Lướt web

Không có gì là bỏ đi tại Pháp

Không có gì là bỏ đi tại Pháp

Nhà tang lễ thành phố, các đường tàu, ga tàu, kho cũ, cối xay gió… tất cả đều có thể biến thành một địa chỉ văn hoá và mang lại lợi ích kinh tế.

Thay vì phá bỏ xây cái mới, trong rất nhiều trường hợp người Pháp đã chọn “tái chế” các địa điểm và cho chúng một cuộc sống mới. Làm như vậy, họ vừa cải thiện và nâng cao được cuộc sống của người dân, vừa đưa những nơi này thành những cỗ máy kiếm tiền mới.

Trong quá trình đô thị hoá, một số địa điểm, dịch vụ xưa sẽ chắc chắn không còn phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện tại. Thay vì phá bỏ xây cái mới, trong rất nhiều trường hợp người Pháp đã chọn “tái chế” các địa điểm và cho chúng một cuộc sống mới. Làm như vậy, họ vừa cải thiện và nâng cao được cuộc sống của người dân, vừa đưa những nơi này thành những cỗ máy kiếm tiền mới. Nhà tang lễ thành phố, các đường tàu, ga tàu, kho cũ, cối xay gió… tất cả đều có thể biến thành một địa chỉ văn hoá và mang lại lợi ích kinh tế.

Không chỉ hút hồn du khách và người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới với những di sản văn hoá lâu đời, người Pháp luôn biết cách làm khách du lịch ngạc nhiên cũng như thể hiện mình là những bậc thầy trong việc hoán cải công năng của các công trình.

image002

Bảo tàng Orsay nổi tiếng thế giới, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật từ 1848 đến 1914, đã thu hút 3,4 triệu lượt khách thăm quan năm 2015. Ít ai biết được rằng địa điểm này vốn là một ga tàu cũ không còn được sử dụng và được sửa thành bảo tàng từ năm 1978.

Nhà tang lễ thành phố được chuyển đổi thành trung tâm thực hành nghệ thuật đương đại. Từ năm 2008, khu 104 (Centquatre Paris) không còn là nhà tang lễ của thành phố mà đã trở thành một trung tâm nghệ thuật, nơi sáng tác, triển lãm của các nghệ sỹ, nơi dạy mỹ thuật cho trẻ em và là nơi có nhiều nhà hàng cà phê ăn uống.

image004

Khi bước vào khuôn viên trường đại học Paris 7 mang tên nhà triết học Diderot, bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi cách đặt tên các toà nhà ở đây: Cối xay gió lớn, sảnh chứa bột. Vào thư viện nhiều tầng mênh mông, khó ai có thể tưởng tượng được khu này xưa vốn là nhà máy xay bột của thành phố Paris. Đi quanh trong khuôn viên trường, bạn sẽ gặp những chiếc máy xay bột khổng lồ được trưng bày trên nhiều tầng.

image006

Một tầng của thư viện trường đại học Paris 7

image008

Một chiếc máy xay bột xưa còn sót lại và được triển lãm

Trước đây từng có một hệ thống ray chạy quanh Paris gọi là vành đai nhỏ sau đó bị bỏ hoang, giờ đây nhiều nơi đã được quy hoạch thành công viên hay nơi vui chơi giải trí.

image010

Một đoạn đường sắt xưa bị bỏ hoang nay biến thành công viên (phố Damesme, Paris)

image012

Nhà kho cũ của tổng công ty đường sắt Pháp SNCF được chuyển thành công viên và là trụ sở của nhiều câu lạc bộ nghệ thuật, khiêu vũ. Sảnh trước của kho còn là nơi tổ chức festival graffiti và hip hop mang tên Top to bottom lần thứ 3 (Esplanade Nathalie Sarraute, Paris)

image014

Khu Grand train vốn là một nhà kho của khu La Chappelle, Paris đã trở thành bảo tàng đầu máy xe lửa và nơi quy tụ nhiều nhà hàng. Khách có thể ngồi ăn như đang ngồi trong toa xe và biển báo tàu biến thành thực đơn khổng lồ.

http://www.phap.fr/nghe-thuat-song-du-lich/

Bài liên quan

Back to top button