Hồ nhựa đường – Xưởng nhựa đường thiên nhiên
Hồ nhựa đường – Xưởng nhựa đường thiên nhiên
Trên đảo Trinidad trong biển Caribean có một cái hồ đặc biệt. Trong hồ không có nhiều nước, nhưng lại tích đọng rất nhiều nhựa đường. Do đó, gọi là hồ nhựa đường. Bên cạnh hàng chục triệu tấn nhựa đường, phía dưới hồ này còn chứa những thứ không tưởng từ thời tiền sử.
Nhựa đường – một hợp chất được chiết xuất từ dầu mỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, trên thế giới còn có nhựa đường tự nhiên ở dạng đặc. Chúng có thể từ lòng đất ngấm lên, tạo thành những vũng nhựa đường lớn. Chúng có thể thấm lẫn vào cát như tại vùng cát dâu Athabasca, Canada. Cá biệt, có trường hợp, nhựa đường còn xuất hiện tại những ngọn núi lửa dưới đáy biển.
Mặt hồ ánh lên màu hắc ín không khác gì một chậu sơn đen. Lạ một điều là, nhựa đường tựa hồ như lấy đi bao nhiêu lại có bấy nhiêu. Từ năm 1870, người ta đã khai thác nhựa đường ở đây hàng trăm năm, mỗi năm lấy đi mấy vạn tấn nhựa đường, nhưng mặt hồ vẫn không hạ thấp. Đáy hồ có một chỗ rất mềm nhựa đường không ngừng từ đó đùn ra, người ta gọi nơi đó là “mẹ hồ”.
Hồ Pitch tại Trinidad chứa nhiều nhựa đường.
Diện tích mặt hồ chỉ 0,44km2, nhưng sâu 90m. Điều đáng chú ý là, trong quá trình khai thác, người ta vẫn thường tìm thấy các hóa thạch chim và thú thời tiền sử, và những di vật, vũ khí của người Indian cổ xưa. Do đó, hồ nhựa đường còn được gọi là Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên.
Nhựa đường tại hồ Pitch khá đặc và nhớt nên người ta có thể đi lại dễ dàng trên mặt hồ. Tuy nhiên, nếu bạn đứng im một chỗ trên hồ, bạn sẽ bị lún dần.
Bạn có thể tự do đi lại trên lớp nhựa đường nhưng không nên đứng lại.
Nhìn qua, nhựa đường trên mặt hồ có vẻ đứng yên. Nhưng nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy nhựa đường vẫn thường xuyên chuyển động. Những khúc cây, những loài động vật khi rơi xuống hồ sẽ bị chìm dần rồi sau một thời gian sẽ lại nổi lên mặt hồ.
Nhựa đường tại hồ Pitch đã có lịch sử hàng nghìn năm, do dầu mỏ từ dưới lòng đất phun lên.
Hồ Pitch đã có tuổi đời hàng nghìn năm. Sự dịch chuyển của khối lục địa Caribbean đã va chạm với các khối khác, tạo thành các đường nứt gãy khiến dầu thô phun lên trên bề mặt. Những nguyên tố nhẹ trong dầu sẽ bốc hơi, để lại nhựa đường là hỗn hợp của dầu, đất sét và nước.
Hồ nhựa đường được phát hiện năm 1595 và được khai thác từ năm 1867. Cho đến nay đã có khoảng 10 triệu tấn nhựa đường được khai thác và còn khoảng 6 triệu tấn còn lại. Mỗi năm có khoảng 20.000 du khách đến hồ Pitch tham quan.
Hồ Pitch là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới.
Bên cạnh hồ Pitch, trên thế giới cũng có nhiều hồ nhựa đường khác tại Mỹ, Venezuela, Iraq… Nhiều nhà sinh vật học cho rằng bên dưới những hồ nhựa đường là cả một thời đại lịch sử hàng nghìn năm. Những con vật từ thời tiền sử như hổ răng kiếm, chó sói cổ đại, bò rừng, ngựa, rùa, voi ma mút… từng gặp nạn và bỏ mạng tại hồ nhựa đường này. Chúng có thể bị chết ngạt hoặc chết đói, hóa thạch của chúng sẽ tồn tại mãi bên dưới lớp nhựa đường.
Dưới lòng nhựa đường có nhiều hóa thạch.
Các nhà khoa cho biết, 90% hóa thạch tại các hồ nhựa đường là của thú săn mồi. Tại hồ Pitch có đến 4.000 hóa thạch sói tuyết được tìm thấy. Hổ răng kiếm có 2.000 cá thể, sói Bắc Mỹ nhiều thứ ba. Ngay cả một số loài chim ăn thịt từ thời tiền sử cũng bị mắc kẹt tại đây.
Hoạt động khai thác nhựa đường tại hồ Pitch.
Có thể nói, bên trong hồ nhựa đường là cả một kho tàng vô giá. Người ta tìm thấy hàng ngàn hóa thạch của các loài động vật bị mặc kẹt dưới lòng hồ.
Theo Trí Thức Trẻ