GS tim mạch hàng đầu…
GS tim mạch hàng đầu: Tiết lộ cách dùng gừng “cấp cứu” khi tụt huyết áp an toàn tuyệt đối
Ngọc Minh
Tụt huyết áp không phải là một bệnh mà là hệ quả của rất nhiều bệnh khác nhau. Tự ý truyền dịch khi bị tụt huyết áp sẽ rất nguy hiểm có thể trả giá bằng tính mạng.
Cái chết đến từ việc mệt ốm là xin truyền dịch
Mới đây, tại một phòng khám tư tại phố Khương Hạ, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội đã xảy ra một sự việc hết sức đau lòng, một bệnh nhân nữ 33 tuổi đã tử vong ngay sau khi truyền đạm.
Nạn nhân là chị Phan Thị H. (sinh năm 1986, quê Thừa Thiên Huế), làm công nhân may và sinh sống ở khu vực Thượng Đình, Thanh Xuân được chẩn đoán tụt huyết áp, mệt mỏi, không ăn 2-3 hôm.
Huyết áp bị tụt do hệ quả của rất nhiều bệnh gây ra, ảnh minh hoạ.
Chị H đã được người có chuyên môn tại phòng khám truyền cho một chai nước, sau đó truyền thêm đạm thì xảy ra tai biến.
Nguyên nhân tử vong ban đầu của nạn nhân được cơ quan chức năng xác nhận là do bị sốc phản vệ do truyền đạm. Cái chết đau lòng của chị H, cũng là lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai còn thói quen xấu cứ mệt mỏi là đi truyền nước, truyền đạm.
- Phạm Gia Khải, Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cho hay: “Thói quen xấu của người Việt cứ mệt mỏi, ăn kém không rõ nguyên nhân là đi truyền nước, truyền đạm là rất nguy hiểm, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng”.
Theo GS Khải, ngay cả khi bị tụt huyết áp truyền đạm khi không xác định được nguyên nhân cũng rất nguy hiểm. Bởi vì, tụt huyết áp không phải là bệnh mà nó là hậu quả của các bệnh khác.
Vì vậy, cần phải tìm nguyên nhân, bệnh nhân tuyệt đối khi tụt huyết áp tự ý tiêm truyền.
Nguyên nhân gây ra tụt huyết áp, là hậu quả của các căn bệnh, làm cho tim bị co bóp yếu đi do: Mất nước, mất máu, bệnh tim, mạch vành, suy tim…
“Trái tim có 3 lớp: Trong, giữa, ngoài bất cứ lớp nào bị tổn thương hay cả hệ thống tuần hoàn bị tổn thương đều có thể gây tụt huyết áp. Tụt huyết áp có nguy hiểm hay không? Cần phải xem nguyên nhân gây ra tụt huyết áp.
Nếu tụt huyết áp không bị choáng váng, không bị ngất thì không cần thiết phải can thiệp. Nhưng trường hợp tụt huyết áp choáng váng, ngất thì cần phải xem nguyên nhân tại sao.
Ví dụ, tụt huyết áp do bệnh tim tại phát thì cần phải điều trị bệnh tim; tụt huyết áp do chóng mất máu thì cần phải chữa mất máu…”, GS.Khải nói.
Cách làm an toàn khi bị tụt huyết áp
Với kinh nghiệm nhiều năm chữa bệnh tim mạch, giáo sư đã áp dụng cho rất nhiều khi bị tụt huyết áp là uống nước gừng nóng, nếu không có nước gừng có thể dùng nước ấm. Trường hợp tụt huyết áp do nguyên phát khi đó bệnh nhân cần đi khám và sẽ có chỉ định truyền dịch rất khắt khe.
- Khải cảnh báo: “Truyền đạm có thể gây ra những tai biến về tiêm truyền khó có thể lường trước được. Nguy hiểm nhất bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và tử vong ngay sau đó“.
Không chỉ truyền đạm mà truyền nước muối cũng rất nguy hiểm, Gs Khải đã từng gặp bệnh nhân bị cúm truyền muối đẳng trương đã bị sốc và tử vong.
Một số lưu ý khi truyền dịch cần phải nhớ
Tuyệt đối không truyền dịch tại nhà, bệnh nhân không tự ý đến cơ sở y tế, phòng khám, mới bác sĩ về truyền dịch mà chưa được khám, xét nghiệm, kết luận từ bác sĩ.
Trong trường hợp có thể chán ăn thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống thay vì tìm tới truyền dịch.
Nếu tụt huyết áp có thể uống nước trà nóng hoặc uống nước ấm, nghỉ ngời, ăn uống huyết áp sẽ tăng trở lại.
Nếu tụt huyết áp đã tìm được nguyên nhân có chỉ định truyền bệnh nhân lưu ý, khi đang truyền cơ thể có biểu hiện bất thường như: rét run, khó thở, phù chỗ tiêm… phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí.
theo Trí Thức Trẻ