Đường lên Tây Tạng [Phần 3]: Cung điện mùa Đông của Tây Tạng
Đường vào bên hông Potala.
Chờ mua vé và kiểm tra an ninh.
Qua 2 lượt kiểm tra an ninh thì cả nhóm vào được bên trong khuôn viên Potala.
Trời hôm nay nhiều mây, chưa có nắng nhưng cứ phải chụp ảnh đánh dấu phát đã.
Một vài hình ảnh trong khuôn viên dưới chân Polata.
Những vườn hoa thược dược được chăm sóc khá chu đáo.
Hoa hồng và các loại hoa cây cảnh khác cũng khá nhiều.
Chụp choẹt cho chị em ở bên dưới một lúc thì đến giờ đi lên. Thời gian vào đây bị khống chế theo giờ, chứ không phải lúc nào muốn vào là được. Chắc vì quá đông nên họ bán vé thăm quan mỗi lượt chừng 200 khách gì đó, đến chậm không kịp mua thì phải chờ đến lượt sau.
Lại xếp hàng kiểm tra vé và an ninh.
Trên vé có ghi đầy đủ tên tuổi số hộ chiếu của người tham quan. Giá vé không ghi vào đây, nhưng là 200 tệ cho khách du lịch và chỉ có 1 tệ cho dân địa phương.
Cần mẫn xếp hàng cả khoai lang, khoai tây lẫn khoai ngổ.
Cây cột đá được dựng lên để tưởng nhớ những người có công xây dựng nên cung điện này. Trước khi xây cái hàng rào bảo vệ, cái cột này thường bị dân gí ngón tay xoa xoa lấy may tạo nên hàng loạt cái lỗ dọc trên cây cột.
Khu vực này chắc cấm du khách.
Nhìn lên thì cung điện vẫn cao vời vợi.
Nghỉ ngơi chút rồi chuẩn bị leo cầu thang.
Leo những bậc cầu thang tưởng như đơn giản mà lại vô cùng mệt mỏi. Cứ được chừng chục bậc là phải đứng lại há mồm ra thở.
Được một đoạn lại nghỉ, ngó lên ngó xuống xem nó thế nào.
Bậc thang cứ zíc zắc đi lên.
Tiếp tục leo và leo
Sắp lên đến nơi rồi, nghe nói nhiều du khách leo lên đến đây rồi mà cũng phải bỏ cuộc vì không còn sức đi tiếp. Leo thang bộ 72 tầng tòa nhà Keangnam chắc cũng không thể mệt hơn thế này.
Khu vực tham quan là Bạch cung và Hồng cung, những chỗ khác không được phép. Quy định cấm chụp ảnh bên trong, chỉ cho phép râu ria bên ngoài.
Tranh thủ chụp nốt chỗ này, sau cái cầu thang gỗ vào Bạch Cung kia thì cái máy ảnh trở thành cục gạch.
Cố thêm vài phát trước khi nhét máy ảnh vào ba lô nếu như không muốn nó nằm trong đồn cảnh sát.
Hồng cung nó nối liền với Bạch cung, chẳng chụp được bên trong giờ ra ngoài nó nhìn như thế này đây. Cơ bản là như nhau khác mỗi cái bên ngoài được sơn màu trắng với màu hồng sậm mà thôi.
Ra ngoài là phía mặt sau của Potala, có mấy cái ảnh toàn cảnh Lhasa từ trên cao hầu các bác.
Ngồi nghỉ chân ngắm nghía một lúc rồi đi xuống.
Có cặp đôi chắc vi phạm chụp ảnh trong cung cấm nên bị một chú an ninh ra thu máy ảnh và yêu cầu về đồn xử lý.
Dọc đường đi xuống.
Dưới chân phía sau được xếp hàng dãy những bánh xe luân xa.
Buổi trưa hôm nay mọi người được đưa đến một căn hộ nhỏ của người Tạng để thưởng thức đồ ăn của họ xem sao. Nó cũng gần giống như dịch vụ homestay của mình nhưng đây họ chỉ phục vụ bữa trưa mà thôi. Nằm trong khu chung cư cũ với khoảng sân chung, khu vệ sinh cũng chung nốt.
Căn hộ nhỏ cho gia đình 2 vợ chồng và 1 đứa con khá nhỏ nhưng cũng tiếp đón hàng trăm nhóm khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Những dòng chữ lưu bút kín chỗ trên tấm bạt căng trong phòng. Chủ nhà dễ mến chạy ra chạy vào phục vụ nhưng người khách đến từ phương xa. Các món ăn tương đối là ngon, trừ một món gần giống như sủi cảo thì chịu chết không nuốt nổi.
Nơi đây lưu giữ rất nhiều vật phẩm quý như bộ kinh Tangyur, 18 vị La hán, cùng bức tượng Hayagriva là những báu vật của tu viện.
Đường vào trong tu viện không xa lắm nhưng lại có chút dốc nên cũng vừa đi vừa thở hắt ra.
Nhưng ấn tượng và cũng là may mắn nữa, khi cả hội đến đó cũng đúng lúc các tăng sư đang có buổi debate, tranh luận về kinh phật đặc trưng của dòng Phật giáo nơi đây.
Kẻ đứng người ngồi, anh hỏi chú trả lời, tiếng vỗ tay dậm chân cứ như muốn đấm nhau đến nơi rồi. Với kẻ ngoại đạo như mình thì cũng chỉ cần hiểu đó là nguyên tắc, cách thức trau dồi kinh phật của các sư sãi là đủ.
Du khách nhóm thì mang điện thoại ra chụp, nhóm vác súng ra bắn.
Sau khi dạo hết lượt bên trong, một bạn trong đoàn có lẽ đã ngấm kinh phật nên hành lễ luôn. Các bác để ý chú mật vụ đội mũ đeo kính đen, kiểm tra nhất cử nhất động của mọi du khách.
May mắn thế nào lại được một sư phụ đi qua dừng lại truyền cho ít Phật pháp.