Loại thịt ngon lành, “bổ dưỡng ngang gà đồng”…
Loại thịt ngon lành, “bổ dưỡng ngang gà đồng” nhưng lại chứa cả ổ giun sán: Chuyên gia khuyên nếu muốn an toàn trước khi ăn cần làm việc này
Từ nguyên liệu dân dã này, người Việt có thể chế biến thành biết bao món ăn từ bình dân lẫn sang trọng, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì người ăn có thể đối diện với nguy cơ nhiễm sán từ nó.
Theo quan niệm của người Việt, thịt gà là loại thịt “quốc dân” ngon lành và bổ dưỡng nhất. Ấy thế mà vẫn có một loại thịt khác được so sánh bổ như gà đồng đó chính là thịt ếch .
Ếch không chỉ là thực phẩm dân dã, ngon miệng mà còn được trọng dụng vì có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, lợi tiểu, chữa cam, suy dinh dưỡng ở trẻ em, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở…
Dù là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng ếch cũng là loài vật dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nhất từ môi trường. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh , Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Ếch là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Chúng chủ yếu sống ở những môi trường ẩm ướt, là điều kiện tốt để các loài ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.
Một lý do khác khiến ếch dễ nhiễm giun sán chính là quá trình phát triển phức tạp của chúng: Cá thể nòng nọc sinh sôi trong môi trường nước chứa ấu trùng sán . Sau đó, nòng nọc tiến hóa thành loài giáp xác có sán ký sinh. Và cuối cùng là phát triển thành ếch, lúc này các cá thể sán vẫn tiếp tục kí sinh trong vùng đùi, ruột và thịt ếch. Những ấu trùng này có màu trắng, thường lẫn vào màu thịt ếch nên khó phát hiện.
Ếch chủ yếu sống ở những môi trường ẩm ướt, là điều kiện tốt để các loài ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.
Nếu những ấu trùng sán này xâm nhập vào người sẽ gây ra các triệu chứng bệnh phụ thuộc vào nơi chúng ký sinh. Ví dụ nếu sán ký sinh ở mắt người sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi mắt, mí mắt… Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm chung quanh chỗ ký sinh trùng ký sinh, thậm chí người bệnh có thể cảm nhận ấu trùng đang di chuyển. Không những vậy, sán có thể xâm nhập vào ruột, thận, não, ngực, phổi… đe dọa tính mạng của người bệnh.
Để đảm bảo an toàn, trước khi ăn ếch mọi người cần tuân thủ theo lời khuyên của chuyên gia
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, dù ếch là một loại động vật dễ nhiễm sán nhưng không phải tất cả mọi con ếch đều gặp tình trạng này. Hơn nữa, ếch nhiễm sán chỉ đáng sợ khi chúng ta ăn sống hoặc chế biến thực phẩm chín và sống không tách biệt, gây lây nhiễm chéo.
PGS. TS Thịnh khẳng định người tiêu dùng vẫn có thể ăn thịt ếch vì đây là món ngon, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, trước khi ăn cần nắm vững nguyên tắc sau đây:
– Đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người.
– Khi sơ chế cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo.
Đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ.
– Nếu nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó.
– Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn.
– Cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ.
Theo Đỗ Đỗ
Trí thức trẻ