Lướt webThường thức gia đình

Sự thật bất ngờ về lớp bọt khi hầm xương, luộc thịt, có nên hớt bỏ không?

Khám Phá

Đa số các bà nội trợ thường hớt sạch lớp bọt, váng nổi lên khi hầm xương, luộc thịt. Song, đây có thể là thói quen sai lầm, không phải lúc nào cũng đúng.

Không chỉ ninh xương, luộc thịt mà khi nấu sữa đậu nành hay nấu nước lẩu, pha cà phê, chúng ta đều bắt gặp hiện tượng sủi bọt. Nhiều người cho rằng, lớp bọt này là các chất cặn bẩn, chất dư thừa và chứa yếu tố gây hại. Bởi vậy, số đông thường hớt bỏ lớp bọt khi luộc thịt, hầm xương. Tuy nhiên, sự thật có đúng như vậy hay là thói quen sai lầm?

Hiện tượng sủi bọt khi nấu nướng đồ ăn có phải do chất cặn dư, chất bẩn hay không là điều không ít người thắc mắc.

Thực hư lớp bọt nổi lên khi đun, nấu thực phẩm?

Trường hợp luộc thịt hay hầm xương, các bà nội trợ thường thấy sủi bọt trắng khi nước bắt đầu sôi. Đa phần đều cho đây là chất bẩn, phải vớt sạch. Thế nhưng thực tế, bọt nổi lên khi ninh xương, luộc thịt lại là protein từ xương, thịt tiết ra. Các protein hòa tan sẽ tạo thành bọt khí khi đun sôi, nổi lên thành các lớp bong bóng hoặc tạo váng trên bề mặt.

Lớp bọt trắng hay có màu đục trong quá trình ninh xương, luộc thịt thực chất vô hại.

Lớp bọt của nước ninh xương có ăn được không?

Tuy lớp bọt của nước ninh xương được cho là vô hại song với lần sủi bọt đầu tiên, đặc biệt là xương heo, có thể lẫn tạp chất. Ngoài protein, bọt này còn mang theo máu cặn, các chất khác. Bởi vậy với lớp bọt nổi lên đầu tiên, chuyên gia khuyên rằng nên hớt bỏ. Còn các lần sủi bọt tiếp theo khi ninh xương thì không cần thực hiện thao tác này.

Sau khi hớt lớp bọt đầu tiên, không nên lặp lại để tránh phần nước xương mất đi vị thanh ngọt và hao hụt dưỡng chất.

Có nên hớt bỏ bọt nổi lên khi nấu lẩu?

Nếu như lớp bọt khi hầm xương nên bỏ đi lượt đầu thì bọt nổi lên trong quá trình nấu nước lẩu lại không cần hớt bỏ. Lý do là bởi phần bọt này có rất nhiều chất béo và dinh dưỡng. Bọt trong nước lẩu khi sổi vốn tới từ các loại rau, củ hay thịt, hải sản được nhúng vào trong nước. Tạp chất trong lớp bọt này không đáng kể, vớt bỏ hay không tùy ý thích của người nấu.

Bọt nổi lên khi nấu nước lẩu vốn vô hại, chứa tạp chất không đáng kể.

Lớp bọt khi đun sữa, nấu cháo và một số thực phẩm khác có nên bỏ hay không?

Không chỉ nấu thức ăn, với việc đun đồ uống như sữa đậu nành hay khuấy cháo, nấu bột, chúng ta cũng thấy có bọt trắng nổi lên. Theo các chuyên gia, bọt khi đun nấu cà phê hay trà, cháo,…đều thuộc nhóm có lợi. Trong thành phần của chúng chính là chất dinh dưỡng nên hoàn toàn có thể sử dụng mà không cần vớt ra.

Lớp bọt nổi lên khi nấu cháo, đun nước trà có rất nhiều dưỡng chất, không nên hớt bỏ.

Dù vậy, riêng với sữa đậu nành, phần bọt khí lại cần cẩn trọng. Khi đun sữa đậu mà sủi bọt có thể là dấu hiệu “giả”, khiến nhiều người cho rằng sữa đã sôi. Thực ra, đây là do saponin trong sữa bị giãn nở nhiệt tạo thành. Nếu lầm tưởng sữa đã sôi mà tắt bếp, khi uống vào có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, dễ bị buồn non, tiêu chảy.

Bọt khí khi đun sữa đậu nành là tín hiệu “sôi giả”, không nên chủ quan mà dừng quá trình đun nấu.

Khi đun sữa thấy bọt nổi lên, nên đun thêm khoảng 3 – 5 phút để sữa sôi kỹ. Như vậy sẽ tránh được các tác động xấu tới sức khỏe.

Bài liên quan

Back to top button