Mua thực phẩm dự trữ, đây là 3 mẹo bảo quản vừa tươi ngon lại đảm bảo an toàn vệ sinh
Sức khỏe Báo gia đình
Trong mùa dịch bệnh như hiện nay việc chú trọng vấn đề về sức khỏe có lẽ là ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình. Việc chọn lựa những thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là việc nên làm.
Những lưu ý cần thiết khi cho thực phẩm vào tủ lạnh
Đối với một số thực phẩm thì nó thật sự không cần thiết phải bỏ vào tủ lạnh. Một số thực phẩm không nên bỏ vào tủ lạnh như: mật ong, cà phê, bánh mì, khoai tây, cà chua, chuối, dầu oliu,… lí do không nên bỏ những loại thực phẩm này vào tủ lạnh là bởi sẽ làm giảm hương vị và thay đổi kết cấu của thực phẩm. Mật ong nếu bỏ vào tủ lạnh sẽ làm nó sẽ trở nên sần sùi, kết dính và trở về tinh thể rắn và không thể sử dụng. Hay khoai tây có thể để trong một trường mát mẻ nhưng nếu để vào tủ lạnh thì nhiệt độ bên trong quá lạnh sẽ làm phá vỡ tinh bột trong khoai tây và các tinh bột sẽ chuyển sang đường. Khi ăn sẽ có cảm giác khó chịu và tăng nguy cơ về đường huyết.
Một số thực phẩm không nên bỏ vào tủ lạnh. Ảnh: Internet
Sử dụng lại nhiều lần các món ăn đã qua chế biến
Để tránh lãng phí thức ăn, rất nhiều gia đình đã chọn cách bỏ những phần thức ăn còn thừa vào hộp và cho vào tủ lạnh để có thể mang ra sử dụng lại vào hôm sau. Tuy nhiên, với một số món ăn việc hâm đi hâm lại giảm các chất dinh dưỡng trong thực phẩm và có nguy cơ ngộ độc cơ thể.
Những thực phẩm sau đây tránh hâm lại nếu không muốn tổn hại đến sức khỏe của cả gia đình: Thịt gà, cơm, khoai tây, trứng, rau bó xôi, nấm, của cải trắng, củ dền,… Tại sao chúng ta không nên sử dụng lại những thực phẩm này. Bởi vì, việc để cơm thừa trong lạnh sau đó đem ra rang hay hâm nóng lại đều bị biến chất và có khả năng gây ngộ độc. Các bào tử trong gạo sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho dạ dày khiến người ăn thấy buồn nôn. Hay là nấm, nên được ăn hết sau khi nấu chín. Vì khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc hại cho dạ dày. Ngoài ra, nấu lại nấm hơn 1 lần có thể gây hại đến tim mạch.
Một số loại nấm thường gặp Ảnh: Điện máy xanh
Với những nguy cơ gây hại cho cơ thể thì chúng ta nên chọn cách nấu vừa đủ trong một lần ăn và hạn chế mức tối đa việc hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Thịt, cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày bạn nhớ cho vào ngăn đông có nhiệt độ thấp. Bạn nên đặt mức nhiệt lý tưởng nhất cho ngăn đông là -18 độ C. Khi ở mức nhiệt này vi khuẩn sẽ không thể phát sinh trong thực phẩm ở nhiệt độ -18 độ C. Bạn có thể yên tâm bảo quản thực phẩm đông lạnh trong ngăn đông trong thời gian dài.
Các loại rau xanh, củ quả bạn nhớ cho vào túi nilon để chống mất nước và bảo quản nhiệt độ lý tưởng cho ngăn này là từ 0 – 4 độ C. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm sử dụng thực phẩm mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Đối với tủ đông dùng để làm yaourt, sinh tố, đá bịch,… thì nên trang bị thêm các khay rổ nhựa giúp hơi lạnh đối lưu đều trong tủ, giúp thực phẩm nhanh đông lạnh hơn. Thời gian đông nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ lớn của thực phẩm cần bảo quản.
Theo Phụ nữ sức khỏe