Một loạt các thành kiến, truyền tải mà không có độ lùi cũng như không có cái nhìn khách quan về các quyết định của các nghị phụ công đồng. Nhà thờ hoang vắng? Phụng vụ lỏng lẻo? Chủ nghĩa tương đối với tôn giáo? Tuần phục theo hiện đại? Nó không đơn giản như vậy…
lavie.fr, Sixtine Chartier, 2022-10-06
Ngày 11 tháng 10 năm 1962, lễ khai mạc Công đồng Vatican II tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma. KEYSTONE-PHÁP
Một sự kiện lớn, Công đồng Vatican II nhanh chóng trở thành điểm tham chiếu để phân tích những biến đổi trong đạo công giáo đương đại. Tác dụng thực sự của công đồng là gì? Giữa các văn bản công đồng và sự tiếp nhận chúng trên địa bàn, báo La Vie cố gắng tách cái thật ra khỏi cái giả – thoát khỏi truyền thuyết, dù đen hay lóng lánh, để khôi phục lại sự thật lịch sử, 60 năm sau ngày khai mạc, vào thời đó được gọi là “công đồng của kỷ nguyên không gian”.
1. Các nhà thờ trống vắng
Ý tưởng đã có từ rất lâu trong tâm trí mọi người. Thum thủm với đa số người công giáo, điều này được những người theo chủ nghĩa truyền thống dựng lên: Công đồng đã dọn sạch các nhà thờ. Những người ủng hộ thuyết này, từ lâu họ đã từ chối toàn bộ, không buồn bỏ thì giờ để phân tích.
Năm 2018, sử gia Guillaume Cuchet đặt vấn đề bằng cách đặt câu hỏi. Trong quyển sách Làm thế nào tất cả chúng ta không còn là thế giới kitô nữa. Giải phẫu về một sự sụp đổ (Comment notre monde a cessé d’être chrétien. Anatomie d’un effondrement, nxb. Seuil), ông dựa trên các cuộc điều tra thống kê của nhà giáo luật và nhà xã hội học Fernand Boulard (trong giai đoạn 1945-1965) rằng một “sự sụp đổ” tôn giáo (trên hết được minh họa là sự sụp đổ tàn bạo trong việc giữ đạo) đã xảy ra vào giữa những năm 1960, “ủng hộ Công đồng Vatican II”. Ngay trước tháng 5 năm 1968 và thông điệp Sự sống Con người Humanæ vitæ, lên án việc sử dụng thuốc tránh thai, đã khuếch đại thêm làn sóng này.
Nếu không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thì Công đồng kích hoạt – một khác biệt tinh tế mượn khái niệm của các kinh tế gia. Sử gia Guillaume Cuchet giải thích với báo La Vie: “Công đồng được cho là phải hiện đại hóa Giáo hội để phù hợp với “thế giới hiện đại” và phục hưng Giáo hội về mặt mục vụ. Điều tối thiểu có thể nói là công đồng đã không ảnh hưởng đến lợi ích của hoạt động về số lượng.” Theo sử gia, phân tích định tính thường khó nắm bắt, luôn là giả định.
“Sự trớ trêu lịch sử” này đã được nhận thức khá sớm, kể cả ở Vatican, như câu nói của Đức Phaolô VI năm 1972, được tác giả Andrea Riccardi trích dẫn trong quyển sách Giáo hội cháy. Khủng hoảng và tương lai của kitô giáo (L’Église brûle. Crise et avenir du christianisme, nxb. Cerf): “Người ta nghĩ rằng sau Công đồng sẽ có một ngày nắng đẹp trong lịch sử Giáo hội. Nhưng thay vào đó là một ngày đầy mây, bão tố, bóng tối, tìm kiếm và bất định.”
Sự trùng hợp đáng tiếc hay hệ quả trực tiếp của Công đồng Vatican II? Khó để nói. Sử gia Guillaume Cuchet cho biết: “Các cuộc tranh cãi diễn ra tốt đẹp trong Giáo hội để cố gắng hiểu những gì làm trục trặc. Chúng ta có nên hiện đại hóa không? Có phải chúng ta đã làm sai? quá nhiều? Hay chưa làm đủ? Nói một cách nhanh chóng, cuộc khủng hoảng xuất phát từ sự trùng hợp (không thể lường trước được) giữa một cuộc cải cách tôn giáo sâu đậm (Công đồng và các phương pháp áp dụng của Pháp) và một đột biến xã hội không kém quan trọng (vấn đề di cư ở nông thôn, xã hội tiêu thụ, truyền hình, những thay đổi trong điều kiện sống của phụ nữ, trình độ học vấn nâng cao, v.v.), bắt đầu tạo ra tất cả các hiệu ứng văn hóa của nó cùng một lúc – sự kiện tháng 5 năm 68 đến đúng lúc).”
Trên những điểm chính, nhà sử học nghiêng về “lối thoát khỏi việc giữ đạo bắt buộc, bị cho phạm tội trọng dưới thời công giáo cổ đại, như một sự kiện lớn đã nới lỏng toàn bộ hệ thống cùng một lúc” và do đó là việc giữ đạo bị sụp đổ, chứ không phải vì bất an của giáo dân trước cải cách phụng vụ, chắc chắn là có rủi ro cao, nhưng “đúng hơn là nên hoan nghênh”.
Bà Agnès Desmazières, sử gia làm việc tại Trung tâm Sèvres về kỷ luật của giáo sĩ trong thế kỷ 20, tin rằng chúng ta cũng phải đo lường bước ngoặt mà Thế chiến thứ hai đã tác động lên xã hội. Bà phân tích: “Đặc biệt ở Pháp, cuộc Kháng chiến đã tập hợp những người tin và những người không tin trong một số môi trường trí thức nào đó, và nó đặt vấn đề lương tâm. Những thay đổi xã hội quan trọng này cũng ảnh hưởng đến các linh mục và tu sĩ, tạo sự rời bỏ hàng ngũ của họ, điều này đã làm cho nhà chức trách giáo hội báo động ngay cả trước Công đồng Vatican II.” Hạt giống của một sự thay đổi xã hội sâu sắc sẽ tạo hiệu ứng ngay sau Công đồng.
2. Mọi thứ đều được phép trong phụng vụ
Cải cách phụng vụ là một trong những dấu hiệu ngoạn mục nhất của những thay đổi hoạt động do Công đồng Vatican II tạo ra trong Giáo hội công giáo, đến mức đôi khi nó được xem là alpha và omega của Công đồng. Và thường được tóm tắt trong hai khái niệm rõ rệt nhất: việc từ bỏ tiếng la-tinh để chuyển sang ngôn ngữ địa phương, và sự lật ngược tình thế của linh mục.
Trên thực tế, hai yếu tố này là phần nổi của tảng băng chìm, của một cải cách muốn tạo thêm chỗ cho “giáo dân”. Từ khóa của nó? “Sự tham gia tích cực” của giáo dân để họ “không dự mầu nhiệm đức tin này như người khán giả câm lặng, người đứng bên ngoài”.
Nếu chúng ta theo sát kỹ các thư của Công đồng, thì Hiến chế về Phụng vụ Thánh – văn bản đầu tiên do các Nghị phụ Công đồng ban hành năm 1963 – trên thực tế được cân nhắc nhiều hơn về những gì chúng ta hình dung về sự sáng tạo đã được thể hiện ở một số giáo xứ Pháp. Bà Agnès Desmazières cho biết: “Trên thực tế, văn bản này là một thỏa hiệp, duy trì ngôn ngữ la-tinh, nhưng cuộc cải cách, đã được bắt đầu ở Công đồng Vatican II, khuyến khích chúng tôi đi xa hơn trong việc dùng ngôn ngữ địa phương.”
Sẽ là sai lầm nếu tưởng tượng rằng nguyên tắc này đã được áp dụng trong phương thức của cuộc cách mạng Copernicus; một số thay đổi đã diễn ra trước đây. Linh mục David Gilbert của cộng đồng Thánh Máctinô và là giáo sư sử học tại Học viện Công giáo Paris cho biết: “Cải cách phụng vụ đã được đưa ra vào những năm 1950. Ở một số giáo xứ, thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Pháp, linh mục hướng về phía giáo dân. Điều này có thể giải thích vì sao đây là một trong những văn bản đầu tiên được bình chọn: ý tưởng của các nghị phụ đã khá rõ ràng.”
Tuy nhiên, khoảng thời gian chờ đợi giữa các quyết định của Công đồng, nhanh chóng được dịch ra dưới dạng các tập sách nhỏ tạm thời (từ năm 1964), và việc xuất bản chính thức sách lễ mới ở dạng chính thức (năm 1974) là hỗn loạn. Nhà sử học Florian Michel, chuyên gia về vấn đề này cho biết: “Đó là một cuộc chạy đua với thời gian để tránh quá nhiều sáng tạo hoặc áp dụng một cách vô trật tự với cải cách”. Vô ích: các tập sách không chính thức các lời nguyện Thánh Thể lưu hành và quảng bá “sự sáng tạo” nổi tiếng này mà một số người lên án là “quá đáng”. Tuy nhiên, rất khó để đo lường mức độ thực sự của một chuyển động.
3. Kỷ nguyên của thuyết tương đối tôn giáo
Việc công nhận nguyên tắc tự do tôn giáo qua Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis humanæ, ở cuối Công đồng, là một trong những phát triển giáo lý rộng lớn được Công đồng Vatican II cho phép. Việc canh tân liên tục, được các nghị phụ trình bày như một phát triển học thuyết của các giáo hoàng gần đây nhất: “Trong các vấn đề tôn giáo, không ai (bị) buộc phải làm trái với lương tâm của mình, cũng như, trong giới hạn vừa phải, không được ngăn cản hành động theo lương tâm của mình.”
Điều này bây giờ có ý nghĩa, nhưng sự phá vỡ là rất quan trọng: nó dường như đặt người tin và người không tin ngang hàng nhau, và trong tâm trí của người xưa thì đó là giữa sự thật và sai lầm. Người công giáo theo trào lưu chính thống dưới ngọn cờ của Marcel Lefebvre kêu lên: “Đó là thuyết tương đối!” Trên thực tế, chủ yếu là số phận của các Giáo hội bị đàn áp dưới chế độ Cộng sản – “Giáo hội im lặng” đã làm cho các nghị phụ công đồng, đặc biệt là Đức Phaolô VI bận tâm.
Mặt khác, với Hiến chế mục vụ về Hội Thánh Gaudium et Spes (văn bản về Giáo hội trong thế giới ngày nay), văn bản dành một mối quan hệ mới với con người, trong cuộc đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh suy đồi văn hóa kitô giáo bắt đầu, Giáo hội hành động dựa trên việc khám phá ra phẩm giá của người không tin, người không còn buộc họ phải chọn không tin, nhưng là người nhận một giáo dục kitô giáo.”
Theo nghĩa này, sẽ sai nếu nói rằng Công đồng Vatican II từ bỏ ý tưởng truyền giáo. Ngược lại, các cuộc thảo luận ở Rôma và trên báo chí cho thấy mối quan tâm về một “Giáo hội truyền giáo” hướng về tất cả mọi người mà không phân biệt mức độ tín ngưỡng của họ – ít nhất đó là ý định.
Trên thực tế, việc cấy ghép với thế giới đã thực sự không xảy ra. Sử gia Guillaume Cuchet gợi ý: “Tự do tôn giáo đã tồn tại ở Pháp từ thế kỷ 19. Việc Công đồng ít nhiều tập hợp lại quan niệm mà những người “hiện đại” có về nó là một sự kiện trong học thuyết, nhưng không trong thực tế. Mọi thứ xảy ra như thể, để tạo ra một tác động tương xứng với tầm quan trọng lý thuyết của nó, văn bản đã được áp dụng ở nơi nó không được mong đợi, không phải bổ sung phần bên ngoài trong quan hệ với Nhà nước, nhưng phần bên trong, trong mối quan hệ của người tín hữu với bổn phận tôn giáo học thuyết đức tin của mình. Chúng ta đột nhiên cảm thấy ít nhiều mình được phép lọc loại, được “lắp ráp” một tôn giáo cho cá nhân mình…”
4. Sự từ bỏ cho những mục đích cuối cùng
Công đồng có làm cho “địa ngục thành trống rỗng” không? Sử gia Guillaume Cruchet nêu lên: “Công đồng Vatican II hầu như không nói về địa ngục, một cách chung chung, cũng như các cùng đích cuối cùng (cái chết, sự phán xét cụ thể, địa ngục, thiên đàng). Sự im lặng này, đến từ xa, tự áp đặt lên Công đồng. Năm 1966, các giám mục Pháp ghi nhận điều này trong thư trả lời cho hồng y Alfredo Ottaviani (thư ký của Văn phòng Tòa thánh trước đây) về những “sai sót” lan rộng trong Giáo hội kể từ Công đồng. Đó là một sự cắt đứt lớn trong nội dung được giảng dạy và đời sống đức tin, nhưng lời rao giảng về những mục đích cuối cùng này có lẽ đã phai mờ vì nó đã bị hủy hoại nghiêm trọng từ bên trong trước khi bị giáng lên ngọn đòn cuối cùng”.
Bà Agnès Desmazières nói: “Công đồng Vatican II chuyển Giáo hội từ khía cạnh cứu rỗi cá nhân sang chiều kích tập thể hơn. Tóm lại, ơn cứu độ không chỉ được xây dựng bằng cách đi dự Thánh lễ, nhưng bằng làm việc bác ái.”
5. Giáo hội hiện đại hóa
Trong một bài phát biểu làm mọi người ngạc nhiên ngày 25 tháng 1 năm 1959, Đức Gioan XXIII cho rằng, hơn cả “hiện đại hóa”, đó là khái niệm “cập nhật hóa” (aggiornamento), ngài dùng để xác định mục tiêu của Công đồng. Sử gia Guillaume Cuchet đề nghị: “Ngài có lợi thế để tránh nói về ‘cải cách’, điều này gợi nhớ đến Luther hay ‘hiện đại hóa’ nghe có vẻ quá thế tục. Chúng tôi cũng thấy các thuật ngữ ‘phát triển’ và ‘nguồn lực’ được dùng rất nhiều, trong bối cảnh liên tục với nguồn gốc, thân thiết với đạo công giáo.”
Nhưng tóm tắt, khi Công đồng thành một môi trường mênh mông hòa giải của Giáo hội với hiện đại sẽ là một bức tranh biếm họa. Sử gia Guillaume Cuchet gia giảm: “Trên thực tế, vào thế kỷ 19, Giáo hội đã đi qua thời gian của mình, đi từ những thỏa hiệp với hiện đại mà trong bất kỳ trường hợp nào, Giáo hội cũng không có ơn gọi ban phước một cách có hệ thống, cũng như không làm cho phần còn lại chán ngấy. Cần phải nghiên cứu vấn đề theo từng hồ sơ một”.
Ông giải thích: “Ở thế kỷ 19, Giáo hội chúc lành cho tiến bộ kỹ thuật nói chung, nhưng Giáo hội phải vất vả để phù hợp với nguyên tắc tự do lương tâm, nhưng không nhất thiết phải phù với thực tế của nó.” Tuy nhiên ông công nhận “Công đồng Vatican II thích ứng vào thời điểm, hiếm có trong lịch sử Giáo hội, khi công đồng cố gắng suy nghĩ một cách toàn cầu về sự hiện đại hóa của mình, và công đồng đã làm như vậy trong tinh thần cởi mở trái ngược với thái độ trước đây của Giáo hội.”
6. Chỗ đứng của giáo dân được định giá lại
Công đồng Vatican II dành hai bản văn chính cho giáo dân, có nghĩa là không dành cho linh mục hoặc nói rộng ra là các tu sĩ: Sắc lệnh Tông đồ giáo dân Apostolicam actuositatem, khuyến khích tạo các hội đồng mục vụ trong giáo xứ và giáo phận và Hiến chế mục vụ về Hội Thánh Gaudium et Spes. Sau này là một trong những bản văn tiêu biểu nhất của “tinh thần Công đồng” nổi tiếng, khởi đầu một mối quan hệ mới giữa Giáo hội và thế giới.
Bà Agnès Desmazières cho biết: “Đó là văn bản mà giáo dân tham gia nhiều nhất, vì nó phải diễn đạt ngôn ngữ của thế giới. Một điểm lớn đầu tiên trong lịch sử các công đồng.” Mặt khác là việc thành lập phó tế vĩnh viễn cho nam giới, đã có những tác động tương phản. Nhà sử học lưu ý: “Dù chức phó tế chủ yếu dành cho các quốc gia truyền giáo cần các linh mục, nhưng lại ít được dùng trong các trường hợp này và được đánh giá quá cao ở châu Âu, với xu hướng ưu tiên hóa các ông đã lập gia đình”.
Còn về vai trò của phụ nữ, bà Agnès Desmazières ghi nhận: “Các nữ giáo dân được bổ nhiệm làm thành viên dự thính ở Công đồng đã có vai trò đáng kể trong việc soạn thảo các văn bản. Sự đóng góp của họ không may bị giảm sau thượng hội đồng giám mục năm 1971, vì dành quyền lực cho các nữ tu.”