Đọc báo dùm bạnLướt web

6 sự thật gây kinh ngạc về bậc thầy nghệ thuật chế tác thủy tinh đương đại

Gần 50 năm qua, Dale Chihuly luôn miệt mài với công việc chế tác thủy tinh. Nhờ những tác phẩm tinh xảo, mỹ lệ được đặt trịnh trọng tại những địa điểm nổi tiếng khắp thế giới, nam nghệ sĩ người Mỹ đã có công biến hóa nghề chế tác thủy tinh truyền thống trở thành một loại hình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế.

Ảnh: Bryan Ohno – Chihuly Studio photography collection, Seattle, Washington (1992)

Chihuly bắt đầu sự nghiệp chế tác thủy tinh từ thập niên 60, là một cánh chim đầu đàn của phong trào nghệ thuật này. Ông nổi tiếng với những tác phẩm thủy tinh mang màu sắc rực rỡ và đa dạng: từ những chiếc rổ, những chiếc đèn chùm tinh xảo, mỹ lệ cho tới những tác phẩm sắp đặt kỳ công được trưng bày tại các khu vườn bách thảo, những viện bảo tàng danh giá trên khắp thế giới.

Rất có thể, bạn đã từng chiêm ngưỡng một trong số vô vàn kiệt tác của Chihuly, tuy nhiên, có ít người biết về người đàn ông đứng sau những kiệt tác này. Sau đây, hãy cùng Designs.vn tìm hiểu về bậc thầy nghệ thuật chế tác thủy tinh đương đại.

Dưới đây là 6 sự thật sẽ gây kinh ngạc về ông:

NIỀM ĐAM MÊ VỚI NGHỆ THUẬT CHẾ TÁC THỦY TINH CỦA ÔNG BẮT NGUỒN TỪ 1 DỰ ÁN DỆT MAY

Ảnh: Amritha

Dale Chihuly sinh năm 1941 tại thành phố Washington, Mỹ. Mặc dù những người dân địa phương tại thành phố cảng Tacoma, Washington chia sẻ ông có 1 tuổi thơ “hoàn toàn bình thường” như bao đứa trẻ khác, bi kịch đã ập đến với ông ở độ tuổi thiếu niên. Năm 1956, một tai nạn hàng không đã cướp đi sinh mạng của anh trai ông, 2 năm sau đó, cha ông qua đời sau một cơn đau tim. Đứng trước 2 mất mát quá lớn, Chihuly đã có 1 số hành động nổi loạn như bỏ học hay đập phá 1 chiếc xe cảnh sát.

Tuy vậy, đến năm 20 tuổi, ông đã quay trở lại trường học. Chihuly theo học ngành thiết kế nội thất – ban đầu là ở Trường Cao Đẳng Puget Sound và sau này là Trường Đại Học Washington, tại đây, ông còn tham gia một lớp học dệt may. Đáng ngạc nhiên là chính lớp học này lại đưa ông đến với sự nghiệp chế tác thủy tinh; sau khi kết hợp đầy sáng tạo giữa 2 chất liệu là thủy tinh và vải trong một dự án ở trường, Chihuly đã quyết định chuyển hướng sang nghề chế tác thủy tinh

NHỮNG Ô CỬA SỔ KÍNH MÀU ĐÃ “VÔ TÌNH” TRUYỀN CẢM HỨNG CHO ÔNG 

Ảnh: https://artlistr.com/dale-chihuly-6-interesting-facts/

Mặc dù Chihuly vô cùng nổi tiếng với những sản phẩm điêu khắc được chế tác từ chất liệu thủy tinh, nguồn cảm hứng đầu tiên của ông đến từ những ô cửa sổ kính màu. Trong một chuyến đi châu Âu vào năm 1962, Chihuly đã hoàn toàn mê mẩn những ô cửa sổ kính màu trang trí cho các nhà thờ, nhà nguyện, và một số địa điểm tôn giáo khác. Tuy vậy, điểm thu hút Chihuly không phải giá trị tôn giáo mà lại là giá trị truyền thống lâu đời của kính màu.

“Chihuly hiểu rằng các tác phẩm kính màu đồ sộ đã tô điểm cho Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Chartres từ thế kỷ 12 hay Nhà Nguyện Chapelle Du Rosaire De Vence từ năm 1951 thu hút hàng triệu lượt du khách tới thăm không phải bởi giá trị tôn giáo của nó mà chính bởi giá trị nghệ thuật đi theo năm tháng,” Timothy Anglin Burgard chia sẻ trong cuốn Nghệ thuật của Dale Chihuly.

Trên thực tế, chính những ô cửa sổ này đã truyền cảm hứng cho ông kết hợp chất liệu thủy tinh vào dự án dệt may của mình – và vô tình, giới thiệu cho ông kỹ thuật thổi thủy tinh. Với kỹ thuật này, thủy tinh được tạo hình bởi không khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống và giúp tạo hình). “Chính tôi cũng không hiểu nổi tại sao mình lại làm điều đó,” ông chia sẻ. “Tôi chưa từng thấy ai thổi thủy tinh. Tôi cũng không biết một ai thổi thủy tinh cả.”

ÔNG BỊ MẤT MỘT PHẦN THỊ GIÁC BỞI NHỮNG MẢNH VỤN THỦY TINH – TUY VẬY, TAI NẠN NÀY VẪN KHÔNG LÀM LUNG LAY NIỀM ĐAM MÊ CỦA ÔNG VỚI BỘ MÔN NÀY

LONDON, ENGLAND – APRIL 03: American artist Dale Chihuly unveils his public sculpture the ‘Sun’ in Berkeley Square on April 3, 2014 in London, England. It stands 5.5m high and comprises of 1,573 hand blown glass elements. The glass sculpture weighs 2000 kilos and took five days to install. Ninety-seven exhibitions in seven countries have presented artworks by Chihuly during the last decade, which have been enjoyed by more than 12 million visitors. Dale Chihuly is currently exhibiting at Halcyon Gallery in New Bond Street, London until April 21. (Photo by Peter Macdiarmid/Getty Images for Halcyon Gallery)

Ảnh: 2014 Getty Images – Peter Macdiarmid

Tới năm 1965, Chihuly đã hoàn toàn tập trung vào bộ môn chế tác thủy tinh. Để mài dũa thêm kỹ năng, ông đã tiến hành tham gia các khóa học và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Một thập kỷ sau đó, ông đã lấy được tấm bằng Thạc sĩ Khoa học tại trường đại học Wisconsin–Madison, tấm bằng Thạc sĩ Mỹ thuật chuyên ngành điêu khắc từ trường đại học thiết kế Rhode Island School of Design, và gói học bổng từ trường đại học Fullbright. Cũng trong thời gian này, ông dành nhiều thời gian dịch chuyển. Ông đã tới Ý, Đức, Tiệp Khắc, và cả Anh Quốc, bơi ông đã gặp phải 1 tai nạn đã để lại di chứng cho ông tới cuối đời.

Năm 1976, nam nghệ sĩ 35 tuổi đã gặp phải một tai nạn xe hơi nghiêm trọng tại Anh. Trong cuộc va chạm, ông đã bị văng ra khỏi kính chắn gió. Ngoài những vết cắt trên mặt, một số mảnh vụn thủy tinh đã ảnh hưởng tới thị lực bên mắt trái của ông. Đó cũng chính do mà người ta luôn thấy ông đeo một miếng che mắt – đồng thời, là lý do vì sao kể từ đó ông không còn tự mình làm thủ công các tác phẩm.

CHIHULY KẾT HỢP VỚI MỘT ĐỘI NHÓM ĐỂ HIỆN THỰC HÓA ĐAM MÊ CỦA MÌNH

Ảnh: All Rights Reserved, Dale Chihuly – Scott Mitchell Leen

Sau tai nạn, Chihuly phải đối mặt với một sự thật đau đớn rằng ông sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong công việc chế tác thủy tinh. Năm 1979, nỗi lo này lại rõ ràng thêm khi ông bị thương ở vai trong một tai nạn lướt ván. Hai cuộc tai nạn liên tiếp đã gần như khép lại mọi cảnh cửa với Chihuly. Vậy nhưng, thay vì từ bỏ, Chihuly đã quyết định sẽ thích nghi với chúng, và phối với với một đội nhóm để tiếp tục đam mê.

“Xét về nhiều khía cạnh thì khoảng thời gian đó đã hoàn toàn thay đổi tôi.” Chihuly giải thích. “Tôi mất khá nhiều thời gian để hồi phục và trong khoảng thời gian đó, nhưng cũng chính bởi vậy, tôi có nhiều thời gian để suy nghĩ lại về công việc của mình, về định hướng của mình như một người nghệ sĩ. Sau tai nạn, tôi đã trở thành người lãnh đạo của nhóm. Cương vị này mang đến cho tôi một cái nhìn tổng quan hơn và sáng tạo nhiều hơn.”

 Ảnh: All Rights Reserved, Dale Chihuly

CHIHULY TỪNG PHẢI CHỐNG CHỌI VỚI CĂN BỆNH TRẦM CẢM

Dale Chihuly tại Studio của mình ở thành phố Seattle, Mỹ (2017)

Ít ai biết rằng Chihuly đã phải chống chọi với căn bệnh trầm cảm trong một thời gian dài. Ông bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm từ những năm 20 tuổi, ông chia sẻ, và nó dẫn tới những cảm xúc vui buồn thất thường khi ông tới độ tuổi trung niên.

“Tôi thường xuyên ở trong hai trạng thái: hoặc là vui hoặc là buồn,” Chihuly chia sẻ. “Tôi không có được sự cân bằng trong cảm xúc, trong cuộc sống của mình. Khi tâm trạng tốt lên, tôi thường bắt tay vào một vài dự án. Và thường thì nó kéo dài tới sáu tháng. Khi cảm xúc đi xuống, tôi như rơi vào trạng thái ngủ đông.”

Ông vẫn làm việc nhưng không còn cảm thấy hứng thú như trước. Khi được hỏi về những giai đoạn trầm cảm của mình, Chihuly trầm ngâm một hồi lâu rồi chia sẻ. “Khá khó khăn đấy,” ông nói. “Nhưng may mắn là tôi thích xem phim. Bởi vậy, khi tâm trạng đi xuống, tôi sẽ thưởng thức một bộ phim.”

Leslie Chihuly, người bạn đời đồng thời là người điều hành studio của ông chia sẻ nhiều hơn về căn bệnh trầm cảm này. Họ đã cố gắng cải thiện nó bằng nhiều cách: những cuộc tư vấn, hay những buổi thôi miên với phương pháp đánh giá cảm xúc trên thang điểm 1-10 cho phép ông giãi bày ở những thời điểm mà ông không muốn chia sẻ.

Bạn đời của nam nghệ sĩ Dale Chihuly (2019)
Ảnh: 
https://www.chihuly.com/blog/leslie-jackson-chihuly-
joins-campaign-deconstruct-stigma

Chihuly có một trí nhớ tuyệt với, tuy nhiên, ở những thời điểm tâm trạng ông đi xuống thì vợ ông sẽ là người cáng đáng toàn bộ công việc gia đình cũng như việc kinh doanh của cả hai vợ chồng. Leslie Chihuly chia sẻ thêm: “Điều khiến tôi ngạc nhiên chính là sự kiên trì, khả năng sáng tạo đã giúp ông vượt qua những khoảng thời gian vô cùng khó khăn.”

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho những người cũng đang phải đối chọi với căn bệnh trầm cảm nam nghệ sĩ khuyên mọi người hãy “cho mình một quãng nghỉ”, hãy “sống chung với lũ”, rằng dù có khó khăn đến đâu thì nó cũng sẽ tạm qua. Và hãy cố gắng hoàn thành nhiều việc nhất có thể trong những khoảng thời gian tâm trạng bạn đi lên.

CHIHULY ĐÃ NHẬN ĐƯỢC TỚI 12 TẤM BẰNG TIẾN SĨ CÙNG RẤT NHIỀU GIẢI THƯỞNG DANH GIÁ KHÁC

 Ảnh: Khu vườn thủy tinh của Dale Chihuly

Ngày nay, những tác phẩm điêu khắc Chihuly vẫn tiếp tục thu hút người yêu nghệ thuật bởi sự kết hợp thú vị giữa những gam màu nổi bật, vẻ đẹp lung linh mỹ lệ, và quy mô của chúng. Với một gia sản nghệ thuật như vậy, không quá ngạc nhiên khi Chihuly được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc nhất của nghệ thuật đương đại. Bên cạnh 12 tấm bằng tiến sĩ danh giá, các giải thưởng mà Chihuly đã vinh dự nhận được bao gồm Giải Seattle Weavers Guild Award (1964), Giải thưởng từ Hội Louis Comfort Tiffany, hai Giải Quốc gia National Endowment for the Arts Fellowships, một Giải Vàng từ Hội đồng Thủ công Hoa Kỳ, cùng rất nhiều giải thưởng danh giá khác.

Đối với Chihuly, sự nghiệp chế tác thủy tinh có nhiều ý nghĩa với ông hơn là những thành công đã đạt được, điều thực sự ý nghĩa với ông nằm ở việc ông có thể nuôi dưỡng niềm đam mê của mình trong tương lai. “Tôi không nghĩ nhiều về quá khứ,” ông nói. “Tôi nghĩ nhiều hơn tới tương lai. Tôi luôn nghĩ xem mình sẽ muốn làm gì vào ngày mai.”

MyModernMet/MaiAnh/Designs.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Back to top button