Đọc báo dùm bạnLướt web

Đường lên Tây Tạng [Phần 2]: Dạo chơi đền Jokhang

Sau một đêm ngủ ở cái vùng mà lượng oxy trong không khí chỉ còn khoảng 60% so với bình thường thì sáng ra thấy vẫn ổn, không đau đầu tí nào.
Ngày 3: Sau một đêm ngủ ở cái vùng mà lượng ô xy trong không khí chỉ còn khoảng 60% so với bình thường quả không dễ. Giấc ngủ chập chờn, thỉnh thoảng phải ngồi dậy hít sâu thở gấp. Cũng may trước khi đi đã tốt nghiệp lớp nhập môn khí công Himalaya của bác Tatarin nên cũng biết cách thở xuôi thở ngược, hít nhíu nín các kiểu để tăng ô xy trong máu và tăng máu lên… não. Sáng ra thấy vẫn ổn, không có cảm giác đau đầu tí nào. Hỏi thăm mọi người cũng vậy, tình hình sức khỏe thế là ngon.
Địa điểm đầu tiên thăm thú là đền Jokhang ngay gần đó. Nhưng cái chú ý đầu tiên không phải là ngôi đền mà là kiểm soát của an ninh mật vụ. Ra vào phải qua máy soi, lính tráng tuần tra lượn khắp nơi, mật vụ ngồi trên các nóc nhà soi ống nhòm xuống dưới. Nếu có biểu hiện gì thì chắc chỉ sau vài giây là có họ áp sát ngay. Khó chịu là thế nhưng kệ chứ, mình đi chơi là việc của mình nó soi là việc của nó.
Quay trở lại việc chính, nghe nói rằng vùng đất của Tây Tạng nằm trọn trên người của con quỷ nữ Simon. Các tu sỹ xưa kia phải xây các đền chùa hay tu viện tại những nơi trọng yếu để chấn yểm, và đền Jokhang được xây đúng trái tim của nó. Làm một vòng Kora (đi bộ theo chiều kim đồng hồ) xung quanh đền cho giống dân địa phương nhưng cái món “Tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa” thì chịu. Trong đền đang trùng tu, các du khách chỉ được chụp ảnh bên ngoài, bên trong cấm tiệt. Những hình ảnh trong đó là những tượng là tượng, bạn hướng dẫn viên giới thiệu một lúc là đầu nó loạn luôn chả nhớ ông nào vào ông nào cả. Nói chung là nếu nhớ được hết chắc mình thành luôn Đạt lai lạt ma. Cố gắng ngắm nhìn rồi xem và cảm nhận cái văn hóa tín ngưỡng của dân Tạng như thế nào mà thôi.

Dân địa phương đi Kora vòng quanh đền với chuyển luân chung trên tay.

Otofun News

Một số dân mộ đạo thì di chuyển theo kiểu “Tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa”, nghĩa là đi 3 bước thì nằm lậy một bước sao cho cho 5 phần cơ thể như chân tay và trán phải chạm đất.

Otofun News

Hành lễ phía ngoài cửa đền.

Otofun News

Hành lễ phía trong cửa đền.

Otofun News

Trong đền đang được tu sửa nên mọi người vào thăm phải xếp hàng đi theo đường chăng dây riêng, không được đi lung tung trong đó.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News
Một số ảnh chụp vội trong đền, toàn tượng là tượng.
Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News
Sau khi vòng vèo bên trong đền thì cả đoàn nhoi lên nóc, khu vực này được chụp ảnh thoải mái. Các bác cùng xem nhá!

Những bức rèm che mưa che nắng bằng lông bò Yak.

Otofun News

Mái đền với kiến trúc độc đáo.

Otofun News
Màu vàng chủ đạo.
Otofun News
Linh vật trên nóc.
Otofun News

Tháp luân xa.

Otofun News

Khá đông khách trèo lên phía trên.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Sàn tầng thượng làm bằng đất nện không rõ có thêm phụ gia gì nữa không mà chịu được mưa nắng. Ống thoát nước mái xả thẳng xuống sân thượng như này.

Otofun News

Còn đây là phễu thu nước trên sân thượng.

Otofun News

Phích nước nóng phục vụ khách miễn phí.

Otofun News

Còn cái này thì phục vụ có phí, đắt ra phết!

Otofun News

Toàn cảnh quảng trường Jokhang nhìn từ trên xuống.

Otofun News

Potala, cung điện mùa hè của các vị Đạt lai lạt ma phía xa xa.

Otofun News

Zoom lại gần nhìn cho rõ.


Otofun News
Chụp ảnh check in phát rồi đi ăn trưa.
Otofun News
Sau khoảng 24h làm quen với môi trường mới, sức khỏe của cả đoàn được đánh giá khá ổn. Những ai không chịu nổi chắc đã tèo ngay trong ngày đầu tiên rồi. Tự thưởng cho lon bia Lhasa mát lạnh trong bữa trưa tại nhà hàng.
Otofun News

Buổi chiều điểm đến tiếp theo là cung điện Norbulingka, nơi ở của các Đạt lai lạt ma vào mùa hè.

Otofun News
Ngay từ ngoài cổng vào đã rất đông khách thăm quan.
Otofun News

Cụ già và em nhỏ rồng rắn nối đuôi nhau như chảy hội.

Otofun News

Dọc hai bên đường vào trong hàng quán bán la liệt hệt như mình.

Otofun News
Cũng có ngồi xin tiền.
Otofun News

Căng lều dựng bạt ăn uống tùm lum.

Otofun News
Vào sâu bên trong thì đỡ hơn, những chậu hoa đầy màu sắc dọc theo lối đi thay cho đám người hổ lốn phía ngoài.
Otofun News

Otofun News

Otofun News

Càng vào trong càng thấy đông.

Otofun News
Hóa ra bên trong đang có lễ hội.
Otofun News

Otofun News
Đứng một lúc xem cái lễ hội mà chả hiểu cái gì, đành đứng dậy vào trong khu vực cố cung. Không gian nơi đây khác hẳn so với phía ngoài. Cây cối um tùm xanh mướt, được coi là khu vườn cao nhất thế giới với hàng loạt thảo mộc và thực vật quý hiếm.
Otofun News

Otofun News
Mà cũng phải công nhận hoa xứ lạnh đẹp thật !
Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Cả hội tranh thủ chụp nốt phía bên ngoài rồi vào bên trong cung điện. Vì tất cả phía trong tu viện, đền đài, cung điện… đều cấm quay phim chụp ảnh hoặc nếu có thì phải phí cực cao. Vì thế đến đây hầu như không có ảnh.

Otofun News

Otofun News

Có mấy cái hồ nho nhỏ nằm trong khuôn viên với những đền thờ đặc trưng của người Tạng. Nhưng chắc nó chỉ để trang trí mà thôi chứ tuyệt nhiên không thấy con cá nào. Dân Tạng không ăn cá nên cũng không nuôi thả.

Otofun News
Tiếp tục đi tiếp đến một điện nhỏ có bức tượng với 11 cái đầu, nghìn cánh tay, nghìn con mắt. Mà mắt nằm trên cánh tay chứ không nằm trên đầu nhé. Nghe cô HDV nói một lúc mà ù hết cả đầu chả hiểu nổi cái truyền thuyết nó như thế nào. Ai muốn tìm hiểu thêm thì đọc ở cái bảng chú thích bên ngoài.
Otofun News
Otofun News

Đã gần về chiều nên mọi người cũng đã thấm mệt, lượn dần ra phía ngoài cổng tìm mua ít hoa quả ăn cho nó đỡ háo nước. Mà em cũng phải nói thêm cho các bác hiểu, ở vùng này không khí rất khô nên mất nước cực nhiều. Chai nước cầm đi theo chả mấy tí mà hết, tuy nhiên cũng không dám uống nhiều vì sợ phải đi vệ sinh.

Otofun News

Mua ít hoa quả, hy vọng ở đây nó không ngâm tẩm hóa chất.

Otofun News

Mua xong ngó sang bên cạnh thấy hàng thịt bò, trông hấp dẫn ra phết. Thế là cả nhóm đồng thanh, tối nay ăn thịt bò Yak. Khổ thân cô HDV người Tạng chuyên ăn chay phải dẫn hội này đi đánh chén món thịt bò trứ danh Tây Tạng.

Otofun News
Về khách sạn nghỉ ngơi một lúc thì đến giờ đi ăn tối. Băng qua quảng trường Jokhang một đoạn là đến nhà hàng thịt bò mà hình như ai đến Lhasa đều ghé qua ít nhất một lần.

Trời âm u như muốn mưa.

Otofun News
Nhà hàng nằm ở tầng 2.
Otofun News
Thực đơn.
Otofun News

Bò Yak, gọi món Yak steak thì được phục vụ bê ra như thế này. Nhìn không cảm tình cho lắm vì trông có vẻ hơi chín quá (done over). Cắt thử một miếng đưa lên miệng, ôi chao cái gì thế này. Nó giống như một miếng thịt bò luộc chan nước sốt hơn. Thịt tuy không dai như bò ta nhà mình nhưng không mềm chút nào. Mùi vị hơi hơi nồng nồng, không chút mùi thơm. Bị lừa rồi ! Hỏi lại thì mới ngã ngửa ra rằng: bò ở đây không có thịt tươi mà phải qua sơ chế rồi để đấy. Khách nào gọi thì chế biến tiếp, nướng xào hầm hay luộc gì đó. Vả lại thịt bò này toàn nạc là nạc không thấy lớp gân mỡ nào nằm chen giữa các thớ thịt, thảo nào ăn nó khô thế. Thất vọng toàn tập, thôi ăn một lần cho nó biết mùi vị chứ có làm sao. Thôi ăn vậy thôi, về đi ngủ để mai đi tiếp.

Otofun News

Jokhang buổi tối trời mưa trông cũng lung linh ra phết.

Otofun News

(Còn nữa)
Nguồn “Otofun News”
http://news.otofun.net/Cong-nghe-45/Duong-len-Tay-Tang

 

Bài liên quan

Back to top button