Vì sao không hát kinh Alleluia trong Mùa Chay?
fr.aleteia.org, Isabelle Cousturié, 2018-02-18
Bình thường kinh Allelluia được hát trước khi đọc Phúc Âm, nhưng trong Mùa Chay là mùa của chờ đợi và của ăn năn hối cải thì không hát kinh Alleluia trong thánh lễ.
Alleluia có nghĩa là “ca tụng Chúa”, là lời tán tụng hân hoan của tín hữu dâng lên Chúa. Như vậy chúng ta hiểu Giáo hội ngay từ ngày đầu thành lập ở thế kỷ thứ 4 đã không đọc kinh Alleluia trong Mùa Chay là muà ăn năn và chay tịnh để chuẩn bị đón lễ Phục Sinh. Kinh Alleluia được Thánh Đamasô đưa vào trong mùa phục sinh, sau đó được Thánh Gregoiria Cả dùng rộng ra trong tất cả các thánh lễ, kể cả thánh lễ dành cho người chết, trước khi bị ngưng hát trong Mùa Chay và thánh lễ dành cho người qua đời. Vào thời Trung Cổ, trước khi bắt đầu Mùa Chay, giáo dân còn giã biệt kinh Alleluia như giã biệt một người bạn mình sẽ gặp lại sau này.
Trong Mùa Chay, kinh Alleluia được thay thế bởi một câu tán tụng như một loại thánh vịnh hay một đoạn Phúc Âm. Nhưng ngoài lý do thiêng liêng gắn với việc ăn năn hối cải trong Mùa Chay, các chuyên gia còn nhấn mạnh: “Đây cũng là một cách Giáo hội giáo huấn, tránh sự nhàm chán của một hình thức phụng vụ theo thói quen”.
Cũng không đọc kinh Gloria
Các kinh tán tụng này có nhiều hình thức khác nhau: nhiều câu hoặc chỉ một câu cho ngày chúa nhật, một lời tán tụng ngắn sau một câu… Quan trọng là giữ tinh thần tán tụng. Cũng có thể dùng chữ “maranatha” là một chữ Aramenia có nghĩa “Xin Chúa hãy đến”, có từ thời các cộng đoàn kitô hữu đầu tiên ở vùng Palestina.
Cũng như kinh Aleteial, kinh Gloria, Vinh danh Chúa, cũng mang tính cách vui mừng nên không dùng trong Mùa Chay. Kinh này diễn tả các nét tinh hoa của Thánh lễ: thờ phượng Chúa, tạ ơn Chúa, xin ơn tha thứ tội, xin ơn mới. Kinh này có từ thế kỷ thứ 2 được đưa vào trong thánh lễ Giáng Sinh nửa đêm trước, bắt đầu từ thế kỷ thứ 6, kinh Gloria mới được đưa vào thánh lễ ngày chúa nhật. Và mới đầu chỉ có các giám mục mới được đọc nhưng sau đó thì tất cả các linh mục đều được đọc.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch