Café To GoQuán ven đường

Big Bang – Georges LeMaitre

Michael Lai Nguyen

Có lẽ hầu hết chúng ta đã từng nghe 2 TIẾNG NỔ LỚN [Big Bang] này nhiều lần khi đi tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ. Nhân dịp sinh nhật thứ 129 của người cha đẻ thuyết Big Bang, xin được chia sẻ vài điều về vị Linh Mục Khoa Học Gia Georges LeMaitre.

Dù chỉ là một lý thuyết trong nhiều lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ, nhưng cho đến nay chưa có thuyết nào đánh đổ được Big Bang về nguồn gốc vũ trụ. Nên hầu hết giới khoa học vẫn mặc nhiên chấp nhận Big Bang [Vụ Nổ Lớn] như một sự khởi đầu của vũ trụ cách đây hơn 13 tỉ năm. Theo Big Bang, vũ trụ thoạt đầu là một nhân tố nhỏ bé, không to hơn quả bóng tennis, nhưng chứa một năng lượng Kinh…Kinh…Kinh hồn! Rồi nhân tố ấy nổ tung ra, và thành vũ trụ bao la như ngày nay. Đã bao nhiêu năm mò mẫm, khoa học thế giới chỉ mới lội ngược giòng được đến cái “Mốc ban đầu” ấy để giải thích về sự chào…mình [Tự chào] của vũ trụ. Nếu ai tò mò hơn để nêu câu hỏi “Vậy trước Big Bang là cái gì? Ai đã tạo ra cái quả Big Bang ấy?” Các khoa học gia cũng đành im lặng, nhưng Linh Mục Lemaitre chắc sẽ dõng dạc “… Et In Spiritum Sanctum Dominum et VIVIFICANTEM” để bênh vực cho lý thuyết Công Giáo này.

Linh mục LeMaitre được coi như sự hài hòa Tôn giáo – Khoa học về nguồn gốc vũ trụ. Như vừa đề cập, Big Bang vẫn đang được đón nhận, và Lemaitre vẫn là một linh mục Công Giáo.

Để trở lại với Big Bang, khoa học đã vận dụng nhiều cách: Kính viễn vọng, phi thuyền không gian… James Webb đang đóng vai trò chủ yếu để tìm về những “Kỷ niệm xưa” ấy.  Khi JW nhìn được một galaxy, một ngôi sao cách đây 4 tỉ năm ánh sáng [NAS] chẳng hạn, nó quan sát những diễn biến nơi đây để biết “số phận” của ông Cố, ông Sơ, ông Sờ ông… Sợ của chúng ta cách nay 4 tỉ năm trước. Đây là điều hơi lạ nếu bạn chưa quen với những “Trò chơi vũ trụ”, xin phép diễn rộng một chút. Khi ta thấy một vật thể cách ta 4 tỉ NAS [Không gian], ta đang thấy sinh hoạt của nó 4 tỉ năm [Thời gian] về trước. Thí dụ một tia chớp xẩy ra trên Mặt Trăng [Cách đây 300.000 kms], thì 1 giây sau chúng ta mới nhìn thấy tia chớp ấy. [Xin nhắc lại là vận tốc ánh sáng là 300.000 kms/ giây]. Tương tự, nếu Mặt Trời bị “mất sáng” chẳng hạn, thì chúng ta vẫn còn ánh sáng của nó sau 8 phút [Mặt Trời cách xa ta 8 phút ánh sáng].

Cái trò chơi đi lùng cảnh xa để suy ra người gần đã được áp dụng để tìm nguồn gốc vũ trụ từ nhiều thập kỷ qua. Khảo cổ, đào bới chỉ giải quyết được những chuyện của Địa Cầu.  Muốn đi xa hơn, muốn làm “xuôi gia” với những hành tinh, thiên hà xa xôi hơn như Andromeda [2.5 triệu NAS], NGC 976 [150 triệu NAS],  hay ARP 248 [200 triệu NAS]…, con người phải sử dụng “cái gương” ở xa để nhìn thấy bóng quá khứ của mình nơi đó. Đấy là những gì James Webb và những siêu viễn vọng kính khác đang cố gắng thực hiện.

Có rất, rất nhiều điều thú vị về sự sinh ra, sự lớn lên và “trưởng thành” của vũ trụ, tương quan với niềm tin tôn giáo mà chúng ta có thể tìm được với những tác phẩm có liên quan đến LeMaitre như Georges Lemaitre et La Théorie du Big Bang, Georges Lemaitre: Life, Science, and Legacy….

Điều chúng ta được biết và đang suy nghĩ hôm nay đã được khai phá bởi những người tiên phong đi trước. Họ cống hiến cuộc đời mình cho những tiện nghi mà chúng ta đang xài hôm nay. Kho tàng kiến thức khoa học nhân loại mỗi ngày một phong phú hơn. Nếu ta không thể đóng góp trực tiếp vào kho tàng ấy với những phát minh, chúng ta vẫn có thể đóng góp bằng sự hoan hô, cổ vũ cho những phát minh ấy. Sự đóng góp gián tiếp ấy cũng là cách làm giầu cho kho tàng hiểu biết của nhân loại để dành lại cho những thế hệ mai sau.

Nhân dịp sinh nhật thứ 129 [17.7.1894] của Linh Mục Khoa Học Gia Georges Lemaitre, xin chia sẻ vài suy nghĩ về Ông.

Lai Nguyen

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button