Đọc báo dùm bạnLướt web

Nhiếp ảnh gia Pháp tặng ảnh cụ bà “cả thế giới biết” cho VN

Nhiếp ảnh gia Rehahn mới đây cho biết bức ảnh cụ bà Bùi Thị Xong của anh được đưa vào Bảo Tàng phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội vào dịp 8-3.

hidden-smile-1024x682-1456820803Bức ảnh bà Bùi Thị Xong do Rehahn chụp

Không giấu được vui mừng, nhiếp ảnh gia 36 tuổi đến từ Pháp gọi đây là “sự kiện lớn” khi lời bức ảnh của mình được đưa vào bộ sưu tập của một bảo tàng Việt Nam, lại vào dịp 8/3 – dịp đặc biệt để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Lễ trao nhận bức ảnh khổ 80x120cm với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Pháp diễn ra vào sáng ngày 8-3 tại bảo tàng.

Theo Rehahn, việc tặng ảnh lần này còn nhằm thể hiện sự trân trọng quan hệ 2 nước của đại sứ quán Pháp. Bà Bùi Thị Xong cũng sẽ bay ra Hà Nội cùng với anh để tham dự.

Bức ảnh cụ bà 78 tuổi Bùi Thị Xong, một người làm nghề chèo thuyền ở Hội An, là một trong những bức ảnh đầu tiên anh chụp cho bộ ảnh Hidden Smile(Nụ cười tiềm ẩn) ghi lại những nụ cười che miệng của người Việt Nam, mà theo anh là rất thú vị và duyên dáng.

Bức ảnh cũng được Rehahn chọn làm ảnh bìa cho tập 1 quyển sách Vietnam – Mosaic of contrasts (Việt Nam – Những mảnh ghép đối lập) xuất bản năm 2014 gồm gần 150 bức ảnh về con người và đất nước Việt Nam, nơi anh chọn làm ngôi nhà thứ hai của mình.

10371239-10203573669524500-6982296087689348278-o-1456820803Rehahn và bà Bùi Thị Xong. Rehahn cho biết anh còn mua cho bà cụ một chiếc thuyền mới

Là một trong những “người mẫu” đặc biệt và thân thiết nhất của Rehahn, anh cho biết bức chân dung cụ bà Bùi Thị Xong sau đó còn xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài như National Geographic, Los Angeles Times, và Daily Mail.

Tháng 6 năm ngoái, bức ảnh cụ Bùi Thị Xong là một trong hai bức ảnh của Rehahn được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng châu Á ở La Habana, Cuba.

Vài tháng sau đó, trang boredpanda.com cũng xuất bản một bài viết giới thiệu về cụ Bùi Thị Xong. Bài viết nhanh chóng được cộng đồng mạng yêu thích với 6.500 lượt yêu thích.

“Cụ Xong đại diện cho Việt Nam trong mắt tôi,” Rehahn chia sẻ. “Mạnh mẽ, duyên dàng, và luôn thể hiện sự hạnh phúc bất chấp tuổi tác và hoàn cảnh sống ra sao.”

“Bà ấy đại diện cho những người bà, người mẹ ở Việt Nam,” nhiếp ảnh gia người Pháp nói tiếp.

Sau hơn 5 năm sống tại Việt Nam, Rehahn rong ruổi khắp nơi bằng xe máy và chụp hơn 50.000 bức ảnh về con người và đất nước này. Anh cũng xuất bản vài quyển sách ảnh về VN, trong đó nổi bật nhất là 2 quyển Vietnam – Mosaic of contrasts, cùng nhiều dự án ảnh khác.

Nói về dự án Hidden smile đi tìm nụ cười ẩn giấu, Rehahn chia sẻ anh thường dùng vốn tiếng Việt “chút chút” của mình để chọc cười nhân vật.

“Với người trẻ, tôi chỉ cần khen họ đẹp là họ sẽ bẽn lẽn che miệng cười ngay, còn với người già, tôi thường chọc ‘ô, không có răng’, thế là họ ngay tức khắc che miệng cười”.

Cùng ngắm loạt ảnh Hidden smile của Rehahn:

ninhthuan100315-511-512x768-14568208032-1024x682-1456821264

sapa200814-869-1024x682-1456820804

original-2-533x768-1456820804

hidden-smile-vietnam-9-1024x635-1456820803

hidden-smile-vietnam-3-488x768-1456820803

hidden-smile-vietnam-2-1024x640-1456820803

sapa180814-584-511x768-1456821263

hidden-smile20-1024x681-1456820803

sapa170814-4841-542x768-1456821263

Theo Tuổi Trẻ
http://www.phap.fr/trien-lam-nghe-thuat-thi-giac

Bài liên quan

Back to top button