Café đenQuán ven đường

Họ Đạo Cù lao Tây, Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Lm. Giacôbê Võ Thanh Xuân

Họ Đạo Cù lao Tây

Ấp Thượng, Xã Tân Quới, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp

Tên gọi

Trước biến cố 1975

Thường gọi là Họ Đạo hay Nhà Thờ Cù lao Tây (Xã Tân Quới). Vào thập niên 1970, dân số xã Tân Quới có khoảng 15.000 (mười lăm ngàn) người, số giáo dân Họ đạo Cù lao Tây (xã Tân Quới) có khoảng 5.000 (năm ngàn) người, tập trung vào hai xóm, mỗi xóm có khoảng 2.500 giáo dân.

Xóm trên (hay Ấp Thượng) có nhà thờ chính chia thành khu 1, 2, 3 và 4; và Xóm dưới (hay Ấp Trung) gồm từ khu 5 đến khu 9. Giữa hai xóm cách nhau khoảng 2 cây số là xóm nhà của anh em Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Sau biến cố 1975

Cha Xuân tách xóm dưới ra lập thành Họ Đạo mới dâng kính Mẹ Fatima, có nhà thờ riêng được khánh thành vào ngày 1.5.1975.

Từ đó giáo dân gọi Nhà Thờ xóm trênNhà Thờ Tân Quới, và Nhà Thờ xóm dướiNhà Thờ Fatima Tân Quới.

Khái lược một giai đoạn lịch sử

  • Trích Sổ Tay Hiệp Thông Giáo phận Mỹ Tho, Họ đạo Cù lao Tây được thành lập vào năm 1862.
  • Nhưng Bộ sổ Rửa tội của họ đạo Cù lao Tây bắt đầu từ năm 1882.
  • Nhà thờ hiện nay là do Cha Sở Antôn Đinh Ngọc Sỏi (1916-1941) xây dựng hoàn thành vào năm 1932.
Cha Antôn Đinh Ngọc Sỏi, Cha Sở họ Tân Quới (1916-1941)
  • 06.02.1973: Cha Xuân đến nhận sứ vụ cha phó của Cha Sở Phêrô Võ Phước Lưu, thay thế cha phó Phêrô Đặng Tri Cậy.
Cha Phêrô Võ Phước Lưu
Cha Phêrô Đặng Tri Cậy
  • 30.04.1973: Cha Phêrô Lưu qua đời tại Long-Xuyên sau khi rời bệnh viện về nhà quen. Cha Xuân được đặc trách ‘xử lý thường vụ’ cho đến một năm sau mới được bổ nhiệm là cha sở họ đạo Cù lao Tây.
Cha Giacôbê Võ Thanh Xuân

Trước Nhà Thờ Cù lao Tây là sông Tiền, một nhánh của Sông Cửu Long (Mekong), cùng với Sông Hậu đã tạo nên vùng rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long, chia thành 9 nhánh phụ trước khi chảy ra biển Nam Hải.

Khoảng đường lộ nhỏ dẫn từ cổng nhà thờ (là những bậc thang bằng gạch ở bờ sông Tiền) vào đến nền nhà thờ dài 125 mét, lót gạch đỏ. Hai bên đường đầy những cây ‘vú sữa’.

Sân trước nhà thờ đầy những cây ‘vú sữa’ – Ảnh 1973: Cha Xuân
Chặt bỏ những cây ‘vú sữa’ để mặt tiền nhà thờ đẹp hơn – Ảnh 1973: Cha Xuân

Sát bờ sông Tiền là con đường cái chạy dọc theo bờ sông nối liền các ấp của xã Tân Quới. Qua con đường cái và bên trái bắt đầu con lộ lót gạch dẫn vào nhà thờ là Núi Đức Mẹ Lộ Đức.

Núi được hoàn thành 1945. Ảnh: Cha Xuân chụp năm 1990

Qua khỏi Núi Đức Mẹ, ở bên phải con lộ lót gạch là nhà Cha Sở.

Nhà cha sở vào năm 1973. Ảnh: Cha Xuân
Nhà cha sở. Ảnh chụp năm 1990

Từ núi Đức Mẹ đi vào đến tiền đường nhà thờ, phía bên phải là ngôi mộ của Cha Antôn Đinh Ngọc Sỏi.

Góc dưới bên phải là mộ Cha Antôn Đinh Ngọc Sỏi – Ảnh: Cha Xuân
Lễ Giáng Sinh năm 1973, xe kiệu Chúa Hài Đồng với 2 dây đèn ngôi sao kéo từ nóc nhà thờ xuống, mỗi ngôi sao có một bóng đèn nhỏ. – Ảnh: Cha Xuân.
Lễ Giáng Sinh năm 1974 – Ảnh: Cha Xuân
  • 15.2.1975: Cha Giuse Nguyễn Hoàng Hân, chịu chức linh mục vào ngày 22.12.1974, được Đức Giám Mục Giuse Trần Văn Thiện bổ nhiệm làm cha phó Họ Đạo Cù lao Tây.
Cha Giuse Nguyễn Hoàng Hân

Nhìn lại năm 1965, cha Lưu đã cho cất ở Xóm dưới một nhà để tạm làm trường cho trẻ con ở xóm dưới không phải đi lên trường học xóm trên quá xa, và thỉnh thoảng đến dâng lễ cho những người cao niên không đi lễ ở nhà thờ chính được.

Vào năm Thánh 1975, tượng Mẹ Fatima Thánh Du về với Họ đạo Cù lao Tây 10 ngày kể từ Thứ Bảy 01.03.1975.

Ngày 8.3.1975, tượng Mẹ đến Khu 7, đang lúc cùng với giáo dân lần chuỗi trước tượng Mẹ, cha Xuân đã nghĩ đến việc cất một nhà thờ dâng Mẹ ở tại nơi đây.

Sau khi Mẹ rời Cù lao Tây, có sự thôi thúc bên trong, cha Xuân quyết định dựng ngay ngôi nhà thờ ở xóm dưới dâng kính Mẹ, dù là nhà thờ lá, kịp khánh thành vào ngày 1.5.1975: Nhà Thờ Fatima.

Xin đọc qua phần lược sử của Nhà thờ Fatima – Tân Quới
(Ấp Trung, Xã Tân Quới, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp)

Xem bài liên quan:

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button