Ảnh Bokeh là gì?
Ảnh Bokeh là gì?
Kỹ thuật nhiếp ảnh Bokeh là 1 trong những kỹ thuật thu hút nhiếp ảnh gia.
Ảnh Bokeh là gì?
Bokeh, hay còn được biết như “Boke”, là 1 trong những kỹ thuật chụp ảnh khá phổ biến. Kỹ thuật này là cách chụp những ánh đèn có cường độ thấp và nhẹ như đèn trang trí cây thông hoặc ánh đèn từ xa và làm cho phông nền mềm mịn và mờ mờ ảo ảo.
Khái niệm Bokeh xuất phát từ một từ tiếng Nhật, mô tả hiện tượng, hay “cảm giác”, về vùng bị nhòa mờ (out of focus). Bokeh không có nghĩa nói đến khoảng cách xa hay gần của đối tượng bị out nét (trượt nét), mà nên được hiểu là chất lượng và hình thù của phần nằm ngoài vùng focus. Cụ thể hơn, tạo ra Bokeh là tạo một sự sắp đặt có chủ ý ở những phần mờ trong bức ảnh.
Bokeh nhìn chung gồm 2 thành phần chính là Focus Transition và Out of Focus Highlight. Trong đó, Focus Transition là sự chuyển từ vùng rõ nét sang vùng out nét, mượt (smooth) hay gắt (harsh), đây là phần chính của Bokeh, quyết định xem hình có dịu dàng, mềm mại, mát mắt hay không. Out of focus highlight là những điểm sáng nằm ngoài vùng lấy nét của ảnh, có đặc điểm chính là hình dạng và độ lóe sáng. Hình dạng thường được quyết định do số lượng lá khẩu (Diaphragm Blade) và cách sắp xếp các lá khẩu trong ống kính: tròn, bát giác, lục giác… Còn độ lóe sáng có thể hiểu là kích thước và sắc độ của các điểm sáng nằm ngoài vùng lấy nét của ảnh
Làm sao để chụp ảnh Bokeh đẹp
Một bức ảnh Bokeh đẹp sẽ cho cảm giác dịu mắt và thỏa mãn về bức ảnh, phần hậu cảnh mờ xuất hiện mềm mại với các vòng tròn ánh sáng mịn và không có cạnh cứng, giữa các khu vực mờ có sự chuyển dịch đẹp và hài hòa.
Cần chú ý những thứ như sau:
Khoảng cảnh giữa máy ảnh và chủ thể
Khoảng cảnh giữa bạn và chủ thể càng gần, độ mờ của phông nền càng lớn.
Khẩu độ
Với khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng hẹp. Khi đã tìm được chủ thể phù hợp và phông nền phù hợp, hãy thiết lập máy ảnh của bạn ở chế độ “Aperture Priority” (ưu tiên khẩu độ) và đặt khẩu độ ở con số thấp nhất. Trên hầu hết các ống kính zoom tiêu dùng, thông số khẩu độ thấp nhất thường là f/3.5, trong khi ống kính zoom loại Prime và chuyên nghiệp có thể đạt từ f/1.2 – f/2.8. Khi đã thiết lập độ mở ống kính ở giá trị thấp nhất, hãy nhấn nút chụp và xem lại ảnh đã chụp trên màn hình LCD. Trong ảnh thu được thì đối tượng của bạn cần nét trong khi nền hậu cảnh mờ. Nếu bạn có một ống kính tốt, Bokeh sẽ mềm mại và mờ, nhìn đẹp mắt, các tia sáng phản xạ phải tròn và mềm mại, không nhọn sắc.
Tiêu cự ống kính
Tiêu cự cũng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Khi chụp với tiêu cự ống kính của ảnh chụp xa, bạn sẽ tạo 1 độ sâu trường ảnh hẹp hơn.
Các loại ảnh Bokeh
Transition Bokeh:
Đây là loại ảnh mà khi thay đổi độ sâu trường ảnh, lúc đó, quá trình chuyển đổi sẽ thoát khỏi độ sắc nét. Nhưng sẽ khó nhận biết được những điểm nào không có độ sắc nét, và khi nào thì sự chuyển tiếp liên tục sẽ tạo nên hiệu ứng bokeh. Người ta thường nghĩ đến Bokeh như loại ảnh mà có 1 vùng ảnh bị mờ và khó nhận biết được đó gồm những gì. Vậy nên, nếu bạn thử nghiệm loại này, bạn cần lựa chọn lúc nào và điểm nào để bắt đầu sử dụng hiệu ứng này, hãy cân nhắc.
Bokeh phía sau:
Đây là loại Bokeh thứ 2. Với 1 tấm ảnh chân dung, hãy tưởng tượng đối tượng sẽ nổi bật lên như thế nào với ảnh nền mờ nhưng long lanh màu sắc. Khi được sử dụng hiệu quả, sẽ có tác dụng rất lớn với ảnh chân dung.
Bokeh phía trước:
Tuy vậy, Bokeh phía trước cũng là 1 trải nghiệm khác. Nhiều người nghĩ bokeh từ phía trước dễ gây xao nhãng và không thích thú như với bokeh từ phía sau. Với tác dụng như chặn cái nhìn của người xem tới vật trong ảnh. Nhưng những ý kiến đó không hẳn là đúng. Thật sự, với những hiệu ứng bokeh ở phía trước ảnh, chủ thể sẽ dễ trở nên bắt mắt hơn.
Bokeh tia sáng:
Loại thứ tư là Bokeh kiểu tia sáng. Đây là những vòng tròn mờ hoặc những vệt sáng từ đèn điện, đèn tròn, hoặc những đốm nhỏ phát sáng từ bề mặt của phông nền phía trước hoặc phía sau.