Đọc báo dùm bạnLướt web

Vì sao tắm rửa lại là một chủ đề kinh điển trong hội họa?

Trong suốt nhiều thế kỷ, khung cảnh tắm rửa vẫn luôn là một nguồn cảm hứng bất tận trong hội họa. Không kể dưới mọi hình thức như trong nhà, ngoài trời, tắm rửa vẫn luôn là một chủ đề phổ biến, được ưa chuộng rộng rãi kể từ thời cổ đại cho tới đương đại.

tam-1

Mary Cassatt, “Woman Bathing (La Toilette),” 1890-1891
(Ảnh: 
Wikimedia Commons [CC0 1.0])

Vậy thì vì sao tắm rửa – một hoạt động tưởng như vô cùng bình thường lại trở thành một chủ đề kinh điển như vậy trong hội họa? Để giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng designs.vn ngược dòng thời gian, khám phá sự phát triển của nó từ thời xa xưa, từ những tác phẩm điêu khắc cổ đại, tới hội họa đương đại và một số tác phẩm nổi bật khác.

ĐIÊU KHẮC CỔ ĐẠI

tam-2

After Praxiteles, Bản sao chép của bức tượng Aphrodite of Knidos, thế kỷ 3 TCN (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tại Hy Lạp cổ đại, nữ thần Aphrodite là một trong những nhân vật nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Người tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp, là nàng thơ của hầu hết các họa sĩ đương thời. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất khắc họa nữ thần Aphrodite không thể không kể đến là Aphrodite of Knidos – tác phẩm điêu khắc hình dạng phụ nữ trong trạng thái lõa thể đầu tiên với kích thước thật. Ngoài ra, nhân vật chính xuất hiện cùng chiếc khăn tắm – đánh dấu một trong những tác phẩm đầu tiên với chủ đề tắm rửa. Tác giả của bức tượng là Praxiteles, con trai của Cephisodotus the Elder, người nổi tiếng nhất trong số các nhà điêu khắc Attica của thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

Tương tự các tác phẩm điêu khắc cổ đại khác, bức tượng gốc hiện đã không còn mà chỉ còn tác phẩm sao chép thời La Mã.

HỘI HỌA TRUNG ĐẠI

tam-3

Giovanni Baronzio, “The Baptism of Christ,” thập niên 30 – thế kỷ 14
(Ảnh: 
Wikimedia Commons)

Vào thời kỳ Trung đại, các họa sĩ tại châu Âu thường tìm kiếm nguồn cảm hứng từ tôn giáo. Chính bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi hầu hết các tác phẩm hội họa vs chủ đề tắm rửa của thời kỳ này đều khắc họa lễ Thanh Tẩy (một nghi thức quan trọng trong Kitô giáo hay còn gọi là Cơ Đốc giáo) và một nhân vật xuất hiện dày đặc trong những bức họa này chính là chúa Giê-su.

Theo Tân Ước,  Gioan Tẩy Giả (hoặc Giăng Báp-tít), là người đã thực hiện nghi thức Thanh Tẩy cho Chúa Giêsu tại sông Jordan. Sau khi hoàn thành nghi thức, ngài chìm xuống làn nước và, ngay lúc đó, thiên đàng bỗng mở ra trước mắt ngài, linh hồn của chúa bay xuống như chú chim bồ câu và đáp xuống bên ngài. Khung cảnh này xuất hiện trong vô số bức họa trên gỗ và tác phẩm mạ vàng trong suốt giai đoạn trung đại – và trong nhiều thế kỷ về sau.

HỘI HỌA PHỤC HƯNG

tam-4

Piero della Francesca, “The Baptism of Christ,”  thập niên 50 – thế kỷ 15
(Ảnh: 
Wikimedia Commons)

Ở thời kỳ Phục hưng, các họa sĩ ưa chuộng việc làm mới lại những chủ đề cổ điển – họ yêu thích những hình tượng tù tôn giáo. Một số họa sĩ tiêu biểu của giai đoạn này như Leonardo da Vinci (gương mặt chủ chốt của Phục hưng Ý) hay Jan van Eyck (cánh chim đầu đàn của Phục hưng phương Bắc) đặc biệt yêu thích chủ đề Thánh Gia, và mối quan hệ giữa chúa Giê-su và Gioan Tẩy Giả.

Trong khi rất nhiều bức tranh khắc họa Jesus và Gioan Tẩy Giả khi còn là những đứa trẻ tinh nghịch, một số khác khắc họa giai đoạn trưởng thành của họ, trong đó có khung cảnh buổi lễ Thanh tẩy của chúa Giê-su. Tương tự họa sĩ Trung đại, họa sĩ Phục hưng thường khắc họa cảnh tưởng Gioan Tẩy Giả thực hiện thanh tẩy cho chúa Giê-su bằng nước thánh.

THỜI KỲ HOÀNG KIM HÀ LAN

tam-5

Rembrandt, “Bathsheba at Her Bath,” 1654 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Đến thế kỷ 17, các họa sĩ tiếp tục tìm kiếm nguồn cảm hứng từ hội họa Phục hưng. Vậy là Thời kỳ hoàng kim Hà Lan được ra đời ở phương Bắc, một thời kỳ rực rỡ của hội họa được tiên phong bởi Rembrandt Harmenszoon van Rijn, thường được biết tới với tên Rembrandt – một trong những họa sĩ vĩ đại nhất lịch sử hội họa châu Âu nói riêng và Hà Lan nói chung.

Cũng giống như các họa sĩ đi trước, các tác phẩm của danh họa Rembrandt chịu ảnh hưởng của Ki-tô giáo, đặc biệt là nghi lễ Thanh tẩy của chúa Giê-su, và thậm chí là những nhân vật thực hiện nghi lễ Thanh tẩy cho chúa Giê-su. Rembrandt thậm chí đã hoàn thành một số tác phẩm về Bathsheba, xuất hiện trong Cựu Ước khi bà tắm rửa. Bathsheba được biết đến là người vợ nổi tiếng nhất của vua David bởi cuộc hôn nhân của họ diễn ra sau một cuộc ngoại tình bất chính ở đỉnh cao của triều đại David – khi mà vua David vô tình bắt gặp cảnh tượng tắm rửa của bà. Mặc dù mang chủ đề tôn giáo, bức tranh đã truyền cảm hứng cho hội họa phi tôn giáo.

HỘI HỌA TÂN CỔ ĐIỂN

tam-6

Jean Auguste Dominique Ingres, “The Valpinçon Bather,” 1808
(Ảnh: 
Wikimedia Commons)

Vào thế kỷ 18 tại Pháp, các họa sĩ tân cổ điển đã thổi một làn gió mới vào hội họa Hy lạp và La mã cổ đại. Họ đưa phong cách cổ điển vào các bức tranh khắc họa chủ đề đương đại. Tiêu biểu phải kể đến tác phẩm The Valpinçon Bather của danh họa Jean Auguste Dominique Ingres.

Tác phẩm khắc họa người phụ nữ lõa thể đang chuẩn bị tắm rửa. Bên cạnh nét vẽ thanh mảnh và tông màu thanh tú (nhà văn người Pháp Edmond và Jules de Goncourt có câu nói nổi tiếng rằng “Tới Rembrandt cũng sẽ ghen tỵ với cách xử lý màu sắc của Jean Auguste trong bức họa này”). The Valpinçon Bather nổi tiếng bởi tầm ảnh hưởng của nó tới kiệt tác cuối đời của ông – The Turkish Bath và tới một trong những gương mặt tiên phong quan trọng nhất của hội họa hiện đại.

HỘI HỌA HIỆN ĐẠI

tam-7

Edgar Degas, “The Tub,” 1886 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Năm 1855, họa sĩ trẻ Edgar Degas đang làm công việc đánh máy tại Louvre tiếp cận Ingres. Là một fan hâm mộ trung thành của người danh họa Ingres (Degas đã sưu tập gần 20 tác phẩm của thần tượng), Degas đã tiếp thu lời khuyên của Ingres mà sau này đã giúp ông thành công vang dội trong sự nghiệp. “Hãy vẽ thật nhiều đường kẻ, chàng trai trẻ” Ingres khuyên chàng họa sĩ trẻ Degas lúc bấy giờ, “và nhiều đường kẻ hơn nữa, từ cuộc sống và từ trí nhớ, rồi cậu sẽ trở thành một người họa sĩ giỏi.”

Không chỉ tập trung vào những đường kẻ, Degas còn tập trung vào một chủ đề yêu thích: cảnh tắm rửa. Ở giai đoạn sau của sự nghiệp, Degas đã chuyển hướng từ tranh vẽ vũ công sang tranh vẽ phụ nữ đang tắm rửa. Sử dụng màu phấn và chì than, bức tranh tạo hiệu ứng như được nhìn qua lỗ khóa, phản ánh hứng thú của họa sĩ Ấn tượng với các chủ đề thường ngày.

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

Ngày nay, tắm rửa vẫn là một trong những chủ đề được yêu thích trong nghệ thuật. Một nghệ sĩ đương đại tiêu biểu đã tìm được nguồn cảm hứng và khai thác chủ đề tưởng như nhạy cảm một cách rất sáng tạo và mới lạ là David Hockney, cây cọ tiên phong của trào lưu mỹ thuật đại chúng), nổi tiếng với những bức họa bể bơi.

Điểm chung của ba tác phẩm Portrait of an Artist (chân dung của người nghệ sĩ), Sunbather (tắm nắng) hay A Bigger Splash nói riêng và các bức họa bể bơi của Hockney nói chung là chúng đều mang có sự pha trộn giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, khác với những họa sĩ đi trước, Hockney lại tập trung vào khung cảnh sông nước xung quanh hơn là con người.

“Nước trong hồ bơi thay đổi hình thái nhiều hơn bất kỳ thứ gì,” ông giải thích, “màu sắc của nó thì có thể nhân tạo và hình thái của nó không chỉ phản chiếu bầu trời mà còn phản chiếu độ sau và độ trong của làn nước. Nếu mặt nước gần như tĩnh lặng vào thời điểm nắng gắt thì những đường vân nhảy múa với màu sắc của quang phổ sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi”.

 

Bài liên quan

Back to top button