Sự phân biệt giữa Thiện và Ác có luôn thích đáng không?
by Phanxicovn
Bị kẹt trong cuộc sống sung túc thoải mái của đời sống bình thường, chúng ta không còn nhận ra mình trong các hình ảnh nguyên mẫu của người anh hùng và kẻ dữ. Theo nhà tâm lý học Jacques Arènes, sự phân đôi này vẫn tồn tại: nó liên hệ đến xã hội ngày nay ít hơn là liên hệ với chính chúng ta và tâm hệ chúng ta.
lavie.fr, Jacques Arenes, 2022-03-23
Perseus với cái đầu của Medusa, 1804, Antonio Canova FLETCHER FUND, 1967 / Bảo tàng viện THE METROPOLITAIN NEW-YORK
Quyền lực làm mê hoặc dù chúng ta bác bỏ sự thái quá của nó. Tôi nhận ra điều này nhiều hơn khi tôi già đi, có lẽ vì trước đó bản thân tôi cũng đã bị quyền lực mê hoặc. Nó giống như hình tượng Medusa, nhân vật thần thoại từ thời Hy Lạp cổ đại mà khi nhìn chúng ta không thể không hóa đá. Mê mẩn và hóa đá. Bằng chứng cho điều này là sự suy tàn vô tận bộ mặt của Putin trên trang bìa các nhật báo và tuần báo.
Phải công nhận người đàn ông này đang ở tâm điểm của thời sự, ông làm mọi người hãi sợ, một số người tìm cách hiểu tâm lý của ông – đôi khi theo kiểu thiện ác rạch ròi – và tâm lý ngây ngô này (ông sẽ bệnh, ông cuồng hoảng, ông ở trong boong-ke, v.v.) cho thấy một dạng thôi miên mê hoặc với “anh hùng” tiêu cực có bí mật mà ai cũng muốn biết. Và chúng ta mong muốn ông là người duy nhất mang cái Ác hoặc một bạo lực mà có lẽ một phần là của tập thể.
Tránh đau khổ, một đặc tính hiện đại
Đôi khi tôi cũng ngạc nhiên, một cách khiêm tốn hơn nhiều, trong những thể chế mà tôi thường bị dẫn vào để thấy sự mê hoặc của quyền lực tác dụng đến như thế nào. Các ông, các bà lạm dụng quyền lực làm mê hoặc, làm quấy rối, một số người thầm ngưỡng mộ và, dù sao họ cũng không dám chống lại những người quyền lực này. Kỷ nguyên dân chủ của chúng ta – về cơ bản là khá được kiểm soát và quan liêu – đôi khi bị mê hoặc, thường là bất lực trước cái mà nhà xã hội học người Đức Max Weber gọi là “quyền lực của mê hoặc”, quyền lực bật ra và mơ hồ, tự áp đặt mình bằng sức mạnh của người có quyền lực.
Từ anh hùng tiêu cực trở thành anh hùng tích cực – hiệp sĩ áo trắng chống lại sức mạnh của Ác quỷ – một bước đi không quá lớn. Và tránh cho chúng ta đặt thêm những câu hỏi cá nhân. Đa số chúng ta không thích mặc loại đồng phục như vậy, chúng ta chỉ có thể tôn thờ hoặc ghét. Tuy nhiên có một can đảm khác, thường ngày hơn, chính xác là chúng ta không nên rơi vào mê hoặc không lành mạnh với những hình ảnh anh hùng mà chúng ta không có khả năng làm.
Trong tầm nhìn của triết gia người Canada Charles Taylor, ông cho rằng một trong những đặc điểm của thế giới đương đại là tầm quan trọng chúng ta đặt trên thực tế để tránh đau khổ. Ông cho tình trạng này là do sự suy giảm ý tưởng về vai trò của mỗi cá nhân trong trật tự vũ trụ: chúng ta không còn ấn tượng khi tham gia vào cuộc chiến toàn cầu của Thiện và Ác. Vậy mà chúng ta lại tiếc nuối nó.
Cuộc sống “bình thường” mời gọi hạnh phúc
Theo triết gia Taylor, một khía cạnh khác của sự từ chối đau khổ này liên kết với giá trị thiết yếu hiện tại của “cuộc sống bình thường”, có nghĩa là việc hoàn thành bản thân trong công việc và gia đình. Cuộc sống “bình thường” này đòi hỏi sự phong phú và theo một cách nào đó đối lập với anh hùng tính của những không gian tồn tại khác, được xem là có thể tránh được: thế giới chiến tranh, với anh hùng chiến đấu, anh hùng tính của sự thánh thiện hoặc hy sinh.
Cuộc sống tốt không còn là một số phận đáng kể với chúng ta mà “chỉ” dùng để cho cuộc sống hàng ngày được tốt, kể cả việc nâng giá trị cho tình cảm yêu thương, tình hiếu thảo cha mẹ. Nếu sự định giá hóa cuộc sống hàng ngày này là một phần của giá trị kitô giáo, thì trước đây nó là một phần trong nhân học toàn cầu hơn, khi kịch tính về sự xung đột giữa thiện và ác lan tỏa, chính xác cả trong cuộc sống hàng ngày.
Cuộc đấu tranh hàng ngày này có thực sự biến mất không? Nhưng sự quan tâm đến các nhân vật anh hùng, tích cực hay tiêu cực cho chúng ta biết rằng chúng ta muốn tham gia, gần như chúng ta không biết, vào cuộc chiến toàn cầu này. Tham gia vào, đã được giả định trước, trong cuộc sống bình thường và trong các cuộc xung đột của nó, từ chối quyền lực quá mức, quyền lực không được quy định và kiểm soát, mạo hiểm vào một hình thức phản kháng lại nó, bằng cách không chấp nhận sự tự mãn và mê hoặc, đơn thuần chúng ta không ghi tên vào đó.
Cần có can đảm để nói không với sự bất công, sự can thiệp mạnh mẽ hoặc quá mức vào thế giới công việc, gia đình hay Giáo hội của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta nên làm theo quy mô nhỏ của mình. Perseus huyền thoại đã cố gắng chặt đầu Medusa bằng cách đưa cho bà chiếc khiên đánh bóng gương của bà (đây là một phiên bản của thần thoại) trong đó bà sẽ tự hóa đá. Trong đời sống bình thường của chúng ta, chúng ta gởi trả lại cho những kẻ khao khát quyền lực hình ảnh của chính họ. Và chúng ta đừng tự thỏa hiệp với bạo lực của họ. Sự mê hồn, ngay cả khi nó liên quan đến sự ghê tởm cũng tham gia vào sự hỗn loạn của bạo lực: chúng ta đừng để mình bị nó cuốn hút.
Marta An Nguyễn dịch