Đọc báo dùm bạnLướt web

Khi bạn có khoảng 6 dấu hiệu này trở lên, thì hãy coi chừng thận đang trên đà hỏng nặng!

Bệnh thận có nguy cơ cao trong việc làm giảm chất lượng sống, tuổi thọ của người bệnh. Biết được các dấu hiệu của bệnh suy thận và nguyên nhân gây bệnh sẽ giảm được tỉ lệ mắc bệnh.

Thận là cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu trong cơ thể, chính vì thế nên hay bị làm việc quá sức và dễ bị tổn thương. Người mắc bệnh về thận cũng càng ngày càng nhiều, làm giảm đáng kể chất lượng sống và tuổi thọ.

Những dấu hiệu tự nhận diện mức độ của bệnh suy thận

1. Buổi sáng thức dậy chải đầu thấy tóc rụng nhiều.
2. Ăn uống không thấy ngon, không có cảm giác thèm ăn, nhạt miệng.
3. Ngủ không sâu giấc, khó ngủ, khi ngủ hay mộng mị, trăn trở, giật mình.
4. Hay đi tiểu đêm, tiểu nhiều hơn cả vào ban ngày, buồn tiểu nhiều hơn trước.
5. Trí nhớ suy giảm, thường xuyên trong trạng thái nhớ nhớ quên quên.
6. Sức đề kháng kém đi trông thấy, hay ốm yếu, cảm vặt.
7. Phụ nữ có hiện tượng kinh nguyệt không đều, tâm trạng bất an, buồn bã khó chịu.
8. Mặt hốc hác, ngủ dậy mắt thâm, da nhão, khô ráp.
9. Hay nóng giận vô cớ, nhưng không có hơi sức để nói ra, giữ lại trong lòng sinh ra u uất.

Nếu xuất hiện từ 6 dấu hiệu trên trở lên thì bạn phải khẩn trương đi kiểm tra sức khỏe của thận. Để càng lâu, bệnh càng thêm nặng.

Nguyên nhân gây bệnh suy thận cần tránh

1. Uống nhiều rượu bia

Việc uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tích tụ axit uric, lâu dần gây tắc nghẽn ống thận, dẫn đến suy thận. Thống kê lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị suy thận chủ yếu là nam giới, đối tượng uống bia rượu nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Ăn quá nhiều thịt

Ăn nhiều thịt sẽ gây tổn thương thận do cơ quan này phải làm việc nhiều hơn bình thường. Nam giới suy thận sẽ khiến “bản lĩnh đàn ông” giảm nhanh chóng. Phụ nữ suy thận sẽ làm tăng lão hóa, ngực xệ, rụng tóc, lãnh cảm…

3. Uống quá ít nước

Nhiều người đang duy trì thói quen lười uống nước bởi rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng thực tế bạn cần hiểu rằng trong quá trình hoạt động của thận, những chất thải sẽ thoát qua đường tiểu. Khi thận hoạt động lại cần phải cần đủ nước để hỗ trợ bài tiết.

Nếu không uống đủ nước cho thận làm việc thì cơ thể cũng như cỗ máy bị cạn kiệt xăng dầu vậy.

4. Hay uống đồ uống khác thay nước lọc

Hiện nay nhiều loại đồ uống pha chế công nghiệp chứa cafein đang được ưa chuộng, nhưng chúng có thể là nguyên nhân làm huyết áp tăng, do đó gây ra các tổn thương cho thận.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh uống quá nhiều thức uống loại này. Ngoài ra trong các đồ uống công nghiệp có chứa nhiều hóa chất, phục vụ cho việc bảo quản lâu dài, tạo màu, tạo mùi vị… nhiều loại trong số đó có tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Do vậy hãy ưu tiên các loại nước uống tự nhiên, đồ uống tự pha chế hoặc giải pháp đơn giản nhất là nước lọc bình thường.

5. Ăn uống quá mặn

Việc hàng ngày đưa vào cơ thể quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, làm công năng thận suy giảm. Lời khuyên là hãy nên ăn nhạt ở mức có thể, giảm lượng muối về mức tối đa là 6g/ngày.

Để chiều theo vị giác, người ta thường có xu hướng tăng độ mặn lên theo tuổi, người càng già đi càng thích ăn “đậm một chút”. Chính cái “1 chút” này là nguy cơ gây ra ăn thừa muối.

Những thói quen đơn giản có thể gây ra những rắc rối lớn cho cơ thể. Vì vậy, biết chăm sóc cơ thể đúng cách là yêu cầu quan trọng đầu tiên trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, phòng tránh bệnh tật.

Theo Bí mật Trung Hoa
theo Trí Thức Trẻ

 

Bài liên quan

Back to top button