Vì sao Elon Musk mua Twitter là điều đáng lo ngại
by Phanxicovn
la-croix.com, Gilles Biassette, Céline Schoen (Brussels) và Romain Subtil, 2022-04-26
Tỷ phú Elon Musk muốn biến Twitter thành không gian cho tự do ngôn luận “nơi tranh luận về các chủ đề quan trọng của tương lai nhân loại”. Tham vọng này bị cho là xấu ở Mỹ, nơi có những lo ngại về những thái quá mới của ông. Ở Âu châu, luật mới sẽ được áp dụng và Elon Musk sẽ phải tuân thủ.
Ông chủ Tesla và SpaceX có được thỏa thuận dứt khoát với ban giám đốc Twitter để mua lại mạng xã hội với giá 44 tỷ đô la. Adrien Fillon / Hans Lucas qua Reuters
Kế hoạch của Elon Musk cho Twitter là gì?
Tháng 1 năm 2022, Elon Musk mua cổ phần mạng xã hội Twitter, cuối cùng ông mua đứt với giá khiêm tốn 44 tỷ đô, một nửa là tiền của ông, phần còn lại là mượn ngân hàng. Một khi mua bán xong, ông đưa công ty ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán. Được công bố ngày thứ hai 25 tháng 4, cú mua bán ngoạn mục của ông chủ Tesla, người có 83 triệu người theo dõi trên tài khoản Tweeter, đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ này của ông. Ông Nicolas Vanbremeersch, trưởng nhóm nghiên cứu Renaissance Numérique cho biết: “Điều này không dễ giải mã. Đằng sau một nhân cách kỳ dị, Elon Musk chắc chắn ấp ủ một dự án công nghiệp. Với giá này, nó không thể chỉ là mốt của một tỷ phú mong muốn bảo vệ quyền tự do ngôn luận.”
Các quan điểm của tỷ phú, người phóng khoáng ai cũng biết, cho thấy nỗ lực điều hướng mạng có thể bị giảm bớt. Ông Nicolas Vanbremeersch giải thích: “Elon Musk là người có tầm nhìn xa, đã quen với việc khiêu khích, đối đầu với những phân tích của mình. Dù đó là thanh toán bằng Paypal, mua xe với Tesla, lên không gian với SpaceX hay năng lượng mặt trời, ông ở trong lãnh vực này để thay đổi quy tắc, nhờ vào năng lực phân tích trên mức trung bình.”
Thương gia Elon Musk sẽ phải đối phó với luật khi luật có hiệu lực. Ông Julien Le Bot, nhà báo chuyên về kỹ thuật số hỏi: “Chẳng hạn tự do tuyệt đối có nghĩa là gì ở Trung Quốc, nơi Tesla có những lợi ích đáng kể?”
Nhà tỷ phú cũng tuyên bố sẽ làm cho các thuật toán của Twitter minh bạch hơn. Ông Nicolas Vanbremeersch phân tích: “Elon Musk đến từ một nền văn hóa mã nguồn mở và có thể làm cho việc quản trị phần mềm được tiến triển. Có lẽ ông cho rằng Twitter có tiềm năng lớn để chống lại các mạng khác như Facebook và TikTok.”
Không giống như các mạng này sống nhờ lợi tức quảng cáo mạnh mẽ, Twitter với 217 triệu người dùng có thể kiếm tiền trên thế giới, riêng ở Mỹ có 38 triệu người đã không tìm thấy một mô hình kinh tế nào cho phép nó thực sự sinh lợi. Nhưng nó lại là một tiếng vang rất mạnh trong không gian công cộng, phổ biến trong giới trẻ và các nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị.
Đâu là các phản ứng ở Hoa Kỳ?
Ngay từ khi Elon Musk bắt đầu bắt đầu can thiệp, các phản ứng và bình luận bùng lên ở Mỹ, nơi vấn đề mạng xã hội đặc biệt nhạy cảm kể từ chiến dịch bầu cử năm 2016. Trên khắp Đại Tây Dương, không ai thờ ơ trước cố gắng mang lại tiếng nói cho người “ồn ào” Donald Trump.
Trên thực tế, các phản ứng phần lớn trùng với các chia rẽ chính trị. Bên cánh hữu, những người chỉ trích “ăn nói phải đàng hoàng” vui mừng. Họ xem sự xuất hiện của tỷ phú theo chủ nghĩa tự do là rất hứa hẹn để chống lại “kiểm duyệt ông trùm kỹ thuật, Bigh Tech”, biệt danh của các công ty lớn ở Thung lũng Silicon.
Trên Twitter, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa kêu gọi ông Elon Musk “giải thoát” tài khoản của Donald Trump, bị cấm kể từ sau vụ tấn công Điện Capitol 6-1-2020. Đương sự đang cố gắng thành lập Truth Social, cạnh tranh với Twitter, nhưng gặp nhiều khó khăn, ông cho biết không có ý định quay về với các mối tình đầu của mình… nhưng không thuyết phục bất kỳ ai: Twitter đã cho phép ông tiếp xúc với tất cả mọi người, trong khi các lựa chọn thay thế, bao gồm cả Truth Social, chỉ thu hút những người dùng Internet cấp tiến.
Mặt khác, bên cánh tả, có mối lo ngại về sự xuất hiện của người đứng đầu Twitter, trong một bài xã luận trên New York Times viết “đã dùng mạng để kéo những người chỉ trích ông vào vũng bùn, thật trớ trêu cho vóc dáng của một số người nào đó và để quảng cáo cho tiền điện tử”. Ông Robert Reich, cựu bộ trưởng của Bill Clinton, nói đây là “một cơn ác mộng”.
Từ năm 2016, cánh tả Mỹ mơ một quy định hiệu quả cho mạng xã hội, nhưng cuộc bầu cử của Joe Biden đã không thể làm cho hồ sơ này tiếp tục đi tới. Một trong những nhà hoạt động hăng hái nhất cho việc này không ai khác là cựu tổng thống Barack Obama. Trong những ngày gần đây, ông có mặt tại Thung lũng Silicon để nêu lại vấn đề này.
Trước các sinh viên Stanford, ông nhấn mạnh vào những mối nguy hiểm mà mạng xã hội gây ra cho nền dân chủ. Trong số các phương pháp ông đề nghị là giám sát các thuật toán bởi cơ quan quản lý, giống như cách thức của các ngành công nghiệp xe hơi và thực phẩm đã làm. Barack Obama là nhân vật được theo dõi nhiều nhất trên Twitter.
Người châu Âu có thể làm gì?
“Người giàu nhất thế giới (…) muốn có thêm “quyền tự do ngôn luận”- thứ thường đi đôi với tấn công bạo lực vào các nhóm kém quyền lực hơn. Bà Alenxandrea Geese, người Đức, nghị sĩ về môi trường xúc động viết trên Tweet: “Chúng ta cần một môi trường trực tuyến an toàn để đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho tất cả mọi người, không chỉ những người mạnh nhất.”
Ông Geoffroy Didier, nghị viên Âu châu cảnh báo: “Không có gì ngăn cản Elon Musk mua Twitter, đó là quyền của ông, là quy luật của thị trường, không có lý do gì để phản đối chuyện này. Nhưng trong vài tháng nữa, ông sẽ phải tuân theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số một khi ông hoạt động trên lãnh thổ châu Âu”, ông Didier là người tham gia thảo luận cho quy định mới này, “Luật dịch vụ Kỹ thuật số”, DSA, là chủ đề của một thỏa thuận giữa Nghị viện Châu Âu và các Quốc gia thành viên ngày thứ bảy 23 tháng 4.
Đặc biệt, văn bản này yêu cầu các nền tảng lớn nhất, những nền tảng có hơn 45 triệu người dùng đang hoạt động trong Liên minh Châu Âu (như trường hợp của Twitter) phải thu hồi nội dung bị xem là bất hợp pháp, cũng như để chống lại các nội dung có tính thù địch. Ông Didier tin tưởng: “Ý tưởng của DSA là chấm dứt tình trạng vô chính phủ trên Web đồng thời tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã tìm ra sự công bằng mà không ai, thậm chí cả ông Elon Musk, có thể thách thức được.” Bà Alexandra Geese nói: “Nếu ông muốn đặt các thông báo của ông, Twitter ở châu Âu có thể xếp va li của mình.”
Cũng một đường lối kiên quyết như vậy ở Ủy ban Châu Âu. Ông Thierry Breton cho biết: “Cho dù đó là xe hơi hay nền tảng kỹ thuật số, bất kỳ công ty nào hoạt động ở châu Âu đều phải tuân thủ các quy tắc của chúng tôi.”
Văn bản mới phải được chính thức thông qua. Sau đó, nó sẽ có hiệu lực sau hai mươi ngày kể từ ngày đăng trên Tạp chí Chính thức và các quy tắc sẽ bắt đầu áp dụng sau mười lăm tháng.
Tiến trình của doanh nhân Elon Musk
Từ Zip2 đến Twitter, hành trình của một nhà kinh doanh đa doanh không giới hạn
– Con của một kỹ sư Nam Phi và một người mẫu Canada, Elon Musk sinh năm 1971 tại Pretoria (Nam Phi). Năm 1988, ông sang Canada du học, sau đó năm 1992 ông đến Hoa Kỳ.
– Năm 1995, ông và anh trai Kimbal thành lập Zip2, xuất bản phần mềm trực tuyến. Ông bán công ty cho nhà sản xuất máy tính Compaq năm 1999 và thu hơn 300 triệu đô la.
– Năm 1999, ông khai trương ngân hàng trực tuyến X.com, sau đó sáp nhập vào Paypal. Tất cả đã bán cho eBay năm 2002 với giá 1,5 tỷ đô la.
– Năm 2002, Elon Musk thành lập SpaceX, công ty sản xuất các bệ phóng không gian, đặc biệt là cung cấp cho Trạm Vũ trụ Quốc tế.
– Năm 2004, ông vào Tesla, thành lập một năm trước đó. Elon Musk nắm quyền kiểm soát năm 2008 và biến nó thành nhà sản xuất xe điện đầu tiên trên thế giới.
– Ngoài ra ông còn đầu tư vào nhiều công ty, như Neuralink, công ty sản xuất thiết bị cấy ghép não để điều khiển các thiết bị bằng suy nghĩ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch