Tại sao nước Pháp trở thành kinh đô thời trang của thế giới
Chanel, Dior, Saint Laurent, Hermes, Louis Vuitton,… danh sách còn không ngừng được mở rộng hơn nữa. Các nhà thiết kế người Pháp từ lâu đã sáng tạo ra những thương hiệu thời trang nổi tiếng và được khao khát nhất thế giới. Sáng tạo theo phong cách riêng và khác biệt về mặt kỹ thuật, danh tiếng vượt trội của ngành công nghiệp thời trang nước Pháp có thể được truy nguồn từ thế kỷ 17, và danh tiếng của nó cứ tiếp tục nối dài từ đó.
Đầm ‘Zouave’ thiết kế bởi Paul Poiret năm 1900
Đầm dạ hội liền quần được thiết kế bởi Paul Poiret năm 1926
Nữ bá tước Maxime De La Falaise làm mẫu cho bộ váy Chanel
Một người mẫu mặc bộ váy dạ hội có tên là ‘Mozart’ trong show diễn thời trang mùa xuân của Christian Dior tại The Savoy
Audrey Hepburn trong thiết kế mới của Givenchy
được đo ni đóng giày cho bà vào năm 1959 tại Rome
Audrey Hepburn mặc một chiếc đầm dài của Givenchy tại Funny Face, năm 1957
Jane Birkin những năm 1960
Francoise Hardy năm 1968
Yves Saint Laurent, 1964
Bộ sưu tập ‘Mondrian’ của Yves Saint Laurent
Người Pháp cho rằng khí chất thanh lịch mà họ có được là nhờ Vua Louis XIV, “Vị vua mặt trời” thống trị đất nước từ năm 1643. Louis có gu thẩm mỹ đặc biệt xa hoa, được thể hiện trong công trình ngoạn mục Palace of Versailles cũng như trong cách trưng diện của ông.
Nhận thức được tầm quan trọng của những sản phẩm cao cấp xa xỉ đối với nền kinh tế đất nước, Louis đã chủ trương phát triển qui mô lớn các ngành công nghiệp nghệ thuật, trong đó có ngành thương mại dệt may, dưới sự cai quản của hoàng gia, nơi sau này trở thành trung tâm thời trang toàn thế giới. Trong nhiều thế kỷ, những vật liệu và vải dệt chất lượng tốt nhất đều đã được tìm thấy tại Pháp.
“Ảnh hưởng thực sự của ngành công nghiệp thời trang cả về thương mại lẫn sáng tạo đều đến từ Paris và đó đích thực là nơi nó thuộc về.”
Bởi vậy, khi nghề thủ công Haute Couture (Thời trang cao cấp – may đo trang phục cho một khách hàng xác định) phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19, các thợ may không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập cơ sở riêng của họ tại Pháp. Charles Frederick Worth, một người Anh nhận thức được sự phát triển của ngành thời trang cao cấp, chính là người đầu tiên mở công ty trên đường Rue de la Paix, Paris, với vài cửa hàng thời trang khác chuyên về suit – Paul Poiret và Madeleine Vionnet là hai trong số đó.
Thời trang những năm 1950 – Chiết eo và chân váy chữ A | © virgo200745/Flickr
Vào cuối thế kỷ 19, một công nhân đến từ Paris đã khiến một vài thứ không đáng chú ý trở nên tráng lệ. Được đào tạo thành một thợ làm ô, anh thu lượm những mảnh lụa rơi vãi ở sàn nhà may và biến nó thành chiếc váy cho búp bê của em gái mình. Chàng trai đó tên là Paul Poiret và trong thế kỷ tới, anh sẽ góp phần thay đổi thời trang của người Paris mãi mãi.
Sáng tạo đầm xẻ ngực phóng khoáng vào đầu thế kỷ 20 – là tiền thân của chiếc váy hiện đại – không bắt nguồn từ Coco Chanel. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ đầu những năm 1900 với Poiret ở một xứ sở thần tiên đầy ắp những chiếc áo cape xa xỉ, những chiếc jacket táo bạo lấy cảm hứng từ kimono, hay những quần nhung xếp nếp và quần harem …
Năm 1906, Poiret đã làm nên điều đáng kinh ngạc. Ông đã loại bỏ áo ngực và giới thiệu một concept mới cho phụ nữ: sự tự do trong chuyển động. Không ai hài lòng với những thiết kế mới của anh. Năm 1901, Công chúa Nga, Bariatinsky, đã phải thốt lên “Thật là kinh khủng!” khi nhìn thấy chiếc áo choàng Kimono viền dệt len đen của ông. Thật may mắn là công chúng không hẳn đồng tình với điều này và vào năm 1903, Poiret đã thành lập cửa hàng thời trang riêng. Chỉ bảy năm sau, ông được biết đến như “Ông hoàng thời trang” của người Mỹ. Ở Paris thì sao? Chỉ hai từ thôi: “Le Magnifique”.
Không khó để hiểu được tại sao khi nhìn vào những thiết kế lộng lẫy của Poiret. Khơi dậy tinh thần phương Đông của nghệ sĩ Ballet người Nga, Diaghilev, những chiếc quần harem và váy ngắn sultana của ông được đánh giá cao bởi những fashionista tân tiến. Sự xếp nếp tự nhiên của Poiret chính là tiền thân của những nếp gấp rủ trong Tân nghệ thuật. Vải được xếp nếp lượn sóng như mặt nước. Đối với Poiret, cái đẹp ẩn chứa trong những chi tiết trang nhã như sự nhỏ nhắn của một tấm lưng thon – gợi cảm hơn nhiều so với một bộ ngực đẫy đà. Lần đầu tiên trong lịch sử, cơ thể người phụ nữ không bị quá chú ý bởi cái nhìn chòng chọc của nam giới và cũng không bị o ép. Những chiếc váy lót dài và áo ngực bị loại bỏ. Phụ nữ giờ đây đã có thể hít thở trở lại.