vào “bao tử” của Cáo, hay không có chút gì lọt vào “túi tiền” của quan tham Cáo.
Cho đến khi bộ lông của chim cốc – bộ lông xấu nhất trong những bộ lông được trưng bày đó đây – lọt vào tầm nhìn của Cáo, thì kết thúc chương trình tuyển lựa của Cáo, vì nhờ nó mà cáo được ăn một bữa no thỏa lại còn có cái mang về nhà.
Cáo hoàn thành một “hợp đồng ma” có ăn. Hợp đồng này chủ yếu là có lợi cho quan Cáo chứ không phải có lợi cho vua Sư Tử.’
“Không ai biết rằng cái đám lông xấu xí của chim cốc có ích gì hay không nhưng rõ ràng là cáo ta đã làm một cú áp phe lớn.” (trích truyện)
+ 3. Hợp Đồng Ma
Hợp Đồng Ma không có nghĩa là nó không có thật, mà nó có thật một cách ma giáo, quỷ quái !
Hợp Đồng Ma là Hợp Đồng kiểu “cáo già” trong câu chuyện chúng ta vừa suy ngẫm. “Không ai biết rằng cái đám lông xấu xí của chim cốc có ích gì hay không nhưng rõ ràng là cáo ta đã làm một cú áp phe lớn.” (trích truyện).
Hợp Đồng làm sao … miễn là “có ăn” !
Hợp Đồng Ma trong thực tế nó biến hóa đủ thứ loại hình, không phải lúc nào ai cũng thấy, hay có thể nhiều lúc ai cũng thấy mà không thể đối phó vì nó là … ma !
a)- Hợp Đồng vì tư lợi.
Vài thí dụ chuyện từ nhỏ tới lớn quanh ta…
Một đoàn thể cần in một quyển sách kỷ yếu, ban biên tập quen biết một người design chuyên nghiệp có thể nhờ anh ta thực hiện việc này, tiền công không bao nhiêu vì là chỗ quen thân, nhưng Ban Biên Tập không thể nhờ được, hay “không muốn nhờ” cũng thế…. vì giá cả quá rõ ràng thì làm sao có khoản dư nào để bỏ túi ?
Một tổ chức lớn mừng một Đại Lễ cần một bức tranh ghi vào lịch sử ngày Đại Lễ đó, có một họa sĩ nổi tiếng tài năng dư sức thực hiện bức tranh đó, và sẵn sàng vẽ miễn phí như một sự đóng góp vì vinh dự bản thân và vinh quang cuộc lễ, nhưng ban tổ chức từ chối, và mướn một họa sĩ khác mà tên tuổi cũng chẳng có đẳng cấp gì cao hơn, hợp đồng vẽ với một cái giá trên trời. Thực tế, nếu nói rằng đã thực hiện bức tranh đó từ một họa sĩ đóng góp công sức của mình miễn phí, thì làm sao có thể kể lể thêm những chi phí “phát sinh” từ bức tranh đó…để “có ăn”, để có cái mà bỏ túi !
b)- Hợp Đồng vì phe phái, móc ngoặc, ô dù…
Mọi sự dù có tốt đẹp, mà “phe ta” không có lợi gì thì bản thân ta cũng đâu hưởng được gì !
Còn “nhờ qua nhờ lại” đấy !
Sắp có cuộc họp “Trường Cũ Tình Xưa”, hàng trăm sinh viên học sinh sẽ tề tựu về. Nhà Hàng nào sẽ đảm trách việc ăn uống trong những ngày họp mặt ? – Nhà hàng X. Nhà hàng Y… nấu rất ngon. – Không, Nhà Hàng “Cây Vườn”. Sao ? Nghe nói Nhà Hàng đó tệ lắm ! – Có sao ! Chỉ có ăn mấy bữa mà ! Nhà Hàng Cây Vườn là Chú ruột của anh trưởng ban tổ chức ngày “Trường Cũ Tình Xưa” đấy ! Cho anh ta vui… mà tụi mình cũng … vui lây !
c)- Hợp đồng vì cầu an
Chúng ta sắp xây dựng một con đường xuyên quốc gia. – Sẽ đấu thầu… – Chúng ta sẽ chọn lựa một trong những Nhà Thầu của các nước tiên tiến A.B.C… – Không, chúng ta chọn Nhà Thầu của nước Z. – Sao thế, Nhà Thầu của họ làm ăn tai tiếng khắp nơi… – Không, họ đã có kinh nghiệm từ những vụ tai tiếng đó… Họ là nước tranh chấp với chúng ta nhiều vùng lãnh thổ. Hãy để Nhà Thầu của họ trúng thầu, góp phần bình an cho Đất Nước chúng ta và nhất là chỗ đứng của … chúng ta.
Để Kết
Lời vàng ý ngọc thật đáng nhớ :
“Không ai biết rằng cái đám lông xấu xí của chim cốc có ích gì hay không nhưng rõ ràng là cáo ta đã làm một cú áp phe lớn” (trích truyện).
MAI NHẬT THI
___________________
The Fox and the Cormorant
A lion, the king of the beasts, wanted to buy some feathers to make a crown and decorate his palace. He ordered a fox to make the purchase in the moulting season.
Hearing the news, the birds quickly displayed their old feathers for the fox to buy. The market was laid out in the forest by a lake, which, once desolate, was soon ablaze with all kinds of feathers.
The fox ambled to the market.
“Buy mine,” said a peacock. “They can compare with the phoenix ’ s, if there is such a creature. ”
“Buy mine,” said a golden pheasant. “You can’t make a crown without them. ”
“Buy mine,” said a silver pheasant. “They’re the rarest in the world. ” “Buy mine,” said a kingfisher. “They’re color-proof and the best for feather painting. ”
They all tried to sell the fox their feathers, but the latter only waved its paw and walked away: it wanted to know more about the feather business.
Going round a couple of times, the fox finally came upon a cormorant.
The cormorant received the fox with all smiles and said humbly, “ 1 am honored to have you here, sir. Please sit down and let’s have a chat. I have nothing better to offer you, but do try the smoked fish.”
The fox ate the fish and thanked the cormorant, who instantly pointed at his drab black feather and said, “would you be interested in my feathers, sir? Look how glossy they are! They look like black satin!”
“I wonder whether King Lion would like them or not,” mumbled the fox, its mouth filled with smoked fish.
“You mean the price?” interrupted the cormorant. “Well, I’ 11 take off 15%. I’ m not a greedy man. And I ’ II throw in two baskets of fish for your wife too ”
“Well, today is your lucky day. I’ll buy them all.” said the fox, reaching out for the fish.
Nobody knows whether the filthy cormorant feathers were useful or not. but obviously the fox did well on the deal.
( Contemporary Chinese Fables )