Cách chụp ảnh món ăn bằng smartphone cho mạng xã hội
Hãy tìm #foodphotography trên Instagram ngày nay và bạn sẽ thấy có gần 30 triệu bài đăng.
Blog và mạng xã hội đã biến đổi cái từng được coi là ngách trong nhiếp ảnh thành một hiện tượng toàn cầu. Từ Baltimore tới Bắc Kinh, không nghi ngờ gì khi mọi người thích chụp ảnh đồ ăn.
Tuy nhiên, dù món filet mignon có thể trông hấp dẫn với mắt bạn nhưng có thể lại không với máy ảnh. Chỉ cần một chút ánh sáng tệ hại tại nhà hàng và một lens góc rộng trên smartphone là bạn đã có một bức hình chụp món ăn cực kỳ xấu rồi.
Dưới đây là 5 tips chụp ảnh đồ ăn ấn tượng trên smartphone cho mạng xã hội sẽ làm cho Instagram và các hình ảnh trên các trang mạng xã hội khác của bạn nổi bật.
Dùng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể.
Khi nhắc tới chụp ảnh đồ ăn thì cách chiếu sáng là tất cả. Kiến thức về cách dùng ánh sáng là cái phân biệt giữa nghiệp dư và dân chuyên. Dù flat lighting là xu hướng trong nhiếp ảnh đồ ăn gần đây thì thức ăn vẫn trông tuyệt nhất khi dùng ánh sáng tự nhiên và có hướng.
Lý do nhiều ảnh được chụp tại nhà hàng trông xấu tệ là do ánh sáng huỳnh quang, nó rất gắt và không tôn lên vẻ đẹp của món ăn. Nó thường bị ám màu xanh lục hoặc vàng. Khi chụp đồ ăn trong nhà bằng smartphone, hãy cố chụp bên cửa sổ. Ánh sáng cửa sổ tự nhiên là cái nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cố mô phỏng với hệ thống đèn flash mắc tiền và phức tạp. Nó giúp món ăn trông bắt mắt hơn.
Hãy chắc rằng mặt trời không quá rực vì nó cũng sẽ tạo bóng đổ gắt trông không hợp với món ăn.
Khi chụp ảnh bằng smartphone, chú ý ánh sáng tới từ đâu. Nó nên đến từ bên cạnh hoặc đằng sau đĩa hoặc chỗ bạn setup. Dù ánh sáng trực diện đẹp trong chụp chân dung nhưng nó lại khiến đồ ăn trông phẳng lì và tạo ra bóng đổ không mong muốn.
Chọn góc phù hợp.
Đĩa của bạn có bao giờ trông như thể sắp rơi ra khỏi bàn bất cứ khi nào bạn chụp bằng smartphone không? Đó là do camera có ống kính góc rộng nên một số góc nhất định sẽ làm thức ăn bị méo.
Để cho ra kết quả tốt nhất, hãy chụp ở góc 90 độ hoặc hướng thẳng đứng. Góc ¾ hiếm khi hiệu quả.
Một góc chụp từ trên cao làm hình ảnh nổi hơn vì nó tăng chiều sâu. Bạn cũng có thể đưa nhiều thứ vào khung hình hơn so với khi chụp ở góc 45 độ. Đó là một góc hoàn hảo cho thể loại tablescape, nhưng bố cục cũng tối giản hơn.
90 độ không phải là góc đẹp cho thức ăn có chiều cao, như burger hoặc một chồng pancake. Nếu bạn muốn thấy những lớp bánh đó thì nên chụp trực diện.
Tận dụng phương pháp tối giản.
Thể loại tablescapes vui và thú vị nhưng thường khó thực hiện. Ta cần thay đổi vị trí của các yếu tố xung quanh để tạo nên một bố cục hài hoà và trước khi bạn làm được, thức ăn sẽ không còn trông hấp dẫn nữa.
Một cách tiếp cận tối giản thường hiệu quả, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu. Sau tất cả, ta vẫn nên tập trung nhất vào món ăn.
Hãy nhìn nó theo hướng này: nếu thức ăn của bạn được trang trí và có phong cách đặc biệt, thì bạn đã hoàn thành hơn nửa đoạn đường rồi. Tất cả những gì bạn cần là một hoặc hai prop như dao, muỗng, nĩa hoặc miếng vãi được gấp để bên dưới đĩa.
Cách bạn dùng các prop sẽ thực sự phụ thuộc vào món ăn. Trong ảnh tô cá ở dưới, thức ăn đã sáng sẵn, đầy màu sắc và có texture. Thêm vào hơn một đôi đũa sẽ gây xao nhãng sự chú ý của người xem.
Chú ý tới luật tạo bố cục tốt.
Một vấn đề bạn thường thấy trong ảnh đồ ăn trên Instagram là chúng trông bừa bộn. Đôi lúc thức ăn trông bừa bộn cũng như môi trường nó được chụp.
Hậu cảnh bừa bộn hoặc có nhiều prop gây xao nhãng và không thêm thắt được gì cho bức ảnh. Một trong số đó có thể được giải quyết bằng cách chụp gần với chủ thể hơn và loại bỏ các yếu tố không cần thiết.
Nhưng bạn nên để ý tới vài nguyên tắc bố cục căn bản. Cố tạo một chút không gian âm trong ảnh. Đó là khu vực sạch nơi mắt có thể dừng lại ở đó một chút khi nó di chuyển qua bức ảnh. Đừng nhồi nhét tất cả vào mọi chỗ trống của bức ảnh.
Nếu nguyên liệu hoặc prop đầy rẫy trên bề mặt, nó sẽ gây rối người xem và mang lại cảm giác sợ không gian hẹp. Không gian âm cung cấp chỗ thông thoáng và giúp chúng ta tập trung vào chủ thể chính.
Bạn nên làm quen với quy tắc một phần ba. Đây là một hướng dẫn tạo bố cục chia ảnh thì 9 phần bằng nhau, bằng cách dùng hai đường thẳng ngang và hai đường thẳng dọc như bảng caro (tic-tac-toe).
Quy tắc ⅓.
Các yếu tố chính trong khung cảnh nên nằm dọc theo những đường này, hoặc tại các điểm chúng giao nhau.
Smartphone có sẵn chế độ này và hoạt động như một lớp phủ khi bạn bật camera lên. Hãy dùng nó để giúp bạn đặt tiêu điểm. Đó là khu vực nơi bạn muốn nhấn mạnh và thu hút sự chú ý.
Tiêu điểm có thể được tạo bằng màu sắc, khu vực tương phản hoặc cô lập. Hoặc bạn cũng có thể tạo tiêu điểm bằng cách trang trí món ăn sao cho bắt mắt.
Kể nên câu chuyện.
Tôi thừa nhận cách tối giản là tốt nhất tuy nhiên hãy chú ý rằng việc thêm đặc tính tường thuật vào ảnh cũng có thể làm nên chuyện đấy.
Mọi người yêu một câu chuyện hay. Hãy cho người xem ý tưởng của câu chuyện rộng hơn vượt ra ngoài ranh giới khung hình. Ví dụ, bạn có thể thực hiện bằng cách cắt bớt một vài yếu tố ra trong bức chụp bàn từ bên trên, hoặc cho thấy tay ai đó phục vụ thức ăn hoặc giữ tách cà phê nóng hổi.
Tương tác với người trở nên phổ biến trong chụp ảnh món ăn và yếu tố phong cách sống này đã vượt khỏi Instagram và lan ra thế giới của nhiếp ảnh món ăn thương mại vì nó tái tạo bầu không khí và sự tương quan tại nơi đó.
Kết luận
Hi vọng là bài viết này cho bạn vài tips để cải thiện khả năng chụp ảnh thức ăn trên smartphone cho mạng xã hội. Không quan trọng bạn dùng cách nào, hãy chú tâm đến sự nhất quán và phát triển phong cách của bạn.
Nếu bạn nhìn vào các tài khoản thành công trên Instagram và các mạng xã hội khác, bạn sẽ thấy họ có một nét đặc trưng khi xét về cách dùng màu hoặc bảng màu. Hãy nhìn kĩ vào ảnh của bạn và tìm kiếm sự nhất quán trong phong cách và phát triển chúng. Điều này có thể có nghĩa là bạn chụp nhiều bức ảnh sáng và tinh tế hoặc có thể chụp cận cảnh món ăn.
Bạn càng rèn luyện phong cách của mình thì trang tin sẽ thu hút nhóm người xem yêu cái bạn làm. Tôi thích xem vài ảnh đồ ăn bằng smartphone của bạn nên hãy chia sẻ trong phần bình luận phía dưới nhé.
digital-photography-school/Nguyen Minh/designs.vn