Lịch sử thú vị của Kimono-trang phục truyền thống Nhật Bản qua từng thời kỳ
Mỗi dân tộc đều có trang phục đặc trưng riêng của mình. Nếu như phụ nữ Việt Nam luôn e ấp, duyên dáng trong chiếc áo dài thì phụ nữ Nhật Bản cũng vô cùng thanh lịch trong bộ trang phục truyền thống Kimono.
Khi nhắc tới Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc tới Kimono, bộ trang phục truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Thanh lịch, duyên dáng, và kiểu cách, Kimono đã nắm bắt vẻ đẹp văn hóa cùng xu hướng thời trang Nhật Bản. Có thể nói, giá trị của kimono nằm ngoài phạm vi thời trang.
Ảnh: Dự án The Yorck thông qua Wikimedia Commons
Sau đây, chúng ta hãy cùng khám phá lịch sử hình thành và phát triển vô cùng thú vị của Kimono cùng giá trị văn hóa của nó tại xứ sở mặt trời mọc.
Sơ lược về Kimono
Tên gọi “Kimono” được ghép thành bởi hai thành phần: “ki” (mặc) và “mono” (y phục), kimono là trang phục truyền thống của người Nhật Bản. Kimono được thiết kế với những phong cách và họa tiết khác nhau. Tuy vậy, thông thường, kimono được may thủ công với hình dạng chữ “T”, từ bốn mảnh vải riêng biệt với tên gọi tans và tied cùng một chiếc đai (tiếng Nhật: obi).
Ảnh: Bronwyn
Giá trị Tượng trưng
Bên cạnh thiết kế đặc sắc, kimono được đánh giá cao bởi giá trị tượng trưng của nó. Giá trị này được truyền tải qua kiểu dáng, màu sắc, chủ đề, và chất liệu. Khi được kết hợp lại, chúng sẽ thể hiện phần nào cá tính của người mặc.
Kiểu dáng
Trang phục truyền thống Kimono xuất hiện dưới rất nhiều kiểu dáng đa dạng. Và sẽ có những yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới kiểu dáng của Kimono, bao gồm giới tính, tình trạng hôn nhân, và sự kiện. Ví dụ, một người con gái chưa lập gia đình sẽ mặc furisode (“tay dài”) tới một sự kiện trang trọng, trong khi một người đàn ông, ông chủ của một cửa hiệu sẽ mặc happi (một loại áo khoác) tới lễ hội.
Chủ đề
Họa tiết, biểu tượng, và một vài chi tiết thiết kế khác sẽ nói lên địa vị, đặc điểm tính cách, cùng đức hạnh của người mặc. Tương tự thể loại tranh in mộc bản, chủ đề chính của kimono là tự nhiên, bao gồm, hoa lá, cây cỏ, và chim muông.
Màu sắc
Bên cạnh yếu tố họa tiết, màu sắc của kimono cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra, chất liệu màu nhuộm cũng quan trọng không kém. “Thuốc nhuộm sẽ truyền tải linh hồn của loại thực vật mà nó được chiết xuất từ,” Bảo tàng Victoria & Albert chia sẻ, “Người Nhật tin rằng thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa của trang phục. Ví như màu xanh, được chiết xuất từ cây chàm, thường được sử dụng điều trị vết cắn, chích, hoặc đốt, bởi vậy mặc đồ màu xanh có thể đuổi đi rắn rết và côn trùng.”
Chất liệu
Kimono được làm ra từ các loại vải thủ công. Thông thường, chất liệu làm nên kimono bao gồm lụa, vải lanh, hoặc sợi gai. Ngày nay, người ta sử dụng cả sợi tơ nhân tạo, cotton, hoặc vải pôliexte (một lại vải nhân tạo). Tuy vậy, cũng quá ngạc nhiên khi vải tự nhiên được ưa chuộng hơn trong quá khứ.
‘Ảnh: Galina Schoettger
Lịch sử hình thành và phát triển
Vào thời kỳ Heian (794-1185), một loại trang phục đơn giản, dễ mặc được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản. Tương tự trang phục kimono hiện nay, bộ trang phục này cũng được ghép lại từ những mảnh vải cắt thẳng, với kiểu dáng thích hợp với mọi dáng người.
Tới thời kỳ Edo (1603-1868), bộ trang phục này được biết đến với tên gọi kosode (dịch theo nghĩa đen là “tay dài” – bởi hai cánh tay của nó đã được thiết kế nhỏ hơn. Kosode giữ một vai trò vô cùng quan trọng giai đoạn này, bởi tất cả người dân Nhật Bản (không kể vị thế xã hội, tuổi tác, hay giới tính) đều có thể mặc nó. Tuy vậỵ, một số người cũng hô biến trang phục theo sở thích cá nhân.
Ảnh: Felice A Beato
Đến giai đoạn Meiji (1868-1912), kosode đã trở thành kimono. Nhưng khác với giai đoạn trước, kimono được sử dụng chủ yếu bởi phụ nữ. Dù vậy, chức năng chính của bộ trang phục truyền thống này vẫn không thay đổi.
Kimono đương đại
Ngày nay, kimono được biến hóa vô cùng đa dạng. Từ trang phục váy cưới tới trang phục được đan ghép từ thủy tinh. Những sản phẩm và ý tưởng vô cùng độc đáo và sáng tạo này đã góp phần khẳng định giá trị truyền thống và vẻ đẹp của kimono.