Lướt webThường thức gia đình

Người hay bị cảm cúm nhức đầu sổ mũi: Hãy “bỏ túi” ngay 7 lời khuyên hữu ích

Vân Hồng

Bị cảm cúm, nhiễm lạnh, nhức đầu sổ mũi sẽ khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên”. Những giải pháp từ thực phẩm sau đây giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả, đẩy lùi sự khó chịu.

Cảm lạnh, cảm cúm là căn bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến, có tỉ lệ người mắc cao, gây khó khăn trong sinh hoạt đời thường và bản thân người bệnh luôn trong tình trạng “không được khỏe”. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường, bệnh càng bùng phát mạnh mẽ.

Những người hay bị cảm lạnh mà lại ngại uống thuốc, hoặc sợ tác dụng phụ của thuốc, uống lâu dài sẽ bị nhờn thuốc thì danh sách thực phẩm sau đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, hãy chắc chắn rằng bạn đã đưa vào thực đơn những món ăn có sức đề kháng cao này, đặc biệt là tốt cho trẻ nhỏ, người cao tuổi.

7 lời khuyên ăn uống người hay bị cảm cúm nhất định phải nhớ

  1. Canh gà, cháo gà

Ăn cháo, canh hay súp gà có thể làm giảm viêm họng và làm mềm hệ hô hấp, có vai trò làm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh gây ra tắc nghẽn mũi, ho, chảy nước mũi, đau họng và các triệu chứng khác.

Thịt gà nấu mềm có rất nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm nhiều axit amin mà cơ thể con người cần. Từ đó có thể tăng cường sức đề kháng, đánh bại sự tấn công của virus gây cảm lạnh.

Ngoài ra, gà cũng chứa một số chất hóa học đặc biệt, có thể tăng cường sự linh hoạt của máu lưu thông vùng cổ họng, thúc đẩy tiết dịch mũi, bảo vệ đường hô hấp, loại bỏ virus, do đó có thể làm cho quá trình cảm lạnh được chữa khỏi nhanh hơn.

  1. Đậu phụ

Bị cảm lạnh là khi các vi rút cảm bên trong cơ thể hoạt động ở trạng thái mạnh mẽ nhất. Lúc này, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ phải “ra sức” chống lại vi rút cảm, khiến cơ thể thiếu hụt các chất, gây mệt mỏi.

Nguồn gốc của các tế bào bạch cầu lại dựa vào protein, vì thế khi bạn có vẻ như sắp bị cảm lạnh thì hãy khẩn trương bổ sung protein, bởi đây là điều trở nên rất quan trọng để “đủ sức” chiến đấu với vi rút.

Mặc dù khi nhắc đến protein, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thịt, nhưng khi cơ thể đã bị virus tấn công, nó sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng, do đó, nếu ăn thịt sẽ khó tiêu hóa và hấp thụ ngay tức thì. Thay vào đó, hãy ăn những món ăn giúp cơ thể hấp thụ nhanh nhất, chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể khi bị ốm, tránh cho cơ thể phải làm việc quá nặng.

Lúc này, đậu phụ chính là gợi ý hàng đầu cho bạn để bổ sung chất đạm kịp thời mà không gây áp lực quá lớn cho hệ tiêu hóa.

  1. Củ cải

Củ cải chứa chất carotene, nó có một vai trò độc đáo trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh cảm lạnh. Món ăn phù hợp nhất để phòng tránh cảm lạnh chính là làm khoảng 1 nửa cốc trà nước sinh tố hoặc nước ép, pha thêm gừng và mật ong, đường trắng, nước vừa đủ để uống thay trà.

Mỗi ngày nên uống loại đồ uống này 3 lần để cải thiện tình trạng bệnh.

  1. Ăn ít muối

Điều trị cảm lạnh, cần chú ý ăn ít muối, ăn thêm nhiều gia vị khác như gừng, ớt khô có thể làm cho virus cảm lạnh bị tiêu diệt, từ đó sẽ giảm ho và đờm.

  1. Ăn thêm mật ong

Bởi vì mật ong có chứa nhiều hợp chất sinh học hoạt tính, có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày duy trì việc uống mật ong 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị cảm lạnh.

  1. Rau chân vịt (bina)

Rau chân vịt có một vị trí rất đặc biệt trong thực đơn ăn uống hàng ngày, đặc biệt là ở phương Tây, bởi nhiều nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những thực phẩm tốt cần có trên bàn ăn của các gia đình.

Giá trị dinh dưỡng của rau bina chủ yếu là để bổ sung chất xơ, chất dinh dưỡng, carotene và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Rau chân vịt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xào tỏi, trộn dầu ăn, canh, luộc. Đây là món ăn rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.

  1. Trà gừng đường

Đối với trường hợp cảm lạnh do bị nhiễm lạnh khi đi ra ngoài, dẫn đến đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng khác. Thêm vào đó là cảm giác sợ nóng sợ lạnh cùng lúc, thì nên uống nước trà gừng pha đường là giải pháp hữu hiệu nhất.

Cách chế biến món đồ uống này khá đơn giản, chỉ cần nấu gừng, đường và trà rồi uống. Mỗi ngày uống khoảng từ 1-2 cốc, có thể giải phóng hơi lạnh tích tụ trong cơ thể, phòng tránh cảm lạnh diễn biến nặng hơn.

Gừng có chứa các thành phần có vị cay nồng, có thể làm ấm cơ thể, kích thích dây thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu. Chất Gingerol có thể làm tăng số bạch cầu, kích hoạt chức năng miễn dịch, chống cảm lạnh, đồng thời có tác dụng diệt khuẩn, có thể chống lại chứng viêm do vi khuẩn gây ra, tấn công phế quản.

Chất Shogaol trong gừng có thể cải thiện thân nhiệt cơ thể, làm cho nhiệt độ cơ thể ấm dần lên.

*Theo NTDTV

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button