Nhiều tác giảSuy niệm

Thánh Phêrô và PhaoLô | Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh

THÁNH PHÊ RÔ VÀ PHAO LÔ

THÁNH PHÊRÔ – TÔNG ĐỒ (+64)
Lễ Kính: với Phaolô ngày 29 tháng Sáu.
Lễ Tòa ngai: ngày 22 tháng Hai.
Lễ Thánh hiến Vưong Cung Thánh Đường: ngày 18 tháng 11

Simon Phêrô, quê ở Bethsaida là một ngư phủ, được em là Anrê đem đến giới thiệu với Chủa Giêsu và cả hai được chọn làm “kẻ đi lưới người”. Vào thời ấy, Simon có vợ, sống chung với em ở Caphanaum bên cạnh bờ hồ. Chúa kết nạp vào nhóm 12 và người gọi ông là Phêrô và luôn luôn tên ông đứng đầu sổ, Giáo Hội dạy các Giám Mục Lamã kế vị Phêrô được hưởng quyền tối thượng trong hoàn vũ và được ơn vô ngộ trong đạo lý. Quyền vô ngộ và tối thượng ấy dựa trên 3 đoạn Phúc âm sau đây:

  1. Matheô 6, 19-19: Các môn đệ được Chúa hỏi: “Chúng con nói Thầy là ai?” Phêrô trả lới: “Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống.” Và Chúa khen Phêrô: “Con nói Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống” thì “Ta nói với con” Con là Phêrô..” Việc đối chiếu cho thấy rằng: Kitô là một tước hiệu, không phải là một tên thì Phêrô ở đây không phải là một tên mà là bản chất của một phận sự mà chúng ta hiểu ngay. “Con là Phêrô, nghĩa là đá, và trên đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.” Simon được chỉ định để trở nên nền tảng của Giáo hội. Quyền lực hỏa ngục không làm gì được. Giáo Hội vững chắc có thể chống lại mọi cuộc tấn công và sự vững chắc ấy dựa trên một tảng đá, Simon Phêrô, không phải là Simon Phêrô con người sai lầm (Simon) mà trên con người được trao phó một nhiệm vụ (Phêrô)

Câu khẳng quyết tiếp theo: “Và Ta sẽ trao cho con chìa khóa nước Trới”, cỏ thể đem đối chiếu với Isai (22, 19-22). Trong nước trời, Phêrô phải được quyền tối thượng vì là vị đại diện trần thế của vua trên trời. Chúa kết luận: những gì Phêrô quyết định dưới trần gian được coi như bởi Thiên Chúa. Đành rằng quyền cầm buộc và tháo gỡ^cũng được ban cho tất cả các Tông Đồ (18, 18). Nhưng vì Phêrô là nền tảng do chức vụ, lời hứa ấy không hạ thấp uy quyền tối thượng của Phêrô.

  1. Đoạn Phúc âm quan trọng thứ hai là đoạn Chúa nói: “Hãy chăn dắt đoàn chiên cũa Thầy” (Gio 21, 15-18). Đem đối chiếu với lời: “Chỉ có một đoàn chiên và một chủ chiên”, vị chủ chiên duy nhất ấy là Chúa Kitô. Chúa biết sự hiện diện của Chúa ở trần gian sắp kết thúc nên đã trao đoàn chiên cho Phêrô. Đoàn chiên cần một chủ chăn mà trên hết là vị chủ chăn cao cấp nhất, vị chủ chăn đại diện Chúa là Phêrô.
  2. Luca 52, 32: “Và Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Và phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin.” Đoạn này như một lời truyền cho Phêrô thực thi bổn phận nâng đỡ đã nói trong Matheô (XVI).

Sau khi Chúa lên trời, vai trò tối cao của Phêrô được nhìn nhận. Người “đi thăm các thánh mọi nơi,” giải quyết vụ tranh chấp về người ngoài được rửa tội trong công đồng Giêrusalem. Do thánh thư gửi Glata, ta biết Người đến Antiochia, thăm nhiều cộng đoàn Tiểu Á (thư thứ nhất của Người). Rồi Người đến Lamã, sau khi viếng Corinto (1 Cor 1,12)

Ngày nay, lịch sử và khoa khảo cổ đều chứng minh Phêrô đã sống cuối đời và chết tại Lamã. Phần mộ chôn dưới lòng đền thờ Thánh Phêrô. Từ 1939 đến 1949, các nhà khảo cổ đã tìm kiếm và đi đến kết quả trong một lời tuyên bố của Đức Piô XII, rằng “Phêrô đã được tìm thấy – Pierre retronvé.” Người chết năm 64, dưới thời vua Neron. Phêrô đã để lại hai lá Thư.

THÁNH PHAOLÔ (+67)
Lễ Kính: ngày 29 tháng Sáu

Mặc dầu Phaolô không biết Chúa Kitô, Người vẫn được kể vào số các tông đồ, vì vai trò lớn lao của Người trong việc rao giảng Tin mừng cho dân ngoại. Sinh hạ tại Tarse (Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ) trong một gia đình Do Thái là công dân Lamã, mang tên là Saul. Lúc trưởng thành, người đến Giêrusalem theo học với một nhà thông luật là Gamalien, Người bắt bớ cộng đoàn Kitô hữu, ủng hộ việc ném đá phó tế Stephano.

Sách Công Vụ trường thuật cuộc trở lại của ông trên đường Damas khi ông đi bắt người Kitô hữu. ông nghe Chúa Kitô gọi: “Vì sao ngươi bắt bớ Ta?” Người được rửa tội do một người ở Damas và lấy tên là Phaolô. Từ đây ông đem tất cả tài năng dồi dào để phục vụ đức tin suốt đời.

Với kiến thức rộng rãi về văn hóa Do Thái và Hy Lạp, Người được chọn để trở nên tông đồ dân ngoại và một nhà tư tưởng của Giáo Hội tiên khởi. Trong 20 năm cho đến ngày bị bắt cuối cùng, Người vẫn giữ liên lạc mật thiết với vị lãnh đạo của Giáo Hội ở Giêrusalem, đồng thời đã xuôi ngược khắp miền Đông Á và Hy Lạp, lập nên nhiều giáo hội, theo dõi nâng đỡ bằng các cuộc viếng thăm và thơ từ là các Thánh Thư gửi cho các giáo đoàn, người phải qua bao thử thách, bao khó khăn và thất vọng, nhưng nhờ Người mà đức tin được triển nở khắp vùng địa trung hải. Bị bắt tại Giêsusalem lần nữa và bị lưu giữ hai năm tại Cêsarê, Người dựa trên quyền công dân Lamã để nại đến hoàng đế Cêsa. Người được dẫn về Lamã và đến đó năm 60, sau một cuộc hải hành đầy sóng gió. Năm 63, Người được trả tự do rồi bị bắt lại năm 66 và bị chém. Đầu năm 67 tại chỗ sau này ngôi thánh đường kính thánh Phaolô ngoại thành được xây đựng. Người chịu chết ít lâu sau thánh Phêrô cũng bị đóng đinh năm 64 dưới thời vua Neron. Đó là hai “cột trụ đức tin”, được mừng vào cùng một ngày lễ.

Vai trò của Phaolô thật lớn lao. Giáo hộl ở Lamã đã được thiết lập như trong một thánh thư của Phaolô cho biết. Phêrô, vị thủ lãnh đã an vị. Vậy Phaolô đã làm gí? Người là tông đồ rất nhiệt thành, một tấm gương chói lọi. Người xem ra nhút nhát, mặc cảm phần nào vì gương mặt, nhưng là một sức mạnh tinh thần lớn lao vì đã ban cho đạo lý mỗt căn bản suy luận. Người không thích sự lu mờ, không rõ ràng, nhưng không có thể nói Người cỏ một đạo lý riêng, “đạo lý Phaolô” Người chỉ giảng phúc âm, nhưng đã giải thích rõ ràng, có hệ thống Tin mừng cứu rỗi. Dựa trên tín điều “Giêsu là Đấng Kitô,” Người đem Cựu Ước đối chiếu với Tân Ước, so sánh Israen và giáo hội, ơn sủng thay luật Môise, Chúa Kitô là Ađam mới, “hình ảnh Thiên Chúa, đạo lý rất gần với giáo lý nhập thể của Gioan, nhưng diễn tả bằng hình ảnh sống động. Từ hồi Lời Chúa vang vọng: Phaolô sao ngươi bắt bớ ta? Phaolô đã diễn nghĩa về đạo lý Nhiệm Thể Chúa Kitô. “Sự gì thiếu sót trong cuộc thương khó Chúa Kitô thì tôi hoàn tất trong xác thịt tôi, cho thân thể của Ngài là Hội Thánh” (Col. 1,24).

Giáo Hội là Giáo Hội hoàn vũ. Trong khi Phêrô mới đầu tỏ ra dè dặt trong vấn đề thì Phaolô đã mạnh mẽ tuyên xưng Giáo Hội là Giáo Hội Công giáo, hoàn vũ, ơn cứu chuộc Chúa mang đến cho mọi người: “từ đân không có Hy Lạp, Do Thái, cắt bì, không cắt bì, nô lệ, tự do..mà Chúa Kitô trong mọi sự và mọi người” (Col. 3, 11)

Phaolô để lại 13 Thánh thư, Thánh thư 14 gửi giáo đoàn Hêbreô có thể là của một đồ đệ của Phaolô, ông Apollos.

(Theo Lịch Phụng Vụ Chư Thánh 2018 của Lm. Augustino NGUYỄN VĂN TRINH)

Bài liên quan

Back to top button