Café đenQuán ven đường

Ông chủ | Chuyên mục từ ngữ tiếng Anh

TOP BRASS: CÁCH CÔNG NHÂN MỸ GỌI CÁC ÔNG CHỦ
Scarlett | Chuyên mục từ ngữ tiếng Anh

Dân Ý có một câu thành ngữ cổ: “Il dolce far niente”, có nghĩa là ngọt ngào tận hưởng cảm giác nhàn hạ, ở không thiệt sướng.

image001

Vào những ngày cuối tuần và trong những kỳ nghỉ, chúng ta thích thú tận hưởng sự nhàn hạ không phải làm việc gì. Nhưng phần lớn thời gian chúng ta buộc phải làm việc. Và để giữ chỗ làm, chúng ta còn phải làm việc cật lực nữa đấy. Người thuê chúng ta sẽ không thích nếu chúng ta ở không.

Công nhân Mỹ thường hay gọi người thuê họ làm việc là những ông bà chủ (bosses). Từ “boss” có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan, từ “baas” có nghĩa là người thầy, người chủ.

Đôi khi, những người chủ công ty được gọi là “the brass”. Cũng có lúc người ta gọi họ là “top brass” hay “brass hat”.

Các nhà ngữ học bất đồng ý kiến về nguồn gốc của những lối diễn đạt kỳ lạ này. Nhưng chúng có thể xuất phát từ nước Anh. Vào thế kỷ thứ 19, tướng lĩnh trong quân đội Anh gắn trên mũ những mảnh nhỏ bằng kim loại gọi là lá sồi. Kim loại đồng thau có màu sắc tương tự như vàng. Vì thế, một vị tướng lĩnh hay vị tư lệnh được gọi là một thành viên của “the brass”, “brass hat”  hay thậm chí là “top brass”.

image002a

Brass oak leaves on the hat (Lá sồi bằng đồng thau gắn trên mũ)

Đến thập niên 1940, cách diễn đạt này đã lan rộng ra ngoài phạm vi những tướng lĩnh trong quân đội, chúng còn dùng để gọi cả những quan chức dân sự.

Vào năm 1949, một tờ báo ở thành phố Philadelphia nước Mỹ đã dùng từ này, họ gọi những vị chức trách quan trọng nhất trong ngành cảnh sát là “top brass”.

image004

Top brass (Ông chủ bự/ Người chóp bu)

Những thành ngữ khác ngụ ý ông chủ, với những mảnh đồng thau hay với những chiếc nón, là kẻ không có việc gì để làm. Một trong số đó là “big cheese”. Ta cũng biết phó mát (cheese) là một thực phẩm ở thể rắn được làm từ sữa. Thành ngữ này có lẽ bắt nguồn từ Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19. Vài nhà chuyên môn tin rằng nó có nguồn gốc là một từ trong tiếng Urdu (Pakistan), từ “chiz”, có nghĩa là “một cái gì đó”. Thế nên, “big cheese” có thể là “một cái gì đó to lớn”. Một số nhà ngữ học khác lại cho là “cheese” thật ra do cách đọc từ “chief” trại ra mà thành. Từ “chief” nghĩa là sếp. Vì vậy, “big cheese” là sếp bự.

Những ông bà chủ thường không phiền khi được gọi là “boss”. Nhưng người làm thuê sẽ không gọi chủ mình bằng “big cheese”, “top brass” hay “brass hat” ngay trước mặt họ. Những cách gọi này tuy không thật sự xúc phạm, nhưng cũng không thể hiện nhiều tôn trọng.

image006

Big cheese
(Ông chủ, người quan trọng, có sức ảnh hưởng & quyền lực sai khiến người khác)

Còn các ông chủ cũng có những thành ngữ để gọi người làm việc cho mình. Một trong những thành ngữ để chỉ một người công nhân tốt là “work like a Trojan’.

Thành ngữ này có lẽ xuất phát từ bản viết cổ của thi sĩ Homer người Hy Lạp. Nhà thơ viết rằng “Trojans”, tức cư dân thành Troy, đã làm việc cật lực để bảo vệ thành phố của mình.

27e

Thành Troy (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) nổi tiếng với câu chuyện lịch sử Ngựa gỗ thành Troy

Bây giờ thì thành ngữ này được dùng để diễn tả một người làm thuê làm việc chăm chỉ cho công ty. Một người làm công trung thành, tận lực được nói là “to work like a Trojan”.

Vì thế, hãy vui khi ông chủ công ty khen bạn “work like a Trojan”. Chủ bạn có lẽ nhìn nhận công sức bạn đáng để tăng lương đấy.

(VOA Special English program, Words and Their Stories)

Nghe nguyên ngữ

TOP BRASS:
WHAT AMERICAN WORKERS CALL THEIR EMPLOYERS

The Italians have an old saying, “Il dolce far niente.” The words mean it is sweet, or enjoyable, to do nothing.

On weekends and during holidays, many of us enjoy doing nothing. But most of the time we have to work. And, to keep our jobs, we must work hard. Our employer will not like it if we do nothing.

American workers often call their employers bosses. The word boss comes from the Dutch word, baas, meaning master.

Sometimes company bosses are called the brass. They also are sometimes called top brass, or brass hats.

Experts disagree about how these strange expressions started. But, they may have come from Britain. Leaders of the nineteenth century British army wore pieces of metal called oak leaves on their hats. The metal, brass, has a color similar to that of gold. So a leader or commander came to be called a member of the brass.  Or he might have been called a brass hat.  Or, even the top brass.

By the nineteen forties, the expression had spread beyond military leaders. It also included civilian officials.

A newspaper in the American city of Philadelphia used the term in nineteen forty-nine. It called the most important police officials, top brass.

Other expressions that mean boss or employer have nothing to do with brass or hats. One of these is big cheese.  A cheese is a solid food made from milk.

The expression probably started in America in the late nineteenth century. Some experts believe it comes from a word in the Uersian or urdu languages — chiz. The meaning is a thing.  So the meaning of big cheese may be a big thing.

Other experts say the word cheese in this expression was really an incorrect way of saying chief. The word chief means leader. So the expression may mean big leader.

An employer usually does not object to being called boss. But most workers would not call their employers big cheeses, top brass or brass hats to their faces.

These words are not really insulting. But neither do they show great respect.

Employers also have expressions to describe their workers. One of them that describes a good worker is that he or she works like a Trojan.

This expression probably comes from the ancient writings of the Greek poet Homer. He wrote about the Trojans who lived in the city of Troy. He said Trojans worked very hard to protect their city.

Now, the expression often is used to describe an employee who works hard for a company. A loyal, hard-working employee is said to work like a Trojan.

So be happy if your company’s brass hats say you work like a Trojan. They may consider you valuable enough to increase your pay.

Bài liên quan

Back to top button