6 loại ảo ảnh thị giác “hư hư thực thực” khiến bạn chẳng biết đường nào mà lần.
Ảo ảnh thị giác là thứ khiến chúng ta dù biết là mình bị lừa, nhưng vẫn cứ lao đầu vào tìm hiểu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng não bộ rất dễ bị đánh lừa bởi những hiện tượng mang tên “ảo ảnh thị giác” – optical illusion. Đó là khi hình ảnh não bộ tiếp nhận được lại khác so với thực tế. Nguyên do vì sao não lại như vậy thực sự vẫn còn gây tranh cãi.
Và dưới đây chính là những ví dụ rõ ràng nhất cho thấy ảo ảnh thị giác có thể khiến bạn cảm thấy “hư hư thực thực, chẳng biết đường nào mà lần”.
1. Đây là con vật gì?
Con ếch?
2 bức ảnh trên thể hiện rằng hình ảnh có thể được tiếp nhận theo cách khác nhau khi góc độ nhìn thay đổi. Mặc dù hình ảnh vốn chỉ là con ếch nhưng khi xoay dọc ra, não bộ tự động điều chỉnh hình ảnh, sao cho những gì chúng ta ghi nhận được là con ngựa.
2. Chú mèo này đang đi lên hay đi xuống?
Nguyên nhân là bởi bức ảnh trên mạng có chất lượng hình ảnh không cao. Các yếu tố xung quanh chú mèo như bậc cầu thang, bức tường hay sàn nhà đằng sau đều mờ và vỡ nét. Khi đó, các thông tin thu thập được từ mắt không cung cấp đủ để não bộ có thể nhận diện ra được vật, khiến não “tiên đoán” trước để làm hình ảnh trở nên hợp lý. Đây cũng chính là lúc chúng ta bị ảo ảnh đánh lừa.
Tương tự, cửa sổ này nằm phía bên trái hay bên phải tòa nhà?
3. 3 cô gái xinh đẹp…
Nhầm rồi!
Hiện tượng này được gọi là ảo giác Thatcher – do người thực hiện ảo giác này đầu tiên đã dùng bức hình của Margaret Thatcher – thủ tướng Anh thời bấy giờ.
Thực chất, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa có lời giải chính thức. Chúng ta mới chỉ biết rằng, não bộ có cơ chế nhận mặt người rất nhạy, và khu vực chịu trách nhiệm cho điều này là vỏ não trước trán – nơi phân tích các thông tin nhận diện mắt và miệng.
Một trong những giả thuyết được đặt ra ở hiện tượng này là do thói quen của não bộ. Theo đó, não bộ nhận diện gương mặt là nhờ vào thông tin có sẵn – như khoảng cách giữa mũi và miệng, hoặc khoảng cách giữa hai mắt. Tuy nhiên khi khuôn mặt bị úp ngược, não bộ sẽ không phân tích được nữa, đơn giản là vì bình thường mặt chúng ta không quay ngược như thế.
Chính vì vậy, não bộ sẽ có xu hướng xử lý thông tin rất vắn tắt và đưa ra nhiều dự đoán, trong đó có việc biến khuôn mặt bất thường trở thành bình thường như ảo giác Thatcher.
4. Ảo giác hào quang Mặt trời
Đây được gọi là hiệu ứng “vùng sáng chuyển động” (The dynamic luminance-gradient effect), hay còn gọi vui là ảo giác Mặt trời.
Lý do được cho là vì những đường kẻ hướng tâm xung quanh đã khiến cho não bộ tập trung vào tâm bức hình. Khi tiến lại gần, vùng sáng sẽ tiếp tục choán tầm nhìn của mắt, khiến não bộ tự tạo ra hiệu ứng “tăng sáng” của bức hình.
5. Ảo giác căn phòng Ames
Do não bộ luôn “cứng đầu” cho rằng, căn phòng nào cũng có hình chữ nhật và bắt ta phải nghĩ rằng đây là một căn phòng hình chữ nhật. Chứ thực ra căn phòng này có hình dạng như hình dưới đây cơ.
6. Hiệu ứng Droste
Đây thực chất là một hiệu ứng trong hội họa, trong đó hình ảnh của vật sẽ liên tục xuất hiện trong phiên bản nhỏ hơn, tạo thành một vòng lặp không bao giờ kết thúc.
Bạn cũng có thể tự tạo ra hiệu ứng này bằng cách đặt 2 tấm gương đối diện nhau.