Arata Isozaki- Kiến trúc sư trưởng của “viên KIM CƯƠNG” giữa ngã ba sông Sài Gòn
Chủ nhân của “Oscar kiến trúc” Pritzker 2019, học trò của bậc thầy kiến trúc Kenzo Tange- cha đẻ của Công viên tưởng niệm Hòa Bình Hiroshima. Người đem những nét đơn giản khoáng đạt của kiến trúc Phương Tây vào những cổ kính, trầm mặc của kiến trúc Phương Đông, người kết nối những nền văn hóa, thực thi, giám sát những chuẩn mực kiến trúc nghiêm ngặt. “Cây cổ thụ” trong làng kiến trúc Nhật Bản đã “kéo” chuẩn mực của kiến trúc vừa hiện đại vừa truyền thống của Nhật Bản vào Việt Nam…
Sinh ra tại Oita, một tỉnh Tây Nam Nhật Bản năm 1931, ông Isozaki được xem là người có tầm nhìn rộng thúc đẩy sự giao lưu về kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây. Isozaki tốt nghiệp trường đại học Tokyo vào năm 1954 và bắt đầu sự nghiệp học nghề dưới KTS Kenzo Tange, người đoạt giải Pritzker 1987. Năm 1963, ông thành lập Arata Isozaki & Associates, sau khi quân đồng minh rút đi và Nhật Bản giành chính quyền. Lúc này Nhật Bản đang tìm cách tái thiết cơ sở vật chất giữa bất ổn chính trị, kinh tế và văn hóa sau Thế chiến thứ II.
Một cái đầu lạnh chứa đầy những ý tưởng sáng tạo bất tận, những công trình của ông vừa ôm nét khoáng đạt của kiến trúc phương Tây, lại vừa mang nét cổ kính của phương Đông. Những tòa nhà của Arata cổ điển nhưng cũng rất 21 (thế kỷ 21)!
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một thiết kế của Arata Isozaki – dự án Đảo Kim Cương ở Quận 2, TP. HCM đã được thực hiện. KTS Isozaki đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hòn đảo như hướng gió và dòng chảy của sông, cảnh quan tự nhiên của đảo bao quanh bởi sông nước và dải xanh rừng phòng hộ trước mặt – một không gian tự nhiên hơn 50ha lý tưởng ngay trong trái tim của thành phố để đưa ra một phương án thiết kế độc đáo.
Đảo Kim Cương nằm ngay giữa ngã 3 sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố, được bao bọc bởi sông nước và rừng phòng hộ trải dài với nguyên trạng thảm thực vật sông nước miền nam ở 2 bên bờ sông. Đây là môi trường sống lý tưởng ngay giữa trung tâm của thành phố, nhưng đồng thời, nó cũng thách thức kiến trúc sư phải giữ được cảnh quan tổng thể, hài hòa không gian sống tự nhiên với mỗi góc nhà và các khu tiện ích cộng đồng…
Với tư tưởng “thiên nhiên là nhất”, ông đã đề xuất mật độ xây dựng trên đảo Kim Cương chỉ trên dưới 12%. Điều này tạo cho Đảo Kim Cương một vẻ ngoài khác hẳn so với các toà nhà khối hộp truyền thống thường thấy ở các khu đô thị châu Á và ngay cả ở phương Tây.
Trong thiết kế của mình, KTS Arata Isozaki đã áp dụng triệt để triết lý kiến trúc mà ông theo đuổi: “Một thiết kế hoàn hảo là một tập hợp các tiểu tiết hoàn chỉnh dựa theo tư tưởng chủ đạo ban đầu”, dưới đây là 10 công trình quan trọng và có ảnh hưởng của Arata Isozaki với kiến trúc thế giới.
Nhà hát giao hưởng Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc (2008- 2014)
Lễ khai mạc Nhà hát giao hưởng Thượng Hải năm 2014 là nơi tổ chức lễ kỷ niệm 135 năm của dàn nhạc lâu đời nhất châu Á, Dàn nhạc Giao hưởng Thượng Hải.
Hợp tác với chuyên gia âm thanh Yasuhisa Toyota, sử dụng những công nghệ tân tiến nhất và vật liệu nhạy ứng nhất, hai hội trường có sức chứa lần lượt 1.200 và 400 khách đều mang tới không khí mật thiết cân bằng cho người đứng trong. Nằm tại trung tâm Khu tô giới Pháp Thượng Hải Cổ, công trình tọa lạc trên suối để giảm thiểu tiếng ồn từ đường ray tàu điện ngầm bên dưới. Bên trong lắp đặt các tấm phản xả được bao phủ bằng tre đan, còn sàn sân khấu được chế tạo từ cây bách Hokkaido, còn phía ngoài công trình nổi bật với gạch đất nung và khu vườn phong cách Trung Hoa.
Phòng hòa nhạc Lucerne Festival Ark Nova — hợp tác thiết kế với Anish Kapoor Miyagi (2011-2013, 2014), Fukushima (2015), Tokyo, Japan (2017)
Ark Nova hay “chiếc hòm kỳ lạ” được ủy thác bởi Liên hoan Lucerne và là chất xám của 2 KTS Anish Kapoor và Arata Isozaki. Đây là một công trình mang ý nghĩa nhân văn gắn liền với những thảm họa thiên nhiên. Màn polyester bọc PVC có hình dạng một quả cầu phồng lên và nhanh chóng xì hơi, cho phép phòng hòa nhạc này có thể lưu động từ nơi này sang nơi khác, bắt nguồn từ những băn khoăn về những khu vực lưu diễn bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần Tohoku năm 2011. Phòng hòa nhạc hơi này có thể chứa tối đa 500 khác mời, và trở thành biểu tượng của tinh thần tái thiết.
Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar, Doha, Qatar (2004- 2011)
Là một trong những trung tâm triển lãm lớn nhất Trung Đông, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar có thể chứa tới 10.000 người với ba hội trường chính và không gian hội nghị linh hoạt. Bề ngoài giống như hai cái cây lấy cảm hứng từ cây đa Sidrat al-Muntaha, biểu tượng linh thiêng của đạo Hồi, tượng trưng cho sự kết thúc của Thiên đường thứ Bảy, bao quanh mặt tiền bằng kính và nâng đỡ mái vòm phía trên. Với thiết kế tinh xảo cùng vận dụng kĩ thuật bảo tồn nước và hiệu quả năng lượng tân tiến nhất, công trình này đã đạt được những kết quả chuẩn mực của một công trình bền vững.