Đọc báo dùm bạnLướt web

Lịch sử lôi cuốn của thời trang nước Ý

Thời trang Ý từ lâu đã trở thành biểu tượng trên toàn thế giới. Cùng điểm lại những thời khắc đáng nhớ nhất đã góp phần đưa thương hiệu “Made in Italy” đến đỉnh vinh quang của làng thời trang thế giới.

Năm 1861, Vương quốc Ý cuối cùng cũng tuyên bố thành lập sau nhiều năm bị chia cắt tàn phá. Nước Ý giờ đây trở thành một đất nước thống nhất, nhưng một số người thì nói rằng đã đến lúc để “tạo ra người Ý”. Nước Ý cần xây dựng một thương hiệu riêng bởi nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và, tất nhiên, bằng thời trang.

Người Ý không tồn tại bởi tuyên ngôn yêu nước. Họ chỉ là kết quả của những quyết định mang tính chiến lược và chính trị.

Thời trang góp phần mạnh mẽ đến việc hình thành nhận diện quốc gia, hầu hết từ nửa sau thế kỉ 20, sau Thế chiến thứ II, nhờ nền tảng của nước Cộng hòa Ý.

Vậy nên nước Ý là một hiện thực mới được tạo ra bởi vô vàn những khác biệt kỳ diệu về văn hóa được tích lũy từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, để làm nên phong cách Ý chân chính.

Risorgimento – Phong trào thống nhất nước Ý

Virginia Oldoini.

Phong trào Risorgimento là một giai đoạn tương đối ngắn, chỉ kéo dài khoảng hơn 20 năm, từ 1848 đến 1870. Được dẫn dắt bởi Nhà Savoy và Bá tước Camillo Benso của Cavour, nhà nước thống nhất tự do hiện đại của Ý được sự hỗ trợ từ các nhà trí thức cùng với các quốc gia tiên tiến nhất Châu Âu.

Từ chiếc đầm phong cách Ý đầu tiên được làm bằng nhung và phổ biến trên khắp đất nước Ý, cho đến những chiếc mũ của Neapolitan và Calabrian, được xem như biểu tượng của chủ nghĩa tự do, sang đến phong cách của phong trào ái quốc lấy cảm hứng từ những bộ trang phục trong các vở opera của Verdi, thời trang Ý đã bắt đầu con đường của nó.

Một người phụ nữ và trang phục của bà đã hình thành chuyến đi đầu tiên cho thời trang nước Ý. Bà là nàng thơ, là biểu tượng quyền lực, người tạo cảm hứng cho sự sáng tạo trong văn học và điện ảnh. Virginia Oldoini, nữ bá tước của Castiglione, là hình tượng chuẩn mực cho giai đoạn này.

Bà được Cavour cử tới Hoàng gia Pháp với tư cách là sứ giả của Piedmont và nước Ý, để gặp vua Napoleon III. Nữ bá tước, với sắc đẹp nổi tiếng của mình, đã dành được sự sủng ái của vua Quốc Vương và sự ủng hộ của ông trong cuộc chiến tranh giành độc lập, nhân tố quyết định cho chiến thắng của Ý trước Áo.

Tủ quần áo của bà được lấy cảm hứng từ thời kỳ thanh lịch – lãng mạn cuối cùng: Áo ngực bó chặt và vòng eo thắt cao cho phép những chiếc váy đóng vai trò ấn tượng trong tổng thể trang phục. Bộ váy phồng nhìn thoáng qua như tràng hoa, điển hình của người phụ nữ lãng mạn, những người đã thay đổi hình ảnh thanh lịch thành gợi cảm được tạo nên nhờ đường nét cơ thể của họ.

Bà từng mang những chiếc khăn đội đầu rất cầu kỳ, được tô điểm bởi những viên ngọc trai và hoa. Một trong những mẫu đầm mà bà mặc đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Turin năm 1880.

Vương Quốc Ý

Boldini.

Trong khoảng thời gian giữa cuộc thám hiểm của Mille năm 1860 (do một nhóm tình nguyện viên, dẫn đầu bởi Garibaldi) và quyết định chọn Rome làm thủ đô của Vương quốc, giấc mở thống nhất đất nước được hoàn thành.

Umberto I và Margherita là cặp đôi hoàng gia đầu tiên.

Quá trình đô thị hóa ấn tượng của Rome cùng với việc đưa Turin và Milan thành những quận tài chính đã tạo sự thúc đẩy lớn cho thời gian này.

Các phụ nữ giai cấp tư sản là nhân vật trung tâm trong thập kỷ này, được khắc họa qua ống kính của anh em nhà Alinari (Một hãng nhiếp ảnh lịch sử tại Florent) và qua những bức họa của Giovanni Boldini, nghệ sĩ vĩ đại của những quý cô thượng lưu, như Lady Franca Florio của Palermo và Nữ hoàng tóc vàng đáng yêu Margherita Maria Teresa Giovanna của Savoy (người mà vào năm 1787, Emilio Treves, nhà xuất bản và nhà quảng bá cho thời trang Ý đã dành hẳn một bài báo riêng để ngợi ca: “Margherita, The Italian Ladies Journal”).

Margherita đã thành lập một hiệp hội cho các nhà tri thức và nghệ sĩ, những người bị mê hoặc bởi Nữ hoàng đầu tiên của nước Ý. Bà có một gu thẩm mỹ rất tinh tế và hi vọng sẽ chứng kiến sự ra đời của thời trang Ý.

Margherita cải tạo lại ngôi trường truyền thống về ren Burano (tại Venice) nhằm bảo tồn các phương pháp truyền thống, các hoa văn và các mẫu vật cổ xưa. Tuy nhiên, bà cũng bị mê hoặc bởi thời trang Pháp và sử dụng hầu hết các dịch vụ may đo phục trang của người Pháp.

Thập kỷ mới đã mang lại cơ hộ cho hình ảnh phụ nữ được đi vào đời sống xã hội. Với sự xuất hiện của nhiều sự kiện năng động và mang tính xã hội cao hơn từ các lĩnh vực như du lịch, thể thao đã khiến cho thời trang trở nên thực dụng hơn.

Hình ảnh thanh lịch của những quý cô lãng mạn được thêm vào sự quyến rũ một cách gợi cảm mà vẫn tinh tế.

Thiết kế này khiến cho cuộc sống của người phụ nữ dường như thoải mái và thiết thực hơn. Sự thật là những sự hỗ trợ này lại gắn phụ nữ với những chiếc đuôi váy dài lê thê, phủ lên mình những tấm vải dày, những chiếc váy lót, đấy là chưa kể đến những chiếc áo ngực bó chặt.

Năm 1880, giới quý tộc Ý đã giành lại quyền lực và sự hào nhoáng đã mất đi trong khoảng thời gian trước, làm sống lại cái gọi là trường phái suy đồi, chuyển thể bởi Gabriele D’Annunzio trong những tiểu thuyết của ông. Giới thượng lưu đã ẩn mình trong một cái kén xa xỉ, che giấu bản thân dưới danh nghĩa một chủ nghĩa thẩm mỹ và những phong cách làm đẹp mới, từ chối chủ nghĩa cổ điển.

Thời trang thay đổi theo hướng chiết trung. Chiếc váy ngắn trở nên mảnh mai hơn trong hình dáng chứ không phải trong phong cách. Chiếc váy lót bồng bị thay thế bởi “Kidney-bean”, một miếng đệm nhỏ gắn ở sau váy để giảm thiểu khối lượng.

Áo ngực hiển nhiên luôn hiện diện trong tủ đồ của phái nữ, tiếp tục nhiệm vụ tôn lên vóc dáng người phụ nữ. Phần thân trên của chiếc váy tăng cả khối lượng lẫn sự sang trọng. Áo vai phồng lấy cảm hứng từ Thời kỳ Phục hưng trở lại ngoạn mục. Lần này, chúng được làm bằng lụa quý hiếm và được trang trí bằng những đường thêu đa dạng. Màu vàng trở thành gam màu thời trang, đại diện cho sự hoài niệm của nước Nhật, một thị trường mới nổi truyền cảm hứng cho chủ nghĩa chiết trung trong giai đoạn này.

Một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất giai đoạn này là Giovanni Boldini. Ông là bậc thầy của sự thanh lịch. Giovanni đã tạo nên bộ sưu tập những bức chân dung lừng danh, hầu hết trong đó là phụ nữ, những người với tâm hồn phóng khoáng được miêu tả bằng những nét vẽ vừa sắc sao vừa mềm mại trên giấy canvas. Những bức vẽ của ông đã thu hút con mắt của những nhà phê bình, không chỉ ở những trang phục thời thượng mà ông minh họa, mà còn ở sự nhận thức về sức sống căng tràn của các nhân vật chính. Ông truyền lại cho chúng ta hình ảnh rực rỡ và gợi mở về một thế giới hiện đại, ở đỉnh cao quyền lực xã hội của nó, huyền thoại Belle Epoque.

Belle Epoque

Lina Cavalieri

Năm 1911, Nước Ý kỉ niệm 50 năm Thống nhất đất nước. Quốc gia này được công nhận là một phần của các quốc gia Châu Âu.

Vittorio Emanuele III, đức vua của Ý bấy giờ, đã thể hiện đúng tinh thần trẻ trung và tự tin của tư sản của nước Ý.

Các quý cô vẫn ưa chuộng các mẫu thời trang cao cấp của Pháp (được thiết kế bởi Paul Poiret và đang thống trị thế giới trong thời điểm này).

Dù vậy, nghèo đói vẫn là vấn đề nghiêm trọng và rất nhiều người Ý quyết định đi tìm cuộc sống tươi đẹp hơn ở Mỹ. Các Đảng chính trị mới, những người Công giáo và các nhà hoạt động xã hội, đã gia tăng quyền lực thông qua các cuộc bầu cử vào năm 1913 và họ đã thực sự tác động lớn đến bối cảnh chính trị thời kỳ này.

Trong tâm thế khởi đầu thế kỷ mới, một hình tượng mới của phái nữ cũng ra đời, chủ nghĩa nữ quyền.

Rosa Genoni, một điển hình cho thế hệ phụ nữ mới, đã cố gắng tái hiện và tập hợp lại những tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa kiệt xuất của người Ý, sáng tạo ra một bộ sưu tập được truyền cảm hứng từ các bậc thầy của thời kỳ Phục hưng, bộ sưu tập này được trưng bày tạo Bảo tàng quốc tế Milan năm 1906.

Trong thời gian chờ đợi, Mariano Fortuny đã tạo ra phương pháp riêng để tạo nếp lụa, với xilanh sáp chạm trổ tại Venice.

Thời trang và ngành công nghiệp bắt đầu liên quan chặt chẽ với nhau. Các xưởng vẽ, thợ may, những concept vải mới được trưng bày tại các triển lãm công nghiệp và lao động tại Turin, với một cái tên bảo chứng rất lớn: một trong những bộ váy của người phụ nữ đẹp nhất thế giới, Lina Cavalieri. D’Annunzio nâng tầm quan trọng của các nữ diễn viên, các người đẹp nổi tiếng, và các ca sĩ, trở thành các diva, các nàng thơ mới. Trên thực tế, Lina Cavalieri, nữ ca sĩ nổi tiếng toàn thế giới, được chọn làm nàng thơ của Piero Fornasetti.

Nghệ thuật ứng dụng nở rộ trên khắp Châu Âu và phong cách tự do sớm được xem như là hiện tượng toàn cầu.

Ngôn ngữ hoa văn phức tạp, mang tinh thần phái đẹp, là kết quả tự nhiên của sự ảnh hưởng thẩm mỹ thế kỷ 19.

Giacomo Puccini và dàn opera của ông là ví dụ điển hình cho sự quan tâm dành cho thị hiếu kỳ lạ và những miền đất bí ẩn.

Thời trang là nghệ thuật ứng dụng và nó đã tìm được chỗ đứng quan trọng, phản ánh tinh thần duyên dáng của phụ nữ Ý. Sự thanh lịch thực sự được xác định bởi việc người phụ nữ có thể thay đổi bao nhiêu lần mỗi ngày: Trang phục buổi sáng, trưa và tối.

Thời kỳ hoàng kim của áo choàng dạ hội bị chi phối bởi các ứng dụng trang trí biểu tượng nhằm mang lại cho phụ nữ những nét quyến rũ lạ thường.

Tầng lớp thượng lưu được giới thiệu đến những cải cách và quy tắc ăn mặc nhất định. Khả năng mua được những mẫu thời trang mới nhất sẽ khẳng định quyền lực của họ. Và quy tắc ăn mặc chỉ dành cho người giàu. 

Chủ nghĩa Vị lai

Túi của Giacomo Balla và váy của Luce

Chủ nghĩa Vị lai là đỉnh cao của đức tin về tương lai và tiếp bước những gì mà chủ nghĩa thực chứng đã ấp ủ trong những thập kỷ trước. Xã hội đương đại đã có nhận thức khác về không gian và thời gian và sự sùng bái tốc độ về cơ bản chính là điểm khởi đầu cho phong trào nghệ thuật tiên phong này.

Tính thực tế và hữu dụng đã trục xuất mãi mãi các chi tiết trang trí thừa thãi trong quá khứ. Tuyên ngôn Vị lai và các sắc lệnh của nó được thể hiện trong nghệ thuật, văn học và dĩ nhiên, trong thời trang.

Áo ghi lê De Pero.

Nhà thiết kế Thayat tại Florence đã tạo ra bộ jumpsuit mang tên Tuta, một mẫu trang phục thử nghiệm cho các dịp hằng ngày, từ sáng đến tối, cơ bản và thanh lịch, hoàn hảo cho những quý ông quý bà bận rộn.

Sự thành công của những chiếc áo ghi lê đầy màu sắc của Fortunato Depero là một ví dụ khác của thời trang tiên phong, được tạo nên bởi những đường cắt và hình khối năng động, mang lại cho cuộc sống những concept như bất đối xứng hay như việc loại bỏ những quy tắc ăn mặc.

Giacomo Balla cũng góp phần vào đó bằng một loạt các phác thảo để mô tả “trang phục tương lai”, với các đường cắt bất đối xứng, màu sắc sặc sỡ và những hình thù khiếm nhã (đối với giai đoạn đó). Ông cũng đưa những sáng tạo của mình vào những chiếc túi xách của các quý cô. Hình dạng những chiếc túi nên duy trì tính truyền thống, nhưng về khía cạnh trang trí, dự án của Balla vẫn duy trì sự vượt trội trong khả năng trở nên khác biệt và khiêu khích.

Ông cũng đã thiết kế chiếc váy cho con gái Luce của ông, và áp dụng sự năng động hằng ngày trong những bức tranh của ông vào những hoa văn và hình dáng của nó. 

1 2Trang sau

Bài liên quan

Back to top button