Nhiều tác giảSuy niệm

Các Thánh tử đạo tiên khởi của giáo đoàn Rôma (khoảng 64) | Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh

Các Thánh tử đạo tiên khởi của giáo đoàn Rôma (khoảng 64)
Ngày 30 tháng Sáu.

Lễ nhớ này luôn được cử hành tại hí trường Nero ở Vatican, để gợi lại cuộc hỏa hoạn đầy tai tiếng ngày 16 tháng 7 năm 64, sau đó rất nhiều Ki-tô hữu bị ném cho các mãnh thú, bị đốt cháy như những con dê tế thần, theo tường thuật của sử gia Tacite (Niên sử XV,44). Nhưng chỉ có cuốn danh mục các thánh tử đạo Rôma nhắc đến lễ nhớ cuộc tuẫn đạo này thường được cử hành tương đối trọng thể vào ngày 24 tháng 6.

Tuẫn đạo danh lục kính nhớ vào ngày 29 tháng 6 nhiều thánh tử đạo (979) sau khi mừng hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Hồi đầu, người ta sùng kính các thánh tử đạo tiên khởi này tại Rôma trong thánh đường Đức Mẹ sầu Bi. Sau đó, việc sùng kính này được phổ biến khắp thành phố Rôma năm 1923, rồi được công nhận với mọi nghi thức Rôrtìa năm 1969.

(Lịch Phụng Vụ Chư Thánh 2018 – Lm. Augustino NGUYỄN VĂN TRINH)

_______________

Sưu tầm

Ngày 30 tháng 6
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI CỦA GIÁO ĐOÀN RÔMA

+ I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Hôm nay Hội thánh cho chúng ta mừng kính toàn thể các thánh tử đạo tiên khởi của giáo đoàn Rô-ma, bị bạo chúa Nê-ron sát hại sau vụ cháy thành La-mã vào ngày 18 tháng 7 năm 64. Một vụ hỏa họan kinh khiếp, tiếp theo là một cuộc bách hại người công giáo hết sức tàn nhẫn dã man, có thể nói là có một không hai trong lịch sử.

Số là đêm 18 tháng 7 năm 64, cả kinh thành Rô-ma bỗng bốc cháy và kéo dài suốt 6 ngày 7 đêm. Thật là một tai họa khủng khiếp, gây tổn thất nặng nề. Không ai biết được nguyên nhân của vụ cháy, nhưng bạo chúa Nerôn qui trách nhiệm cho người công giáo, để ông ta có cớ sát hại những người tin theo Chúa. Thật là một cuộc đàn áp dã man, giết hại hết sức tàn bạo bất công. Nerôn đinh ninh rằng khi giết hại hết được các tín hữu Kitô như thế, ông ta sẽ tiêu diệt được đạo Chúa, nhưng vô tình ông đã giúp phát triển và củng cố Hội thánh Chúa bằng gương trung kiên với đức tin và nhất là dòng máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh thêm người theo đạo.

Sử gia ngoại giáo người La-mã, tên là Tacitus đã chép lại cuộc bách hại kinh khủng này như sau: “Để tránh tiếng cho rằng mình đã đốt kinh thành Rô-ma, Hoàng đế Nêrôn đã trút tội lên đầu những người Kitô hữu, là đồ đệ của Chúa Giêsu, Người đã bị bị tổng trấn Phong-xi-ô Phi-la-tô hành hình dưới thời Hoàng đế Ti-bê-ri-ô. Người ta đã bắt giết những người Kitô hữu này một cách dã man. Người ta biến các tử tôi này thành trò chơi mua vui cho mọi người bằng cách quăng họ vào cho thú dữ phanh thây, chà đạp, xé xác; hoặc đóng đinh vào thập tự hay tẩm dầu đốt cháy, như những ngọn đuốc vào trong đêm tối…

Chính Nê-rôn chứng kiến những cuộc sát hại này mà ông gọi là trò tiêu khiển cho dân thành. Ông ta còn thành lập nhiều hí trường để hành hạ người có đạo. Số người bị bắt giết để làm trò mua vui thật là vô số kể…”

Người ta cho rằng, số các Ki-tô hữu bị hành hình trong cuộc bách hại của hoàng đế Nê-rô là rất nhiều và không thể đếm nổi. Còn theo Thánh Hieronymus, có tổng cộng 979 Ki-tô hữu đã bị hành hình trong vụ này. Hầu hết những Ki-tô hữu đó đều là những người vô danh, giờ đây không ai biết đến danh tánh hay tên tuổi của họ. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, các vị Tử Đạo này đã không được Giáo hội cử hành Lễ kính nhớ.

Mãi tới năm 1923, một Đại Lễ kính chung tất cả các Thánh Tử Đạo mới được cử hành lần đầu tiên tại Rô-ma. Sau đó, từ năm 1969, với cuộc cải tổ Lịch Phụng Vụ, ngày Lễ này đã chính thức được ghi vào trong lịch Kính Các Thánh chung của toàn Giáo hội Công Giáo, và được đổi tên thành Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của Giáo đoàn Rô-ma. Kể từ đó, Giáo hội cử hành Lễ này vào ngày 30 tháng 06, sau Đại Lễ Kính Hai Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, ở bậc Lễ Nhớ không buộc.

+ II. BÀI HỌC

Thánh lễ hôm nay được đặt tên là thánh lễ mừng kính các thánh Tử Đạo tiên khởi của Giáo Đoàn Roma. Gọi là tiên khởi là gọi theo nghĩa văn chương chứ nói theo kiểu bình dân thì chúng ta có thể gọi là Đầu Tiên.

Khi nói tới đầu tiên là chúng ta ngầm hiểu rằng trước đó đã không có.

Trong cuộc sống dĩ nhiên cũng có những cái chỉ xảy ra có một lần. Người vẫn thường nói đến cái xảy ra lần đầu tiên và cũng là lần sau hết. Tuy nhiên thông thường mà nói thì khi đã có cái đầu tiên thì thường người ta vẫn giả định rằng là sẽ có những cái tương tự xảy ra sau đó. Chính vì thế mà tiếng đầu tiên mang một ý nghĩa thật quan trọng.

Trong Tin Mừng sau khi tường thuật lại Phép là hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana, thánh Gioan đã ghi chú: “Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.”(Ga 2, 11)Sau đó Chúa đã làm nhiều phép lạ khác..

Khi bị đuổi ra khỏi địa đường và gánh chịu hình phạt lao dịch rồi, Adam phải vất vả và khổ cực tìm kiếm của ăn.

Truyền thuyết còn ghi lại: “Lần kia, trên đường lao dịch, Adam vấp phải cái xác bất động của Abel. Adam nâng dậy vác lên vai và đem về đặt trong lòng Eva.

Ông bà lay gọi, nhưng Abel không đáp lại. Trước đây Abel không có trầm lặng như vậy.

Ông bà nâng tay Abel lên, bàn tay lại rơi xuống đất bất động. Trước dây không hề thấy như thế…

Ông bà nhìn vào đôi mắt lạnh ngắt trắng dã vô tư một cách bí mật. Trước đây đôi mắt của Abel có vô tình như vậy bao giờ đâu.

Ông bà kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc tăng dần. Ông bà chợt nhớ lời: “Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ phải chết”.

Đó là cái chết đầu tiên trên thế giới.

Làm người  rồi ai cũng phải chết. Thế nhưng như người xưa vẫn thường nói: “Trâu chết để da, người chết để tiếng”.

Các thánh tử đạo đầu tiên của Giáo đoàn Roma quả là những anh hùng. Các ngài đã để lại cho những thế hệ mai sau một bài học thật sáng ngời. Đó là sẵn sàng hy sinh cả mạng sống mình để trung thành với niềm tin. Chúa Giêsu đã dạy: “Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10, 11)

Chúng hãy xin Chúa cho mỗi người chúng ta được can đảm như các ngài.

Thánh  Basile (330-378) tiến sĩ Giáo hội, có kể lại một chuyện tích xảy ra ở Tiểu Á như sau. Licinnius, phó quan của Constantine đại đế bắt bớ người công giáo và bắt họ phải tế lễ bụt thần nếu không sẽ bị tử hình.Năm 320, lữ đoàn 12, lữ đoàn khét tiếng đóng quân tại Sebaste ở Arménie, được lệnh tham dự cuộc tế lễ, ngay tức thì 40 viên sĩ quan ra khỏi hàng và tuyên bố với viên tư lệnh lữ đoàn rằng họ sẽ không vi phạm lời thề hứa của họ với Thiên Chúa dù có phải vì phạm lệnh của hoàng đế. Lúc đó đang là giữa mùa đông rét buốt, vị tổng quản ra lệnh cho lột quần áo họ và ngâm họ vào trong hồ băng giá tiết đông. Trên bờ hồ, ông cho sửa soạn nước nóng, để dành cho những ai không chịu được đau đớn sẽ đến tế lễ tà thần. Các chiến sĩ vẫn dũng cảm, vừa hát Thánh vịnh, vừa chở đợi cái chết đến giải thoát họ khỏi mọi nhục hình.

Khi đó một người lính canh trên bờ hồ thấy 40 triều thiên sáng chói từ trời bay xuống trên đầu các vị tử đạo, trừ có một triều thiên còn đang bay lơ lửng chưa có người đến tiếp nhận. Trong khi có một người lính đang suy nghĩ về hiện tượng lạ xảy ra, thì một người sĩ quan mà triều thiên không đến đậu trên đầu đã bước ra khỏi hồ và nhảy vào bồn nước ấm. Bị “sốc nhiệt”, người ấy đã chết tức khắc. Liền ngay sau đó, người lính canh vì nhận mình là người công giáo nên anh đã bị lột quần áo. Anh hòa mình vào những đau đớn và cái chết của 39 vị khác. Sau đó người ta đã kéo tất cả ra khỏi hồ, và thiêu họ trên dàn củi đã dốt sẵn. Phần đông những người này vẫn còn sống. Người ta thấy những triều thiên từ trời rơi xuống trên đầu 40 vị tử đạo. Pháp trường vang tiếng hát ca mừng chiến thắng khải hoàn.

Nguồn : tgpsaigon.net

 

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button