Lướt webThường thức gia đình

Cây bạc hà có phải là rau húng không?

Bạc hà

Không! Bạc hà là cây cùng họ với húng lũi, chứa chất thơm, dùng để cất tinh dầu hoặc làm thuốc. Húng là tên gọi chung một số loài cây cùng họ với bạc hà, thường dùng làm rau thơm. Trong Nam họ gọi cây dọc mùng là môn bạc hà, môn ngọt hoặc bạc hà.

Bạc hà khác còn húng là khác. Bạc hà cay cay, thơm thơm như mùi kem đánh răng. Còn rau húng mùi khác và thường ăn kèm rau sống. Nếu để ý bạn sẽ thấy lá bạc hà đẹp hơn, lá có răng cưa nhỏ, rau húng thì không và bề mặt lá bạc hà ít sần sùi hơn lá rau húng.

Bạc Hà

Bạc hà á hay bạc hà, bạc hà nam, bạc hà nhật bản, húng cay, húng bạc hà (danh pháp hai phần: Mentha arvensis) là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Đây là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây Á và Trung Á, Himalaya cho đến đông Xibia và Bắc Mỹ

Bạc hà á là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10–60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm).. Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3–4 mm

Có sáu phân loài:

  • Mentha arvensis subsp. arvensis.
  • Mentha arvensis subsp. agrestis (Sole) Briq.
  • Mentha arvensis subsp. austriaca (Jacq.) Briq.
  • Mentha arvensis subsp. lapponica (Wahlenb.) Neuman
  • Mentha arvensis subsp. palustris (Moench) Neumann
  • Mentha arvensis subsp. parietariifolia (Becker) Briq.

Loài Mentha canadensis có quan hệ gần với M. arvensis, một số tác giả coi đây là hai thứ của cùng một loài: M. arvensis var. glabrata Fernald (phân bố ở Bắc Mỹ) và M. arvensis var. piperascens Malinv. ex L. H. Bailey (phân bố ở châu Á)

Húng quế

Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum), là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị.

Húng quế đa dạng về chủng loại. Xét về hình thái có loại lá to, loại lá nhỏ; lá thân đều màu xanh hoặc lá xanh thân tím; cả lá và thân đều màu tím v.v. Về mùi hương thì có loại ngả mùi quế, mùi chanh, mùi sả v.v.

Húng quế Tây hay quế châu Âu (sweet basil), còn gọi là quế ngọt, quế Tây, húng Tây rất thơm, mùi hăng đậm, ngọt và mát. Cái tên basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn, có nghĩa “đế vương,” do người Hy Lạp xưa rất quý basil vì họ dùng nó làm nên nhiều loại thuốc. Quế Tây thường có lá trơn, hình tròn bầu dục, vị không the bằng nhưng rất dậy hương và thường được dùng ăn sống hoặc gia vào làm gia vị cho các món mì Ý (pasta), salad, thịt nướng, pizza. Quế Tây đặc biệt thích hợp làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, sốt pesto, xúp cà chua, xúp pho mát, salad cà chua phomat. Một số món ăn đặc trưng trong ẩm thực Ý tượng hình quốc kỳ Italia với ba màu đỏ, xanh lá, và trắng (như pizza, salad), trong đó màu xanh tạo thành từ màu của lá basil, màu đỏ của cà chua và màu trắng của phomai mozzarella.

Húng quế ở Việt Nam thuộc loài húng phổ biến vùng Đông Nam Á (nhiều người cho rằng cây có gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ, thường được châu Âu biết đến với tên gọi húng Thái (Thai basil), và ở Việt Nam có các tên còn gọi là rau quế, é quế, húng giổi, húng dổi, húng chó hay húng lợn. Húng quế Việt Nam có mùi dịu nhẹ hơn húng quế ở châu Âu, thoảng hương vị quế. Lá và ngọn non húng quế được sử dụng như một loại rau thơm ăn kèm trong các món như lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, bún chả, bún bò Huế, phở (miền Nam). Hạt của loài này gọi là hạt é, có độ trương nở mạnh tạo thành khối chất nhầy khi gặp nước, thường sử dụng làm nguyên liệu trong nước giải khát đặc biệt phổ biến là là món chè sương sáo hạt é.

Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu. Nhiều nơi trên thế giới đã trồng húng quế ở quy mô công nghiệp chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu hoặc làm chất thơm. Trong dân gian có thể lấy cây sắc uống chữa sốt; kết hợp các loại lá để đun nước tắm, nước xông làm cho ra mồ hôi; chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu; thông tiểu; xúc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Thường sử dụng

Húng lủi

Với tên cúng cơm là mentha (mint), dòng họ mint có rất nhiều gia tộc, trong đó húng lủi (spearmint) là một thành viên. “Tuyệt chiêu” của húng lủi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù là chỉ vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lủi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng. Một loại hương liệu có trong lá húng lủi sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia quá trình tiêu hóa, làm cho các tuyến này tiết ra những men (enzyme) tiêu hóa.

Đâu chỉ có thế, húng lủi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lủi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp…

Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lủi có khả năng phòng chống ung thư do trong húng lủi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, được cho có khả năng “giải tán” sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da… Nước ép húng lủi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. Tinh dầu húng lủi còn có đặc tính chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong… Húng lủi còn có một đặc tính “ăn tiền” khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi…

Hiện nay, người ta dùng húng lủi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia…), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công nghiệp thuốc lá cũng không thể không “ăn theo”. Thế nên có một điều quan trọng cần lưu ý: Hóa chất nổi tiếng tồn tại trong húng lủi là menthol, các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem lại vị the và hương thơm. Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, còn đàn ông hút nhiều sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là “đồng phạm” với khói thuốc hay không.

Cách trồng cây bạc hà không tốn kém mà đuổi muỗi lại cực tốt

Trời mưa, ẩm là thời điểm thích hợp của các loại côn trùng như muỗi, gián phát triển. Thay vì phải sử dụng các loại hóa chất độc hại để xua đuổi chúng, bạn hãy thử một phương pháp tự nhiên là trồng cây bạc hà nhé!

Cây bạc hà mang hương thơm dễ chịu, lại có cả công dụng đuổi các loại côn trùng đấy.

Bước 1:

– Đầu tiên, bạn cắt cành thành từng đoạn dài 10 – 15 cm, có 3 – 4 mắt rồi ngâm vào lọ nước trong 10 ngày.

Bước 2:

– Cây bạc hà có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát, đất xám… nhưng không bị phèn hoặc mặn, phải cao ráo, thoát nước.

– Bạn chú ý cày bừa kỹ phần đất trồng, phơi ải, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ. Bạn có thể mua các loại đất sạch, đất phù hợp với loại cây cần trồng ở các cửa hàng bán cây cảnh.

– Sau khi chuẩn bị đất kỹ, bạn trộn đều đất với phân bón theo tỉ lệ 5:1. Khi trồng, bạn nên chọn loại chậu có lỗ thoát nước hoặc tận dụng thùng xốp hoặc vỏ chai lọ để làm chậu.

Bước 3:

– Sau khi rễ dài 3 – 4cm, bạn chuyển cây vào chậu. Mỗi chiếc chậu có đường kính miệng 15cm có thể trồng được ba cây.

– Đầu tiên, bạn cho một chút đất vào dưới chậu, rồi cho cây bạc hà vào rồi vun đất cho chặt. Vì đây là một loại cây dễ trồng nên bạn không cần quá lo lắng nếu rễ cây bị đứt. Bạn chỉ cần đảm bảo cây được vun đất chặt tay để cây có thể đứng vững là được.

Bước 4:

– Sau khi trồng, bạn tưới cây hàng ngày và đặt ở nơi có nhiều ánh sáng để cây có thể phát triển tốt nhất.

– Bạn thường xuyên cắt tỉa lá cây và nhặt cỏ dại làm sạch đất trồng nhé!

– Bạn lưu ý tránh tưới quá nhiều nước sẽ làm úng đất và gây nhiều sâu hại, bệnh dịch.

Bạn có biết cây oải hương cũng là một loại cây thuộc họ bạc hà không?
Vì thế nên oải hương cũng có công dụng và kĩ thuật trồng như nhau đấy!

Nếu muốn dùng bạc hà để chiết xuất tinh dầu, bạn hãy để lá bạc hà già một chút,
khoảng 2 tháng thì thu hoạch nhé!

Lợi và hại khi sử dụng rau bạc hà

Rau bạc hà có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Ngoài việc được sử dụng trong các món ăn, húng bạc hà còn được sử dụng để chữa bệnh hoặc làm đẹp vì trong lá bạc hà giàu mangan, vitamin A, vitamin C.Đây cũng là nguồn cung chất xơ, folate, sắt, kali dồi dào cho cơ thể.

Menthol trong tinh dầu bạc hà có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh đường ruột. Lá bạc hà còn có tác dụng chống ung thư, rất tốt cho gan và giúp ổn định lượng đường trong máu.

Lá húng bạc hà còn có tác dụng chống oxy hóa bảo vệ tế bào cơ tim,
chống lại các thiệt hại do oxy hóa cho cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng

Tuy vậy, rau bạc hà còn có những thành phầm không tốt cho người sử dụng, đặc biệt là người mắc bệnh gout.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau bạc hà nấu với canh chua là món ăn làm tăng axit uric trong máu. Axit uric là một loại phế phẩm, nếu không được bài tiết kịp thời chất này sẽ kết tủa trong khớp, đường tiết niệu, dưới da gây nên tình trạng đau nhức cho bệnh nhân bị gout.

Bên cạnh đó, vì là rau ăn sống nên không phải ai cũng thích hợp sử dụng rau bạc hà. Các loại rau sống hiện nay đều có thể bị phun hóa chất hoặc dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thu hoạch không đúng thời hạn. Rau sống lại không qua chế biến nên các độc tố tồn dư sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Trẻ em dưới một tuổi cũng không nên cho ăn rau bạc hà.

Nguồn: Thời Báo
Huỳnh Phương – Huệ Hương chuyển bài

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button