Tin Giáo Hội hoàn vũTin tức

Santa Marta: Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa gần gũi

Cầu nguyện cho những người chết vì Coronavirus

https://lh3.googleusercontent.com/gwa7tuxNRmzUZg7rFywhNVW_k986yAE77qo27M2sXxHp1kO9HBVqZJetKs9r1tfEKkoogTtu7DVpgBLOgNoqGbEzFPqhm7A9S3wPOWNRso4j3YnXKQVW9DQ_rJEOU-YvNzGEUL0j

18 tháng Ba, 2020 16:45
ROSA DIE ALCOLEA

“Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã qua đời, những người đã chết vì con virus này. Theo một cách đặc biệt, cha muốn chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhân viên y tế đã chết trong những ngày qua. Họ đã hy sinh mạng sống để phục vụ người bệnh.”

Thứ Ba ngày 18 tháng Ba, 2020, Đức Thánh Cha đã kêu cầu cho tất cả những người đã chết vì dịch bệnh coronavirus trong ý cầu nguyện của Thánh Lễ, dâng trong Nhà nguyện Casa Santa Marta.

Phân tích về các bài đọc trong ngày Thứ Tư của Tuần thứ Ba Mùa Chay, Đức Phanxico cho thấy rằng Thiên Chúa của chúng ta “là Thiên Chúa của sự gần gũi, là một Thiên Chúa ở cạnh bên, là người cùng đồng hành với dân Người,” và là Đấng “đưa ra những điều răn, viết chúng trên đá bằng tay của Người, Người trao cho ông Môi-sê, nhưng Người không để các điều răn ở đó rồi Người bỏ đi: người cùng đi, Người ở gần, và Người quan sát: có dân tộc nào có một Thiên Chúa quá gần gũi như vậy không? Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa gần gũi.”

Hãy gần gũi với nhau

Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha cho thấy rằng “Thiên Chúa của chúng ta thì gần gũi” và “mời gọi chúng ta hãy gần gũi với nhau, đừng xa cách người khác.” Và trong thời điểm khủng hoảng do đại dịch mà chúng ta đang trải qua, ngài phân tích rõ, “sự gần gũi này đòi hỏi chúng ta phải thể hiện nhiều hơn, thể hiện nhiều hơn.”

“Có lẽ chúng ta không thể lại gần về mặt thân xác vì sợ bị lây nhiễm, nhưng chúng ta có thể đánh thức trong con người mình thái độ gần gũi giữa chúng ta: bằng lời cầu nguyện, bằng sự giúp đỡ, nhiều hình thức gần gũi. Và tại sao chúng ta lại cần phải gần gũi với nhau? Vì Thiên Chúa của chúng ta thì gần gũi, Người muốn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống,” Đức Thánh Cha khẳng định.

Dưới đây là văn bản bài giảng (tiếng Anh) của Đức Thánh Cha trong phiên bản tiếng Ý của Vatican News.

Chủ điểm của cả hai Bài đọc hôm nay là Lề Luật (x. Đnl 4:1.5-9; Mt 5:17-19), Luật Chúa trao cho dân Người; Luật mà Thiên Chúa trao cho chúng ta, và Chúa Giê-su theo chương trình mang đến sự kiện toàn lớn lao nhất. Tuy nhiên, có điều tạo sự chú ý: cách thức Thiên Chúa trao Lề Luật. Người nói với ông Môi-sê: “Có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?” (Đnl 4:7). Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Người với thái độ gần gũi. Chúng không phải là những quy tắc của một người cầm quyền, là người có thể rất xa cách, hoặc của một nhà độc tài … Không. Nó rất gần gũi. Và qua sự mặc khải, chúng ta biết rằng nó là một sự gần gũi của tình phụ tử, của một người cha, người đồng hành với dân Người tặng ban cho họ món quà của Lề Luật — Thiên Chúa gần gũi. “Thật vậy, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?”

Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa gần gũi; Người là một Thiên Chúa gần gũi, Đấng cùng đồng hành với dân Người. Hình ảnh trong sa mạc trong Sách Xuất hành: đám mây và cột lửa để bảo vệ dân: Người cùng đi với dân Người. Ngài không phải là vị thần để lại những quy tắc trên văn bản và nói rằng: “Đi đi.” Người đưa ra những điều răn, viết chúng trên đá bằng tay của Người, Người trao cho ông Môi-sê, nhưng Người không để các điều răn ở đó rồi Người bỏ đi: người cùng đi, Người ở gần. Có dân tộc nào có một Thiên Chúa quá gần gũi như vậy không? Đó là sự gần gũi; Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa gần gũi.

Và sự phản ứng đầu tiên của con người, trong những trang đầu của Kinh Thánh, là hai thái độ không gần gũi. Phản ứng của chúng ta luôn luôn là rời xa, rời xa Thiên Chúa. Người lại gần chúng ta, và chúng ta lại rời xa Người — hai trang đầu tiên đó. Thái độ đầu tiên của A-đam cùng với vợ của ông là đi trốn: họ trốn tránh sự gần gũi của Chúa; họ xấu hổ, vì họ đã phạm tội, và tội khiến họ phải trốn tránh, không muốn gần gũi (x. St 3:8-10). Và rất thường khi nó [đưa] đến việc bám vào một tư tưởng thần học về một Thiên Chúa-Quan án, và từ đó trốn tránh, sợ hãi. Thái độ thứ hai của con người, khi đứng trước cách thể hiện sự gần gũi của Thiên Chúa, là giết chết, giết chết người anh em. “Con là người giữ em con hay sao?” (x. St 4:9).

Đây là hai thái độ chặn đứng tất cả sự gần gũi. Con người từ chối sự gần gũi của Thiên Chúa, Người muốn trở thành người thầy của những mối quan hệ, nhưng sự gần gũi luôn mang theo nó một số điểm yếu. “Thiên Chúa gần gũi” khiến Ngài trở nên yếu mềm, và Ngài càng ở gần thì Ngài càng yếu mềm hơn. Khi Ngài đến với chúng ta, để cư ngụ với chúng ta, Ngài biến mình thành người phàm, là một người ở giữa chúng ta: Người biến mình trở nên yếu đuối và mang lấy sự yếu đuối đến chết và cái chết tàn bạo nhất, cái chết của những kẻ giết người, cái chết của những kẻ phạm tội nặng nhất. Sự gần gũi làm Thiên Chúa nhục nhã. Người tự hạ mình để ở với chúng ta, đồng hành với chúng ta, giúp đỡ chúng ta.

“Thiên Chúa gần gũi” nói với chúng ta về sự khiêm nhường. Người không phải là một “Thiên Chúa vĩ đại.” Không. Người thì gần gũi; Người là ngôi nhà của chúng ta, và chúng ta nhìn thấy điều này trong Chúa Giê-su, Thiên Chúa trở thành người phàm, gần gũi đến chết. Với các môn đệ của Người: Người đồng hành với họ; Người dạy dỗ. Người sửa dạy họ bằng tình yêu thương … Chẳng hạn, chúng ta hãy thử nghĩ đến sự gần gũi của Chúa Giê-su với hai môn đệ đau khổ đi làng Ê-mau: họ đau khổ, họ bị đánh bại và Người tiếp cận họ một cách chậm chậm, để làm cho họ hiểu thông điệp của sự sống, của sự phục sinh (x. Lc 24:13-32).

Thiên Chúa của chúng ta thì gần gũi và Người mời gọi chúng ta gần gũi với nhau, đừng xa cách nhau. Và trong thời khắc khủng hoảng do đại dịch mà chúng ta đang sống, chúng ta được kêu gọi hãy thể hiện sự gần gũi này nhiều hơn, để thể hiện nó nhiều hơn. Có lẽ chúng ta không thể lại gần về mặt thân xác vì sợ bị lây nhiễm, nhưng chúng ta có thể đánh thức trong con người mình thái độ gần gũi giữa chúng ta: bằng lời cầu nguyện, bằng sự giúp đỡ, nhiều hình thức gần gũi. Và tại sao chúng ta lại cần phải gần gũi với nhau? Vì Thiên Chúa của chúng ta thì gần gũi, Người muốn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Người là Thiên Chúa gần gũi. Vì thế, chúng ta không phải là những người bị đơn độc: chúng ta gần gũi vì sự kế thừa mà chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa là sự gần gũi, tức là, cử chỉ ở gần.

Chúng ta hãy xin Chúa ơn gần gũi với nhau; không lẩn tránh nhau; không rửa tay của chúng ta trước vấn đề của người khác như Cain đã làm. Không. Gần gũi. Gần gũi. Gần gũi. “Thật vậy, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?”

© Libreria Editrice Vatican

Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/3/2020]

Bài liên quan

Back to top button