Chuyện phiếm Đạo/đờiVăn - Nghệ

“Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa” | Chuyện phiếm Đạo/Đời

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 33 mùa thường niên năm C 13.11.2016

“Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa “
Sao thương ai ở mãi cung hằng
Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế
Đâu chịu nhòa khi tới giữa mùa trăng.”

(Phú Quang – Khúc Mùa Thu)

(Mt 13: 16-17)

Nghe bài hát này đây, hôm nay, sao thấy nó thấm-thía một sự thật. Sự thật này lại ứng-nghiệm với nhiều người. Không tin ư? Mời bạn và mời tôi, ta nghe tiếp những câu sau, trước khi đi vào luận-bàn/kể truyện Đạo/đời rất thần-học.

Nghe, là nghe những lời như thế này:

Tôi đã yêu đã yêu như chết là hạnh phúc.
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc.
Còn điều chi em mải miết đi tìm.

Tôi đã đến cùng em và tôi biết.
Em cũng là như mọi người thôi.
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu.
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người.

Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá.
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rơi.
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp.
Khi thanh âm cũng bất lực như lời.

Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy.
Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời.
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc.
Em tìm gì khi thất vọng về tôi.
(Phú Quang – bđd)

Chao ôi là lời thơ. Chao ôi là câu nhạc những hát rằng: Tôi đã yêu đã yêu như chết là hạnh phúc”,
 “Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp, Khi thanh âm cũng bất lực như lời …” Lời gì thế? Và, lời này đây của ai vậy? Phải chăng, là những lời được phổ-biến khắp nơi nơi, mới vừa rồi? Thôi thì, nay cứ mời bạn/mời tôi, ta nghe thêm lần nữa những “lời vàng” của đấng bậc vị vọng chốn cao tít trời Tây bên ấy, vẫn nhủ rằng:

Các bản trẻ của cha thân mến,

Nếu chúng con thấy cuốn Kinh Thánh của cha thì chúng con chẳng ấn tượng chút nào. Cái gì ? Đó là cuốn Kinh Thánh” của Đức Giáo Hoàng sao ? Một cuốn sách cũ mèm !

Chúng con có thể mua cho cha cuốn Kinh Thánh mới với giá chỉ 1 đôla, nhưng cha không thích lắm. Cha yêu cuốn cách cũ của cha, vì nó đồng hành với cha suốt nửa cuộc đời của cha. Nó ở với cha trong mọi thời điểm vui buồn. Nó là gia tài quý nhất. Cha sống vì nó và cha không để bất cứ thứ gì vào trong cuốn sách này.

Cha thực sự thích cuốn Kinh Thánh mới dành cho giới trẻ lần này. Sách có nhiều màu sắc và phong phú về những lời chứng: lời chứng của các Thánh, của người trẻ. Nó đang mời gọi đến nỗi khi chúng con đọc nó từ trang đầu, chúng con chẳng thể dừng cho tới trang cuối.

Và sau đó… ? Sau đó Kinh Thánh lại được để trên kệ sách bụi bặm. Rồi con cái chúng con ngày nào đó lại thấy nó và quẳng chúng đi.

Nó không phải để vứt đi như thế.

Cha nói với chúng con đôi điều: Trên thế giới, hiện có nhiều Kitô hữu bị bách hại khốc liệt hơn so với thời Giáo Hội sơ khai. Và vì sao họ bị bách hại ? Bị bách hại vì họ mang vác thập giá để làm chứng cho Chúa Giêsu. Vì thế Kinh Thánh quả là cuốn sách rất nguy hiểm; vì nguy hiểm nên trong một vài quốc gia, chúng con cần thích thú nó như thể chúng con đang dấu những vũ khí trong nhà của mình vậy.

Không là Kitô hữu, Mahatma Gandhi đã nói rằng: “Là Kitô hữu, các bạn chăm chút một tài liệu mà ẩn chứa trong đó nguồn năng lượng làm nổ tung tất cả nền văn hóa thành từng mảnh, chuyển đổi thế giới và mang hòa bình đến trong hành tinh thương tổn này. Nhưng bạn lại xem Kinh Thánh như một cuốn sách văn chương không hơn không kém.”

Vì thế, chúng con có gì trong tay ? Một cuốn văn chương ? Vài mẩu truyện vui cũ rích? Sau đó chúng con lại thích khoe với nhiều Kitô hữu bị bỏ tù hoặc bị tra tấn vì họ sở hữu cuốn Kinh Thánh: “Bạn thật điên khùng, đó chỉ là cuốn truyện văn chương!”

Không. Vì Lời Chúa có Ánh Sáng chiếu tỏa vào thế giới nên nó không bào giờ lỗi thời cả. Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (số 175) cha nói rằng: “Chúng ta không tìm kiếm Thiên Chúa một cách mò mẫm, hay chờ đợi Ngài nói với chúng ta trước, bởi vì ‘Thiên Chúa đã nói với chúng ta rồi, và không có gì chúng ta cần biết mà Ngài đã không mặc khải cho chúng ta’. Chúng ta hãy đón nhận kho tàng siêu vời này của lời mặc khải.”

Vì thế, các con phải có cái gì thánh thiện trong tay: Cuốn sách như một ngọn lửa ! Qua Kinh Thánh Thiên Chúa nói với chúng ta. Cần lưu ý rằng: Kinh Thánh không phải để trưng trên kệ sách mà cần cầm trong tay để đọc mỗi ngày, cả trong tay của chúng con lẫn của tha nhân. Chúng con chơi thể thao, đi mua sắm với nhau. Tại sao lại không đọc Kinh Thánh cùng nhau, chẳng hạn 2, 3 hoặc 4 người chúng con ? Nơi thiên nhiên, trong rừng vắng hoặc nơi bãi biển, trong đêm tối với vài ánh nến… và chúng con có được trải nghiệm tuyệt vời!

Hay chúng con sợ người khác liệt mình vào những kẻ dở hơi ?

Hãy đọc chăm chú ! Đừng dừng lại ở bề mặt của câu chữ như thể chúng con đọc sách khôi hài ! Đừng bao giờ đọc Lời Chúa một cách qua loa ! Hãy hỏi chính chúng con xem: “Điều gì đang nói trong cõi lòng chúng con ? Thiên Chúa có ngỏ lời của Ngài với tôi không ? Ngài có đụng chạm đến tôi ở chiều sâu của tâm hồn tôi không ? Tôi nên làm gì ?” Chỉ trong cách này sức mạnh của Lời Chúa mới có thể tỏ hiện. Chỉ cách này mới có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta và làm cho cuộc đời chúng ta thêm tươi đẹp tuyệt vời.

Cha muốn nói với chúng con cách cha đọc cuốn Kinh Thánh cũ này của cha. Thường thì cha đọc từng chút một; sau đó cha đặt sách xuống và chiêm ngắm Thiên Chúa. Không chỉ nhìn ngắm Chúa, nhưng còn để Ngài ngắm nhìn cha. Ngài ở đó. Chính cha để cho mình nhìn ngắm Ngài. Và cha cảm thấy – không phải bằng tình cảm ủy mị – cha cảm nhận những điều rất sâu xa mà Thiên Chúa nói với cha. Thi thoảng Ngài chẳng nói gì. Sau đó, cha cũng không cảm thấy chi, chỉ thấy trống rỗng, trống rỗng và trống rỗng…

Nhưng cha vẫn kiên nhẫn và đợi chờ, đọc và cầu nguyện. Cha ngồi cầu nguyện bởi nếu quỳ thì đầu gối cha đau lắm. Thỉnh thoảng cha cũng buồn ngủ khi cầu nguyện. Nhưng đó không phải là vấn đề hệ trọng. Cha thích mình như người con với cha của mình, và điều ấy quan trọng biết bao. Cha muốn chúng con giúp cha hạnh phúc, có được không? Hãy đọc Kinh Thánh! Lời Đức Phanxicô từ Rôma nhắn nhủ các bạn trẻ, Lm Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ chuyển ngữ)

Xem thế thì, ra như những điều mà nghệ sĩ hát câu “Yêu như chết là hạnh-phúc” nghĩa là “Yêu” cả lời vàng mà đấng bậc ở nhà Đạo rất “chop bu” vẫn khuyên nhủ con/em hãy thực-hiện những quyết-tâm trong đời của mọi người.

Xem thế thì, với đấng bậc nhà Đạo, thì: sống Đạo là sống theo cung-cách chiêm-niệm những lời khuyên-răn ở Kinh/Sách vẫn trải dài từ nhiều năm tháng ngày giờ, từ thuở xưa, đấy chứ!

Xem thế thì, hôm nay đây, bần đạo bầy tôi đây lại mời bạn và mời tôi ta đi vào vùng trời hôm trước có cả những lời vàng ngọc nhủ-khuyên, trần tình như bao giờ.

Đáp-ứng lời kêu gọi của vị Chủ Chăn trên cao ấy, có bạn đọc lại đi trệch đường rày gửi đi những thắc mắc về chuyện đời thường ở xứ Đạo, với thánh lễ, như sau:

“Đạo Chúa xưa nay từng có đặc-thù rất lạ ở thế-giới La-Hy. Đó là tính “mọt sách” thấy được ở khắp nơi. Cũng thế, bằng cung-cách tư-riêng/lạ-kỳ, Do-thái-giáo cũng mang nặng đặc-thù ấy trước thời của Đạo Chúa nữa.

Người Do-thái-giáo thời đó, đã nhận ra được sự hiện-hữu của triều thần-thánh trong đó có mặt đủ mọi thánh thần gồm các đấng siêu-nhiên như thần-sứ, chức vương, và quyền-lực đủ mọi loại đã đồng-thuận phụng-thờ Chúa Trời qua việc tê-hiến loài thú cùng mọi sản-phẩm nuôi thân, các ngài duy trì ở nơi đó chốn thánh-thiêng đặc-biệt để Bậc thánh-thần tiếp-xúc với trái đất, tứ đền thờ Giêrusalem. Và, cũng ở nơi đó, mọi của lễ được lập ra để hiến-tế.

Các ngài nguyện-cầu cùng thần-thánh cho nhu-cầu của cộng-đoàn và cá nhân mỗi người. Các ngài còn kể truyện về việc Thiên-Chúa tác-động lên con người với loài người trong quá-khứ và Ngài ứng trước mọi quà tặng cho hiện-tại lẫn tương-lai. Các đạo-giáo khác đều đa-thần: tức: Thần-linh tối-cao trên thiên-quốc cũng như dưới thế-trần chăm-lo đủ mọi thứ cho người phàm, từ việc sản-sinh con người, cả sự sống lẫn nỗi chết.

Do-thái-giáo là đạo độc-thần. Người Do-thái-giáo phụng-thờ chỉ một Thiên-Chúa của tiền-nhân. Thiên-Chúa là Đấng tạo-dựng đất trời, kiểm-soát toàn-thể thế-gian và một mình Ngài cung-cấp hết mọi thứ cho dân con của Ngài. Thiên-Chúa đây, từng kêu gọi Israel hãy trở thành dân con Ngài và Ngài hứa sẽ gìn-giữ bảo vệ họ để họ chỉ thờ-phụng mình Ngài mà thôi. Đây là “Giao-ước”, tức: một thoả-thuận giữa họ và Ngài. Họ chỉ phụng-thờ mỗi mình Ngài trong đền thờ độc-nhất. Truyền-thống dân con Israel được thiết-lập gồm các truyện kể về việc Thiên-Chúa tương-tác với tiền-nhân của Israel và đề ra mọi chỉ-dẫn giúp họ thực-hiện cuộc sống có Chúa. Đây là truyền-thống được viết ở Kinh Sách.

Kinh Sách hầu như không có vai-trò nào trong đạo-giáo đa-thần ở thế-giới phương Tây thời cổ sử. Các đạo này hầu như chỉ nói về việc phụng-thờ các thần-linh qua các cử-chỉ đầy nghi-thức của việc hiến-tế/hy-sinh mà thôi. Người đi Đạo không theo học-thuyết hoặc giáo-điều và cũng chẳng cần đến nguyên-tắc đạo-đức nào hết. Họ có niềm tin và lòng đạo, nhưng tự thân các thứ đó không đóng vai-trò nào ở đạo-giáo hết. Các thứ đó, thật ra chỉ là các vấn-đề về triết-lý cho cá-nhân thôi. Có thể, cũng có nhiều sách vở bàn về chuyện này, nhưng không phải là sách Đạo hoặc sách thánh bao giờ hết.

Do-thái-giáo là Đạo duy-nhất được ghi chép trong các truyền-thống về niềm tin và lòng đạo-đức ở các sách được thần-thánh-hoá, nên đã tạo cho các sách này tư-thế/địa-vị gọi là “Kinh Sách”. Ở thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên, những người theo Do-thái-giáo ở khắp nơi đều tin rằng Thiên-Chúa đã ban cho họ quyền dẫn-dắt con dân mình ở các bài viết của ông Môsê, coi đó là bộ luật Torah bao gồm Ngũ Thư (tức các truyện kể về Tạo-dựng, kêu gọi Israel, các tổ-phụ cùng nữ chúa; đặc-biệt là các truyện kể về ông Môsê được Thiên-Chúa trao quyền dẫn-dắt dân con mình biết cách mà phụng thờ cùng xử sự trong cộng-đoàn mình sống.

Thêm vào đó, họ đã lập ra nhiều sách khác như Sách Tiên Tri, ca vịnh và lịch-sử thánh. Ít lâu sau ngày Đạo Chúa khởi-sự, một số các sách của Do-thái-giáo như thế được gom-gộp lại với nhau trở các đạo-luật thánh của Kinh Sách, được gọi là Kinh thánh của Do-thái-giáo.” (X. Lm Kevin O’Shea, CSsR, Some Recent Insights into the Gospels, Australian Catholic University 02/7/2006)

Nói gì thì nói, đọc và hiểu những “lời” người khác nói và kể trong Kinh Sách được gọi là Sách thánh Do-thái-giáo, không phải là việc dễ làm và dễ hiểu. Cũng hệt như truyện kể ở bên dưới được dùng làm thí dụ để cười cho vui mà thôi:

Hai vợ chồng bị đánh thức bởi tiếng gà gáy sáng.

Nằm trên giường, bà vợ nũng nịu bảo với chồng:

– Anh có biết anh John hàng xóm nhà mình không?

– Biết chứ. Họ dọn đến đây ở đã mấy tháng rồi còn gì. Cả xóm này ai chả biết là lúc nào họ cũng quấn lấy nhau như đôi sam ấy, dù là ở nhà hay đi bất kỳ đâu. Ai cũng phải ghen với hạnh phúc của họ. Ai cũng mong được như họ.

– Vậy, thế anh có biết là mỗi sáng, trước khi đi làm, anh chồng ôm hôn vợ rất thắm thiết không?

– Điều ấy thì cả xóm đều biết chứ đâu riêng gì anh.

– Anh chỉ biết thôi thì chưa đủ. Em muốn hỏi là anh có làm được điều đó không?

– Không, điều đó thì quả thật anh chịu không làm được.

– Tại sao? Anh có phải là đàn ông không?

– Phải, nhưng anh không thể làm được điều đó, dù thú thực với em, đã từ lâu anh rất muốn…

– Vì sao?

– Vì… anh chỉ mới quen vợ anh ta chút chút thôi…

  Mới sáng thức giấc, bà vợ tâm sự với chồng về gia đình nhà John hàng xóm. Bà vợ rất ghen tị vì gia đình họ rất hạnh phúc, vợ chồng luôn quấn quýt lấy nhau, mỗi sáng đi làm, John để thể hiện tình cảm với vợ bằng cách hôn vợ. Bà vợ rất muốn được chồng mình cũng làm như vậy mỗi sáng trước khi đi làm để tình cảm vợ chồng thắm thiết hơn nên đã nói với chồng. Nào ngờ ông chồng trong truyện cười không hiểu ý và đã tiết lộ từ rất lâu đã muốn hôn vợ của John nhưng không được.

Thế mới biết, có những Lời vàng ở Kinh/Sách mới nghe qua tưởng chừng dễ hiểu và hiểu như thế, nhưng không phải vậy. Như Lời Vàng được lặp lại nhiều lần ở nghi-thức phụng-vụ trong Đạo như sau:

“Còn anh em,
mắt anh em thật có phúc vì được thấy,
tai anh em thật có phúc, vì được nghe.
Quả thế, Thầy bảo thật anh em,
nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính
đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy,
mà không được thấy,
nghe điều anh em đang nghe,
mà không được nghe.”
(Mt 13: 16-17)

Thế mới hay, nhiều sự việc trong đời nghe qua cứ tưởng là như thế. Nhưng không hoàn toàn như thế. Bởi thế nên, tưởng cũng nên điều-nghiên/xem xét và học hỏi nhiều, mới hiểu được những điều cần phải hiểu cho rõ.

Thế đó, còn là những điều và những sự được bần đạo bầy tôi đây, vẫn đề nghị. Dù sao thì, trước khi ra đi chìm vào quên lãng, bạn hãy cùng tôi cùng chúng ta ngâm nga lời ca được nghễ sĩ cứ ê-a hát ở trên như sau:

Tôi đã yêu đã yêu như chết là hạnh phúc.
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc.
Còn điều chi em mải miết đi tìm.

Tôi đã đến cùng em và tôi biết.
Em cũng là như mọi người thôi.
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu.
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người.
(Phú Quang – bđd)

Nghe thế rồi, nay ta cứ hướng thẳng về phía trước mà hiên ngang tiến bước hát thêm câu, rằng:

Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá.
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rơi.
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp.
Khi thanh âm cũng bất lực như lời.

Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy.
Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời.
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc.
Em tìm gì khi thất vọng về tôi.
(Phú Quang – bđd)

 

Trần Ngọc Mười Hai
Tuy chưa hoá đá
Nhưng nhiều lúc cũng vỡ đôi
Trong cuộc đời,
Vì vẫn cứng lòng như đá.

Bài liên quan

Back to top button