“Ƭình đã như mùɑ thu” | Chuyện phiếm Đạo/Đời
Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 2 mùa Phục Sinh năm B 08-4-2018
“Ƭình đã như mùɑ thu”,
Ŋgàу quɑ tưởng như trong cơn mộng du
Hạnh ρhúc những thuở ấу nɑу quɑ rồi
Một mình thɑo thức νới đêm trôi.”
(Nguyễn Trung Cang – Dạ Khúc)
(Thư Rôma 12: 9-11)
“Trong cơn mộng du” mà sao lại cứ tưởng là “Tình đã như mùa thu”? Thôi thì, thi-ca và âm-nhạc lại vẫn tưởng và cứ tượng, tượng cả thanh lẫn hình rất thường tình một “thao thức”. “Thao thức với đêm trôi”, nhưng vẫn thấy hạnh-phúc cả vào khi “lắng nghe những đêm dài”, như ở dưới:
“Ļắng ngh℮ những đêm dài.
Ƭừng đêm ρhiêu lãng ru hồn sɑу.
Hương xưɑ trên môi tình уêu dấu.
ßóng dáng thuở ấу nɑу còn đâu.
Ŋàу gió mɑng tình tɑ.
Ŋgười đi những уêu thương bɑo ngàу quɑ.
(Ŋgười đi câu cɑ, chuуện đồng xɑ).
ßằng tiếng hát thổn thức trong đêm dài.
Ϲhuуện tình sɑo lắm những u hoài.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
Chuyện tình vẫn rất trẻ theo kiểu của “Nguyễn Trung Cang” như ca-từ nhạc trẻ thời thập niên 1960s, còn mới cứng như bao giờ. Và tình rất trẻ lại cũng là thứ tình cả nhà Đạo lẫn người đời cứ luôn thúc bách mọi người hãy quyết-tâm thực hiện.
Chuyện tình, tưởng còn rất trẻ, như tình của người trẻ hôm nào, được nhà văn/nhà báo ghi lại cũng “cảm động” được dùng để gợi hứng viết “phiếm nhẹ” như sau:
“Thông thường, cứ 5giờ 30 phút chiều, hằng ngày là anh Chu – một lái xe taxi lại bàn giao xe cho người khác. Vì thế mà đúng 5giờ15 là anh sẽ lấy tấm bảng “dừng chở khách” ra, đặt phía trước xe.
Hôm đó là một ngày cuối tuần, một đoàn học sinh ùa qua ngã tư. Không nhịn được, phản xạ theo thói quen, anh Chu dừng xe lại ngắm các bạn nhỏ một hồi. Tất cả đều mặc đồng phục đơn giản, bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười trên mặt.
“Bác ơi, cháu, cháu muốn ngồi xe của bác.” Bất giác, một cô bé có khuyết tật ở chân, đeo ba lô đi đến, nhìn trước nhìn sau rồi hỏi giọng rất vội.
Anh Chu nói mình phải giao xe, nên chỉ dừng lại một lát rồi phải đi ngay. Cô bé cúi đầu, vài giây sau, em cất giọng hết sức khẩn thiết: “Cảm ơn bác. Nhưng cháu chỉ ngồi 1 trạm thôi, một trạm có được không ạ?”
Tiếng cảm ơn của cô bé đã khiến bác tài xế động lòng. Nhìn chiếc áo đồng phục cũ cùng với chiếc ba lô trên lưng không thể cũ hơn của vị khách nhí, anh Chu nén tiếng thở dài: “Lên xe đi”.
Cô bé vui mừng lên xe. Đến chỗ đường vòng, cô bé lý nhí nói:
– Bác ơi, cháu chỉ có 3 đồng, vì thế bác chở cháu nửa trạm cũng được ạ.
Qua gương chiếu hậu, anh Chu thấy nét mặt cô bé có vẻ ửng đỏ. Anh không nói gì. Ở cái thành phố của anh, giá mở cửa xe đã là 10 đồng rồi. Lái xe đến trạm xe buýt gần nhất, anh Chu cho xe dừng lại. Lúc đóng cửa, cô bé vui vẻ nói:
– Cháu cảm ơn bác, thực sự cảm ơn bác nhiều ạ.”
Nhìn cô bé thậm thọt bước đi, bất giác, người lái xe cảm thấy xót xa. Cũng từ hôm cuối tuần đó, cuối tuần nào anh Chu cũng nhìn thấy cô bé đứng đợi ở cổng trường. Vài chiếc taxi chạy qua nhưng cô bé đều không để ý. Lẽ nào cô bé đợi mình? Anh Chu đoán như vậy, trong lòng tự nhiên cảm thấy ấm áp đến lạ.
Rồi anh lái xe tiến về phía “vị khách quen”. Từ xa, cô bé đã giơ tay vẫy. Anh Chu cảm thấy ngạc nhiên lắm. Chiếc Santana màu đỏ anh và xe của những người khác chẳng khác nhau là bao, sao cô bé vừa nhìn đã nhận ra nhỉ?
Vẫn là 3 đồng tiền, vẫn là một trạm xe buýt. Anh Chu không hỏi tại sao cô bé lại chỉ đợi xe của mình, cũng không hỏi tại sao cô bé lại chỉ ngồi một trạm xe buýt. Trẻ con luôn có những bí mật nhỏ của riêng mình, anh biết rõ điều này nên không hỏi gì.
Một lần, hai lần rồi ba lần… dần dần, anh Chu hình thành thói quen cứ đến cuối tuần, trước khi giao xe, vị khách cuối cùng mà anh đón chính là cô bé khuyết tật đó. Anh dựng tấm biển “không chở khách” lên, lái xe thẳng đến cổng trường.
Cô bé đó chắc chỉ tầm 14-15 tuổi. Nhìn thấy anh, cô bé hệt như con hươu con, vui vẻ chào các bạn thật to rồi chạy lên xe. Đi chừng 5 phút, vị khách nhí xuống xe và câu cuối cùng cô bé đó nói là:
– Cảm ơn bác!
Dường như vì chờ đợi câu nói này mà anh Chu dù có đang bận trả khách ở rất xa cũng cố gắng lái xe đến đón cô bé theo lịch. Có những lúc quá giờ giao xe bị phạt tiền, anh vẫn chấp nhận, miễn sao có thể đón được vị khách đặc biệt này.
Thời gian trôi thật nhanh, sự việc trên kéo dài suốt 1 năm, chẳng mấy chốc, họ đã bước sang mùa hè thứ hai. Nhìn cô bé xách cặp sách nặng trịch bước lên xe, anh Chu cảm thấy mình giống như đang mất một thứ gì đó, bởi anh biết vị khách của mình đã sắp tốt nghiệp trung học cơ sở. Không biết nó sẽ học trung học phổ thông ở đâu?
– Bác tài, cảm ơn bác. Đây có thể là lần cuối cùng cháu ngồi xe bác, cháu đã mang thêm rắc rối cho bác rồi. Cháu đã thi đỗ vào trường chuyên nên sau này chắc nửa năm cháu mới về nhà một lần thôi, cô bé nói.
Nhìn vào mắt cô bé qua gương chiếu hậu, anh Chu cảm thấy buồn vô hạn. Cô bé thật xuất sắc, thi đỗ vào trường chuyên số một của tỉnh.
– Vậy ta đưa cháu về nhà nhé”, anh Chu nói.
Thế nhưng cô bé lắc đầu, nói mình chỉ có 3 đồng.
– Lần này ta không lấy tiền”, anh Chu nói và nhìn đồng hồ. Đưa cô bé về nhà chắc chắn sẽ muộn giờ giao xe, nhưng phạt vài đồng có sao đâu, ở bên cô bé thêm một chút dù sao lần này cũng là lần cuối rồi.
Cô bé nói địa chỉ cho bác tài. Đường về nhà cô bé quả thực khá xa. Lúc cô bé định ôm cặp sách xuống xe, anh Chu liền lấy ra một chiếc hộp và nói:
– Đây là quà bác tặng cho cháu.
Cô bé vô cùng ngạc nhiên, nhận quà và cúi đầu cung kính nói:
– Cháu cảm ơn bác, bác tài.
Nhìn cô bé thọt chân đi lên nhà, anh Chu thở dài buồn bã:
– Cô bé, từ nay không được gặp con nữa rồi.
Anh thậm chí còn không biết tên nó là gì. Chẳng mấy chốc, 10 năm đã trôi qua. Anh Chu vẫn làm nghề lái taxi. Hôm đó rảnh việc nên anh giẻ lau ra lau xe. Đúng lúc đó, anh nghe trên kênh đài âm nhạc giao thông có thông tin tìm người, người được tìm là một bác tài lái xe mang biển số XXX của hãng taxi Thắng Lợi 10 năm trước.
Nghe xong, anh Chu ngẩn người. Ai tìm mình nhỉ? 10 năm trước mình đã lái chiếc xe có biển số như vậy. Anh quyết định gọi điện thoại đến tổng đài. Người dẫn chương trình đã rất vui, giao cho anh một số điện thoại lạ. Anh Chu không khỏi băn khoăn, đoán già đoán non không biết đó là ai. Bao năm qua, ngày nào cũng bận rộn vì đồng tiền bát gạo, ngoài vợ anh ra anh dường như chẳng quen biết mấy người. Nhấc điện thoại lên gọi, anh Chu nghe thấy một giọng nữ khá vui vẻ từ đầu dây bên kia. “Là bác phải không, bác tài?”
Anh Chu ngạc nhiên đến đờ người. Tiếng nói này, giọng điệu này thật quen nhưng bác chưa kịp nghĩ ra đó là ai.
– Cảm ơn bác, bác tài, giọng cô gái lại cất lên. Đến lúc này, bác mới nhớ ra cô bé bị thọt chân năm nào. Là cô bé đó! Thật không ngờ 10 năm rồi, cô bé đó vẫn nhớ tới anh!
Hai người hẹn gặp nhau trong một quán cà phê. Lúc gặp lại, anh Chu gần như không nhận ra gười quen cũ. Cô gái trước mặt là cô bé đi xe chỉ với 3 đồng đó sao? Cô gái đứng dậy, cung kính cúi người chào:
– Từ tận đáy lòng, cháu thành thực cảm ơn bác.
Vừa uống cà phê, cô bé năm nào vừa nhắc lại chuyện cũ. Hơn 10 năm trước, bố của cô bé cũng là một người lái xe taxi. Cô bé được bố hết mực yêu thương. Mỗi dịp cuối tuần, dù bận đến đâu người bố cũng lái xe đón con gái về nhà.
Năm đó là dịp Tết Nguyên Đán, cả nhà cô bé về quê ăn tết. Vì muốn chở thêm đồ về quê nên bố cô bé đã mượn chiếc xe tải nhỏ của bạn, vừa chở đồ, vừa chở các thành viên trong gia đình. Thế nhưng đi được nửa đường, vì trời có tuyết dày, trơn trượt nên chiếc xe đã gặp tai nạn. Bố cô bé tử vong tại chỗ, cô bé bị thọt chân sau vụ tai nạn đó.
Ma chay cho bố xong, mẹ cô bé phải bồi thường một khoản tiền xe cho bạn của chồng, lại phải lo tiền làm phẫu thuật cho con gái nên bận rộn suốt từ sáng sớm đến tối khuya. Còn bản thân cô bé, sau tai nạn, cô vùi đầu vào học để sớm vượt qua chuyện không vui này. Cô bé kiên cường lắm, chuyện gì cũng có thể chịu được trừ việc người khác thương hại mình. Thế nên, cô không nói với ai chuyện buồn mà gia đình mình gặp phải. Tan học về nhà, khi bị bạn bè hỏi tại sao lại ngồi xe buýt, cô bé đã nói dối rằng bố bận đi làm xa.
Nói dối được nửa năm thì cô bé gặp anh Chu. Nhìn thấy chiếc xe đỗ bên đường, cô bé có cảm giác bố đang đến đợi mình. Cô bé chỉ có 3 đồng để đi xe buýt song đã lấy hết ra trả tiền taxi nên phải mất cả tiếng đồng hồ để đi bộ về nhà. Mặc dù đường xa nhưng cô bé đi rất thản nhiên, vì sẽ không ai đoán ra bố cô đã mất.
– Chắc bác không thể biết một điều, chiếc xe ngày xưa bác chở cháu chính là chiếc xe bố cháu từng chạy. Biển số xe đó đã in sâu vào đầu cháu rồi, cô bé nói với bác tài xế tốt bụng của mình, vừa nói vừa rơi nước mắt.
– Vì thế nên dù xe đỗ ở xa, cháu vẫn nhận ra.
Anh Chu cảm thấy sống mũi cay cay, suýt chút nữa rơi nước mắt. Tấm huy chương đó luôn ở bên cháu. Cháu không biết nếu không có nó, liệu cháu có ngày hôm nay không. Còn nữa, tiền xe mà bác trả lại cho cháu, cháu vẫn giữ đến giờ”.
– Có số tiền đó, cháu cảm thấy khó khăn gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù bố cháu không còn nhưng cháu cảm giác như mình vẫn nhận được tình yêu thương của bố vậy.
Nói xong, cô gái rút ra một tấm huy chương từ trong túi, đeo lên người. Tấm huy chương đó đã chuyển màu, mặt sau của nó có đề dòng chữ:
– Chúc cuộc đời cháu cũng giống như tấm huy chương vàng này.
Và tấm huy chương vàng đó chính là món quà mà người lái xe đã tặng vị khách nhỏ của mình từ 10 năm trước. Tiễn nhau ra khỏi quán cà phê, cô gái đi xa rồi, anh Chu mới dừng lại bên đường, để mặc nước mắt rơi thật thoải mái. Không chỉ bởi cô bé bị thọt chân ngày nào mà bởi cô con gái bé nhỏ của chính anh. Hơn 10 năm trước, cô bé đã mất vì căn bệnh ung thư quái ác.
Lúc con còn sống, cuối tuần nào anh cũng đưa đón cô bé đi chơi. Và mỗi lần lên xuống xe, nó đều “cảm ơn bố” rất đáng yêu, khiến anh cảm nhận được niềm hạnh phúc ngọt ngào vô bờ bến.
Tấm huy chương vàng mà anh tặng cho vị khách quen của mình chính là phần thưởng mà con gái anh đã giành được trong một cuộc thi ở trường. Nó từng là niềm kiêu ngạo và hi vọng của anh.
Nhưng rồi con gái ra đi đột ngột đã khiến anh tiều tụy. Thế nên cứ đến cuối tuần, anh lại đi qua ngã tư, dừng xe lại để ngắm các em học sinh qua đường, cảm giác như con gái mình vừa đi ra từ cổng trường vậy…
Chính nhờ có khoảng thời gian cô bé thọt chân đi xe mỗi tuần, anh Chu đã tìm được cảm giác con gái đang trở lại bên anh, cuộc sống của anh vẫn còn hy vọng, giúp anh tìm lại được niềm vui trong cuộc sống! (theo Trí Thức Trẻ)
Có câu hỏi từ đâu đó, bảo rằng: tình-tự mà anh Chu ở đây vẫn cảm-kích có là thứ gọi-là “Tình đã như mùa thu” không? Và, tình đó có giống như thứ tình “tự sự” của nhà Đạo từng được các đấng bậc vị vọng diễn nghĩa “dông dài” ở bục giảng, như lời của bậc thày thần-học khi xưa từng nói:
“Đức Giêsu không là thần sứ linh thiêng gồm thiên binh/âm tướng chốn thiên đường. Mà, Ngài sống như một tiên tri cao cả thời Cựu Ước vẫn thể hiện nơi mình Ngài trong nhận thức đích thực về sự sống. Nhận thức ấy, Chính Chúa Cha đã tặng ban cho riêng Ngài. Nhưng, Ngài lại không giống như ngôn sứ/tiên tri có bản vị tựa như thế. Nơi Ngài, là sự thanh sạch ở nội tâm, chẳng mang nơi tâm địa cái gọi là “hội chứng xấu”. Ngài thích nghi trọn vẹn với thực tại loài người. Thực tại ấy, nằm gọn nơi niềm vui của bản vị “người”.
Ở đồng hoang chóp núi hôm ấy, Ngài biết rằng: Ngài hoàn toàn được Cha chấp nhận và trọn vẹn yêu thương như “người” thật cũng rất “người”. Với Chúa Cha, Ngài không là kẻ lạ đến từ hành tinh khác. Và Cha cũng chẳng tỏ ra xa lạ, đối với Ngài. Nói nôm na, thì bảo: đối với Cha, Ngài không là “bạn lâu lắm mới gặp”. Và, Chúa Cha cũng chẳng là “bạn lâu năm xa cách” nay trở lại với Ngài.
Quan hệ giữa Ngài với Cha và giữa Cha với Ngài, không là tương quan khi còn/lúc mất, khi trầm/lúc bổng. Nhưng là sự thật thể hiện nơi nhận thức giữa Ngài và Cha. Đức Giêsu nhận rõ Cha và muốn trở nên như Chúa. Chúa biết rõ Đức Giêsu và muốn trở nên như Ngài. Đây, đích thực là đổi thay/biến hình đang diễn tiến. Và, là diễn tiến hai chiều, rất thuận tiện. Bởi, Đức Giêsu đang mang trong mình đầy Thiên tính như Chúa và Chúa đang trở thành người thực như Đức Giêsu. Gọi đó là gì? Một biến hình, hiển thị hoặc nhập thể/nhập thế, đều rất đúng. Điều đúng ấy, nay biểu hiện nơi tiếng phát tự đám mây cho đồ đệ nghe được, rằng: “Ngài là Con Chí Ái Ta, các ngươi hãy nghe lời Ngài.” (Mc 9: 9)
Và, khi ấy, đồ đệ của Thày chưa nắm được ý của câu nói. Nhưng cuối cùng, sau nhiều tháng ngày dài dõi bước theo chân Ngài, đồ đệ Chúa mới nhớ ra và nhận thức điều ấy có nghĩa gì. Và một lần nữa, Đức Giêsu lại đã nhắc dân con/đồ đệ đừng loan truyền thông tin hoặc bàn luận gì về việc ấy cho đến Phục Sinh, quang vinh. Và cuối cùng, các thánh cũng nhận ra được sự thực, rất hiển thị.
Nhận ra được điều ấy, cũng phải mất nhiều tháng ngày dài trong Chay tịnh. Có khi còn lâu hơn nữa. Kịp đến khi các vị tin vào Lời của Chúa và của Cha, các vị mới cảm nhận được kinh nghiệm quý báu này, là: cảm nghiệm quí giá mà chính Chúa cùng Cha Ngài đã chấp nhận yêu thương các thánh cách trọn vẹn. Yêu thương, tận hưởng tư thế đồng hành với các ngài, nên các thánh mới hiểu và yêu thương Chúa theo cung cách rất khác biệt. Và, các ngài lại cũng nhận ra được cuộc sống có kết quả, tức: đã biến hình/hiển thị như chưa bao giờ biết đến.
Cuối cùng ra, các thánh đã nhận ra rằng: các ngài có thể làm thế cho nhau và cho mọi người. Mỗi khi các ngài chấp nhận nhau và/hoặc yêu thương bất cứ ai trong cộng đoàn mình, thì động lực xúc tác cũng sẽ bắt đầu như thế. Chính đó là lúc, mối quan hệ giữa các ngài và mọi người cũng biến hình/hiển thị giống như Chúa. Và, các ngài trở nên người anh, người chị biến đổi, thành người mới.
Xem thế thì, biến-hình/hiển thị như Chúa Phục Sinh sẽ là biểu hiện chợt thấy trước một Phục sinh quang vinh. Một thứ thư giãn, buông lỏng không còn sợ chay kiêng nặng nề với nhiều người. Đó là sứ điệp và cũng là sứ vụ quyết được rằng: vì Đức Giêsu, nên dân con mọi người phải đổi thay. Và rằng: nếu tin tưởng vào Đức Giêsu, ta là người có thể biến hình/hiển thị thành người khác. Chỉ cần thật sự chấp nhận, thật tình yêu thương quyết chí vui hưởng sự hiện diện của nhau, cách thực tình, là đạt.
Vậy thì, mùa chay hay mùa nào cũng thế, hãy tự hỏi xem mình đã và sẽ làm gì cho người khác? Có nên làm cho người khác hiển thị thành người mới không? Và, có nên đổi mới chính mình, như hiển thị công minh, định hình, trong sáng? Đó chính là vấn đề của mọi thời, thời của hiển thị rất hôm nay.” (X. Lm Kevin O’Shea, CSsR Lời Chúa Sẻ San, nxb Hồng Đức 2014, tr. 72)
Hiển thị hoặc định hình hoặc gì gì đi nữa, cũng nên kể lại một chuyện vui để kết thúc cho có hậu. Kể, một câu truyện nhè nhẹ ở bên dưới, từng được người sử-dụng “Facebook” tên là Nguyễn Hải Lam san sẻ về hai bạn già vất vả mưu sinh, trong đó một người khiếm thị. Đôi bạn chí thân, đã đồng hành mưu sinh với nhau 20 năm trên chiếc xe máy. Bạn sáng mắt chở người khiếm thị đi khắp nơi hát rong để kiếm sống vào buổi tối.
“Truyện rằng:
Gần 12:00 giờ đêm, hai người ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000đ, 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ và thi thoảng có vài tờ 50.000đ hay 100.000đ. Khách bộ hành đi ngang cứ nghe và thấy vài điều, và vài câu nói cũng hơi lạ:
– Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!
– Ừ, gần Tết cho nên họ ăn Tất niên thật vui vẻ.
– Có lẽ vì vui, nên có khách cho cũng sộp lắm.
– Ừ, tôi cũng mong có kha khá để mua quà Tết cho xấp nhỏ!
Tò mò, nên khác bộ-hành dừng chân ghé hỏi :
– Hai chú là anh em hả?
– Không, hai chú đây là bạn bè, ông bạn này bị tật nguyền từ hồi nhỏ.
– Thế, chú chở chú này đi hát bao lâu rồi thế?
– Chú đi làm ban ngày, đến đêm chở bạn này đi hát rong, ai thương thì cho, ổng không chịu ngồi lề đường chờ mọi người bố thí, cũng không chịu ở nhà cho bà con nuôi.
– Thế, hai chú làm thế bao lâu rồi vậy?
Đến lúc này chú mù mới nói:
– Cũng hăm mấy năm rồi con, ổng là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho mọi người nghe. Xưa, ổng chở chú bằng xe đạp, sau này mua được xe máy thì chở chú bằng xe máy.
– Mỗi ngày làm việc xong hai chú chia tiền cho nhau thế nào?
– Được bao nhiêu đều cưa đôi, chú chịu tiền xăng…
– Thôi, xin chúc hai chú thật nhiều sức khoẻ. Tết nhất thật ấm áp bên gia đình.
– Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!
Người bàng quan thấy cảnh chia tiền cũng hơi lạ, bèn dừng lại ghé mắt xem sao. Người sáng mắt dúi vào tay bạn mình một sấp tiền, đa số là tiền 100.000đ, 50.000đ và 20.000đ. Còn trên tay vị kia là tiền 10.000đ và một số là tiến 5.000đ, 2.000đ.
– Đây phần của ông, tôi chia đôi đó.
– Cám ơn ông, bao nhiêu năm nay ông đều giúp tôi đi và vẫn chia đều cho tôi.
Người dừng lại quan sát, chợt thấy mắt mình hơi cay cay, dụi mãi cũng không thấy giọt nước nhỏ lăn tròn trên má. Cứ suy mãi “Chia đôi” đâu có nghĩa đồng đều, hai phần bằng nhau. Người mù thì tin bạn hoàn toàn tốt bụng. Người sáng, cứ muốn trao cho bạn phần tiền hơn hẳn.” (Truyện kể tích tụ từ nhiều nơi chừng như là trang mạng, rất vi-tính).
Truyện kể tuy chỉ mỗi thế, nhưng lời bàn của người kể lại không chỉ thế, vẫn cứ là: “Sống ở đời, phải chăng nhiều người có rất nhiều tiền, nhưng không giàu. Và ở đây, 2 vị này lại là những người thật sự giàu có, vui tươi và phúc-hạnh. Và, cuộc sống con người vẫn còn quá nhiều điều tốt đẹp để ta trân-trọng. Bởi, tim can con người vẫn rộn rã đập mãi một nhịp thương yêu, sống với nhau và trao cho nhau tình thương yêu nồng thắm, vẫn rất nhiều.
Thế đó là lời bàn mà bạn và tôi, ta có thể áp-dụng ở nhiều nơi, nhiều lúc hoặc khắp mọi lúc. Những nơi và lúc tưởng chừng như câu hát của người xưa, những hát rằng: “Tình đã như mùa thu” còn đó nỗi buồn. Nhưng, sự thật không phải thế. Vẫn hơn thế rất nhiều, nếu ta qui về lời thánh hiền khi xưa cũng đã bàn nhiều về thứ “Tình đã như mùa thu” của nhiều người như sau:
“Tình yêu không được giả hình giả bộ.
Anh chị em hãy gớm ghét điều dữ,
tha thiết với điều lành;
thương mến nhau với tình huynh đệ,
coi người khác trọng hơn mình;
nhiệt thành, không trễ nải;
lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa.”
Nói như thế, cũng tựa như người nghệ sĩ từng kể nhiều điều về “Tình đã như mùa thu” ở âm-nhạc, rằng:
“Ŋgười đi câu cɑ, chuуện đồng xɑ.
ßằng tiếng hát thổn thức trong đêm dài.
Ϲhuуện tình sɑo lắm những u hoài.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
Câu ca, chuyện đồng xa”, có thể là chuyện của “mùa Thu” hôm ấy có những người không còn tiền lẻ để đi xe như cô bé nọ, nhưng vẫn còn trí nhớ và tình thương yêu người đồng loại, để nhớ đời. Nhớ một người. Nhớ hết mọi người. Ở mọi nơi.
Trần Ngọc Mười Hai
Không nghĩ xấu về người đời
Nhưng vẫn trân-trọng mọi người
ở mọi nơi
rất trong đời.