Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Tại Lộ Đức, các giám mục Pháp quỳ gối trong một buổi lễ ăn năn sám hối cảm động

by Phanxicovn

Thời gian được mong chờ rất nhiều ở đại hội khoáng đại các giám mục, phần lớn dành cho vấn đề lạm dụng tình dục, lễ tưởng niệm và sám hối ngày thứ bảy ở Lộ Đức đã nhường chỗ cho những cử chỉ và lời nói thiết yếu. Trong khi chờ đợi những hành động quan trọng khác.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2021-11-06

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/253880466_1061071731099946_4294471704172290690_n-640x480.jpg

Tại Lộ Đức, ngày thứ bảy 6 tháng 11 năm 2021, một số giám mục quỳ gối tại chu vi vương cung thánh đường Mân Côi. LAURENT FERRIERE / HANS LUCAS

Lễ kỷ niệm được Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) và các nạn nhân tổ chức, đây là thời điểm sám hối và tiến một bước trên con đường dài dẫn đến công lý. Trong cơn gió lạnh giá của tháng mười một, chỉ được vài tia nắng sưởi ấm, các giám mục Pháp, chung quanh là giáo dân và các nạn nhân đã có một số cử chỉ tượng trưng ở đền thánh Lộ Đức, nơi các giám mục họp đại hội đồng từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 11.

Đây mới là bước đầu tiên, nhưng rất quan trọng trong quá trình xin nạn nhân tha thứ, sau khi công nhận trách nhiệm thể chế của Giáo hội ngày hôm trước trong việc kiểm soát và xử lý lạm dụng tình dục. Chung quanh là các nạn nhân và giáo dân được mời tham gia vào công việc của các giám mục, cùng với sơ Véronique Margron, chủ tịch Hội đồng nam nữ Tu sĩ Pháp, một trong các cử chỉ đầu tiên là mở màn che bức hình có tên Imbroglio, bức hình có khuôn mặt của một em bé đẫm nước mắt treo trên bức tường của tòa nhà nơi có đài bán nguyệt của các giám mục, trong khi một nạn nhân đọc một bản văn.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/5.jpg

Imbroglio: trong mắt em bé, hòa quyện nỗi thống khổ của bạo lực phải chịu đựng, là sự phủ nhận lời nói của em, là cả một cô đơn cùng cực. Sau này, khi trở thành người lớn, từ mối bòng bong của tuổi thơ ấu sẽ cọng thêm sự tức giận vì mình đã bị đặt vào tình trạng nguy hiểm và không được ai đến cứu. Em sẽ hiểu, đây là toàn bộ nền văn hóa của một hệ thống muốn bảo vệ chính họ thay vì bảo vệ em bé. Và mớ bòng bong này không ngừng đào xới câu hỏi: Vì sao không thể đem chuyện này ra công lý? Đó là điều rất quan trọng cho nạn nhân, để cuối cùng nạn nhân mới có thể có bình an và ngừng rơi nước mắt tuổi thơ của mình.” (Bức hình có tên Imbroglio, Một mớ bòng bong)

Bà Véronique Garnier, một trong những nạn nhân có mặt, nói: “Trong đôi mắt em bé là đau khổ của bạo lực phải chịu đựng, là sự phủ nhận lời nói của em, là nỗi cô đơn lớn lao. Bức ảnh này là viên đá mong chờ trước khi thực hiện một nơi tưởng niệm đã được các giám mục quyết định và sẽ được dựng lên trong những tháng sắp tới tại Lộ Đức.”

Công nhận trách nhiệm của thể chế

Sau đó là giọng nói ghi đậm cảm xúc và trọng lực của tổng giám mục Eric de Moulins-Beaufort cất lên, lặp lại lời chứng và hình ảnh này: “Gởi em bé nhỏ đang khóc…

“Khi còn là em bé trai nhỏ, con đi giúp lễ, lòng  đầy tự hào, khi còn là em bé gái nhỏ, con đi xưng tội, lòng tràn hy vọng được tha thứ, khi còn là em bé trai nhỏ, em bé gái nhỏ, chúng con hăng hái đi họp bạn ở ban tuyên úy hay đi sinh hoạt hướng đạo sinh.

Ai đã dám làm hoen ố cơ thể các con bằng những bàn tay thô bạo của họ? Ai thì thầm vào tai các con những lời mà các con không biết? Ai đã dán lên các con cái mùi này, mùi tẩm vào các con? Ai đã làm cho các con thành đồ vật của họ, nhưng lại dối trá nói các con là bạn thân nhất của họ? Ai đã kéo các con vào bí mật nhục nhã của họ?”

Và giám mục nói tiếp: “ Đã quá trễ để chúng tôi có thể lau nước mắt cho các con. Không phải để chúng tôi nhớ đến các con. Hình ảnh các con được đặt dưới mắt chúng tôi, chúng tôi mong hình ảnh này thấm vào tâm hồn chúng tôi.” Một ám chỉ trực tiếp đến luật cấm nói và rối loạn chức năng mà rất nhiều nạn nhân phải chịu đựng, và điều này càng nặng nề hơn vì Giáo hội công giáo đã công nhận trách nhiệm thể chế của mình ngày hôm trước, thông qua phiếu bầu của các giám mục tham dự đại hội.

“Tất cả của cải trên thế gian này không mua lại được những tiếng khóc của một em bé.”

Nếu lời nói của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp và Tổng giám mục giáo phận Reims đã làm mọi người xúc động là vì ngài đã nói lên lời chứng cá nhân của ngài: “Từ nay trở đi, tôi không thể vào nhà thờ, để dâng thánh lễ kính mầu nhiệm của sự sống và tình yêu, mạnh hơn cái chết, mà không mang dấu ấn của khuôn mặt đang khóc của các con, quá thương tâm, quá cảm động, quá cô đơn, quá bơ vơ, và trên hết là quá phẩm cách. Tất cả của cải trên thế gian này không mua lại được những tiếng khóc của một em bé.”

Nữ tu Véronique Margron, chủ tịch Hội đồng nam nữ Tu sĩ Pháp tiếp tục nói về sự cần thiết phải ghi nhớ để thực hiện các hành vi công lý, nữ tu kêu gọi: “Nghiêm cấm ngôn luận bên ngoài cũng như bên trong của em bé đang bị xáo trộn này, áp đặt cho tôi, chất vấn tôi, buộc tôi để cuối cùng tôi không còn lo cho chính tôi, cho chúng tôi, cho các Dòng chúng tôi, cho các của cải đủ loại của chúng tôi, cho các khẳng định của chúng tôi, để tất cả sức lực của chúng tôi chỉ dồn về phía quá cô đơn van xin sự thật, van xin sự hiện diện thực sự của chúng tôi, van xin câu trả lời của chúng tôi. Để cuối cùng mang lại công lý cho em bé.”

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/7-631x420.jpg

Nữ tu Véronique Margron, chủ tịch Hội đồng nam nữ Tu sĩ Pháp

Hồi chuông báo tử

Các giám mục, theo lời xin đặc biệt của các nạn nhân đã không mặc áo giám mục, sau đó, chậm rãi và âm thầm, cùng với những người tham dự băng qua cầu Gave để đến quảng trường khuôn viên của vương cung thánh đường Mân Côi, như thể họ đang đi hành hương giữa bờ tưởng niệm và bờ ăn năn đền tội. Bước đầu tiên trên con đường dài dẫn đến công lý và tha thứ. Khi hồi chuông ai oán xé tan màn im lặng, một số các giám mục quỳ xuống, tiếp theo là một một số người trong đám đông. Tiếng chuông báo tử, bình thường được gióng lên khi có người qua đời. Tiếng chuông của cái chết, của những cuộc đời đổ vỡ và tan nát; của 330 000 nạn nhân theo báo cáo Sauvé. Tự phát, nhiều giám mục và giáo dân quỳ gối xuống trước thánh giá dựng lên ở sân đền thánh, để xin Chúa thương xót.

Vẫn còn quỳ trên bậc thềm của vương cung thánh đường và dưới chân thánh giá, giám mục Eric de Moulins Beaufort đã xin Chúa tha thứ: “ Xin Chúa truyền cảm hứng cho chúng con để chúng con biết cách nào đến với anh chị em mà chúng con đã làm nhục, đã coi thường, đã làm tổn thương và đã bỏ rơi. Xin Chúa ban niềm vui của Chúa cho những người mà chúng con đã không mang lại niềm vui cho họ, chúng con, những người mà Chúa đã chỉ định để mang lời ân sủng của Chúa, nhưng chúng con đã không làm được.

Chúa đã gọi chúng con để chúng con giảng dạy, xin Chúa dạy chúng con biết lắng nghe.

Xin Chúa tha thứ cho chúng con, chúng con đã không nhận ra quyền lực Chúa ban đòi hỏi ở chúng con một sự trong sáng không sai chạy. Xin Chúa tha thứ cho chúng con đã dùng lòng thương xót của Chúa để dung thứ cái ác.

Chúa đã gọi chúng con để chúng con giảng dạy, xin Chúa dạy chúng con biết lắng nghe

Chúa đã gọi chúng con để thánh hóa, để trút bỏ hết mọi chiếm giữ, xin Chúa ban ơn để chúng con duy trì được sự hoán cải mãi mãi;

Chúa đã gọi chúng con để cai trị, xin thanh tẩy chúng con khỏi mọi ham muốn quyền lực, xin giải thoát chúng con khỏi mọi sợ hãi, bắt đầu từ nỗi sợ bị mất.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/6-margron-696x310.jpg

Đến lượt sơ Véronique Margron, sơ quỳ gối trước thánh giá và ngỏ lời với Chúa: “Chúng con không thể xuống các địa ngục, nơi mỗi đời sống trẻ em, người lớn dễ bị tổn thương đã bị đẩy vào đó. Nhưng chúng con xin Chúa sức mạnh và ơn  để đứng vững ở cửa, ở bên ngôi mộ và ở đó chúng con xin Chúa, Đấng duy nhất có thể đi vào bóng tối này và đập vỡ cánh cửa. Chỉ duy có Chúa mới có thể cứu chúng con khỏi tội ác mà chúng con đã phạm phải, chống lại sự sống, chính trực, phẩm giá, sự tin cậy, đức tin của mỗi cuộc đời, bị bầm dập, hết cuộc đời này qua cuộc đời khác, hết khuôn mặt biến dạng này qua khuôn mặt biến dạng khác.”

Giữa bài đọc Thánh vịnh 22 là câu Chúa Giêsu kêu lên trên thập giá “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”  và cộng đoàn thưa lại: “Lạy Chúa, xin thương xót con.”

“Tất cả chúng ta cùng phải đi chung với nhau”

Trong số các giáo dân được mời tham dự đại hội, một số đã đến dù tự thâm tâm họ không muốn đi. Một trong số họ lên tiếng: “Tôi không muốn đi vì tôi không thấy nó ảnh hưởng đến trách nhiệm của tôi như thế nào. Và rồi sáng nay, ra đường, tôi băn khoăn không biết đi đâu: vào quán cà phê? Tôi cảm thấy tôi phải đến. Tôi ở bên cạnh một người bạn là giám mục và tôi sống giây phút này như lời cầu nguyện, như một người có thể sống với nó trong lời cầu nguyện của anh em… Tôi cầu nguyện, tôi để tay trên vai giám mục để giúp ngài sống trách nhiệm của mình.”

Một người khác quyết định không đi: “Tôi cảm thấy không thoải mái vì tôi hiểu cử chỉ tưởng niệm và sám hối tham dự vào tiến trình nhận thức… nhưng đó là trách nhiệm thể chế của họ, với tư cách là giám mục, họ còn phải có nhiều quyết định và hành động được thực hiện. Đối với tôi, những gì vừa xảy ra sẽ chỉ có ý nghĩa khi đã hành động.”

Bà Brigitte Navail, một nạn nhân của lạm dụng tình dục trong Giáo hội nói sau buổi lễ tưởng niệm: “Tất cả chúng ta phải cùng đi với nhau. Ở mọi nơi, chúng ta sẽ phải làm việc cùng nhau, bởi vì nó vẫn tiếp tục, vẫn còn những vụ tấn công. Tính đồng nghị mang trọn ý nghĩa của nó, chúng ta phải vượt qua sự chia rẽ và sự ngăn cách của chúng ta.”

Buổi lễ ăn năn thống hối kết thúc với một đoạn trích lời nguyện Thánh Thể được dùng trong những dịp đặc biệt do các nạn nhân chọn và Kinh Kính Mừng, được mọi người tự phát đọc lên.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Hình ảnh buổi ăn năn thống hối của Hội đồng Giám mục Pháp tại Lộ Đức ngày thứ bảy 6 tháng 11-2021

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/1-2-696x363.jpgGiám mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/image-1-630x420.jpg

Bài liên quan

Back to top button