Đọc báo dùm bạnLướt web

10 xu hướng cực cool trong nghệ thuật gốm sứ đương đại

10 xu hướng cực cool trong nghệ thuật gốm sứ đương đại

Từ Face Jars đến Fractured Fairy Tales, và tất cả những gì đang được thực hiện trên vật liệu đất sét. Dưới đây là một danh sách về các xu hướng của nghệ thuật gốm sứ đương đại, từ những món đồ sứ rải khắp các tuyến đường thương mại toàn cầu cho đến đất sét được trang trí với những bộ tóc và sắc thái khác nhau.

Face Jars

image001

Tác giả: William J. O’Brien

image002

Tác giả: Rebecca Morgan

image003

Tác giả: Jeffry Mitchell

Câu chuyện về Face Vessels và cách chúng đến Hoa Kỳ cùng lúc mang cả tính hấp dẫn và tàn phá, bởi nó đại diện cho sự giao thoa văn hóa Kongo với Middle Passage và nghệ thuật của người Mỹ. Trong khi một số có thể cởi mở hơn trong việc công khai nguồn nguyên liệu của họ, các tác phẩm gốm sứ của Dan McCarthy, William J. O’Brien, và Jeffrey Mitchell thường bị che dấu hoặc bị lãng quên.

Creation/Destruction

SONY DSC
SONY DSC

Tác giả: Ulrika Strömbäck

image005

Tác giả: Alyson Shotz

image006

Tác giả: Robert Chamberlain

Mài nhẵn, nhàu nát, hay sụp đổ, những tác phẩm gốm này được tạo ra bằng cách nghiền nát dạng truyền thống. Những chiếc lọ Robert Chamberlain được tạo ra bằng 1 sự kết hợp sáng tạo giữa thiết bị làm bánh với các dụng cụ nội địa. Những tác phẩm của Ulrika Strömbäck và Kathy Butterly chỉ ra ranh giới giữa sáng tạo và hủy diệt mang lại hiệu ứng rất kỳ ảo.

Mad Hatter’s Tea Party

image007

Tác giả: Patrick Purcell

image008

Tác giả: Yeesookyung

image009

 Tác giả: Mounir Fatmi

Các tác phẩm của Patrick Purcell và Yeesookyung mang vẻ hào nhoáng, phô trương, và rất nhiều kỹ xảo mà bạn sẽ không thể thấy ở đâu ngoài các buổi tiệc trà Mad Hatter. Đặc biệt, Arlene Shechet hợp tác với các nhà máy sứ nổi tiếng Meissen ở Dresden, nhằm hợp nhất sự quý phái, sang trọng với phi lý và một năng lượng bùng cháy. Giống như Lewis Carroll trong Alice in Wonderland, những tác phẩm này chứa nhiều hơn một chút sự điên rồ và nguy hiểm mà vẫn mang hơi hướng truyền thống tranh tĩnh vật vanitas của Jessica Stoller và Mounir Fatmi. Chúng đã được đưa vào Bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế tại một cuộc triển lãm với chủ đề: “Body & Soul: New International Ceramics”

Anti-Ceramic Mush

photograph taken by Brian Buckley for Cheim & Read, New York
photograph taken by Brian Buckley for Cheim & Read, New York

Tác giả: Lynda Benglis

image011

Tác giả: Rudy Shepherd

 

 

 

 

 

 

 

"Psychic Death" Rudy Shepherd solo show at Mixed Greens
“Psychic Death” Rudy Shepherd solo show at Mixed Greens

Tác giả: Polly Apfelbaum

Thể hiện cùng lúc sự thô ráp và tinh vi, tự phát và có chủ ý, những món đồ gốm này sử dụng màu sắc và kết cấu để thể hiện các chủ đề xung quanh vấn đề giới tính và chủng tộc. Tác phẩm của các nghệ sĩ Beverly Semmes, Lynda Benglis và Polly Apfelbaum có cấu trúc tự do, hài hước và đầy gợi cảm, nhưng chúng cũng đi kèm với quan điểm, khía cạnh chính trị.

Work that Body

image013

Tác giả: Sergei Isupov

image014

Tác giả: Jessica Harrison

image015

Tác giả: Alessandro Pessoli

Cho dù bóng loáng và đẫm máu như bức điêu khắc của Jessica Harrison hay thô ráp và được phun sơn tung toé như tác phẩm Ellen Lesperance, những tác phẩm này sử dụng các kết cấu của gốm để đẩy hình dáng con người từ hữu hình đến siêu việt. Trong truyền thống lâu đời của Giacometti, các nghệ sĩ thao tác, làm biến dạng, và kéo căng khung người để biến đổi các số liệu đã được mặc định thành những gì ở trong trí tưởng tượng, hấp dẫn, những lại thường xuyên gây đau đớn.

Fractured Fairytales

image016Tác giả: Allison Schulnik

image017

Tác giả: Miwa Ryôsaku

image018

Tác giả: Kate MacDowell

Với các tác phẩm kết hợp giữa sự bình dị và đáng sợ như những cơn ác mộng, nhưng luôn luôn siêu thực, Miwa Ryôsaku và Klara Kristalova đã mang đến mặt tối của những câu chuyện cổ tích. Sử dụng truyện ngụ ngôn cả vô danh (The Goose Girl) lẫn phổ biến (Lọ Lem) làm nguồn cảm hứng, những nghệ sĩ này lật lại từ những câu chuyện của Disney đến những bản gốc gây ám ảnh của Brothers Grimm.

Life’s A Beach

image019

 Tác giả: Lisa Sanditz

image020

 Tác giả: Simone Leigh

image021

 Tác giả: Allison Schulnik

Allison Schulnik và Simone Leigh quay về với thiên nhiên để lấy cảm hứng cho tác phẩm của họ, đặc biệt là bãi biển, khéo léo kết hợp tất cả mọi thứ từ nhiều kết cấu, từ việc vẽ đắp lên vỏ ốc xà cừ đến tạo dáng bóng mượt cho vỏ ốc tiền. Xu hướng này thiên về môi trường một cách mạnh mẽ, được miêu tả thông qua những tác phẩm gốm xương rồng của Lisa Sanditz bị nứt gãy và vỡ vụn dưới áp lực không tự nhiên của lợi ích thương mại.

The Ol’ Blue and White

image022

 Tác giả: Ann Agee

image023

Tác giả: Raed Yassin 

image024

Tác giả: Chu Teh-Chun

Những tác phẩm gốm tạo ra bởi các nghệ sĩ trong đó có Chu Teh-Chun và Ann Agee khá giống với gốm màu xanh và trắng cổ điển mà được phát triển tại Châu Á vào thế kỷ thứ 14 và có mặt khắp nơi trên thế giới như là một món hàng vô cùng đắt khách trên các tuyến đường thương mại toàn cầu. Các nghệ sĩ trẻ Jesse Small và Raed Yassin đã sử dụng lại các hoa văn màu xanh trắng cho một xu hướng đương đại; tác phẩm Triton Ghost #1 của Small gợi nhớ lại nguồn gốc của gốm sứ thương mại cũng như của bà Pac Man.

Portraiture

image025

Tác giả: Teresa Gironès

image026

Tác giả: James Thomas

image027

Tác giả: Magdalena Suarez Frimkess

Trong các tác phẩm dạng thô của Teresa Gironès và Magdalena Suarez Frimkess, gốm sứ gần như chưa hoàn thành, tạo nên độ sâu của cảm giác đe dọa bị đổ vỡ. Cũng trong một mạch cảm hứng tương tự, tượng bán thân James Thomas, được trang bị với tóc giả theo phong cách Donald Trump và kính mát thập niên 80 quá khổ, miêu tả đầy đủ các nhân vật không chỉ với sự hài hước tuyệt đối, mà còn là sự dịu dàng đáng ngạc nhiên đối với sự mong manh của con người khi đã có tuổi.

Ceramics in 2D

image028

Tác giả: Janet Fish

image029

Tác giả: Liz Glynn

image030

Tác giả: Mary Jo Vath

Những bức vẽ từ chén và đĩa với hoa văn phức tạp của Janet Fish đến những món đồ sành sứ mang vẻ ảm đạm và nham hiểm của Mary Jo Vath đến canvas, những tác phẩm mang lại cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật tranh tĩnh vật truyền thống và đời sống đương đại của người Hà Lan. Trên một phương tiện khác, Liz Glynn sử dụng bột giấy nhằm tăng khối liệu và độ dốc mà chỉ gốm sứ mới có thể tạo ra.

artnews.com/TÚ QUYÊN/designs.vn

Bài liên quan

Back to top button